Nhìn lại biến cố khiến Trung Quốc “kinh sợ” tàu sân bay Mỹ?

Hơn 20 năm trước, một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Á đã suýt đẩy hai nước đến chiến tranh, và đó là lần đầu tiên Trung Quốc được chứng kiến sức mạnh của tàu sân bay.

Theo tạp chí National Interest, sự kiện này được gọi là Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần ba, bắt đầu vào năm 1995. Khi đó, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên nhằm tìm nhà lãnh đạo mới của Đài Loan dự kiến được tổ chức vào năm 1996. Ông Lý Đăng Huy, khi đó là lãnh đạo Đài Loan, là người có chủ trương Đài Loan hóa, tức ông muốn Đài Loan trở thành một chính thể độc lập với Trung Hoa đại lục. Việc ông được mời để phát biểu tại Mỹ về việc dân chủ hóa Đài Loan đã khiến Bắc Kinh tức giận.

Nhìn lại biến cố khiến Trung Quốc “kinh sợ” tàu sân bay Mỹ? - ảnh 1

Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ.

Ban đầu, chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tỏ ra dè dặt trong việc cấp visa cho ông Lý, và một năm trước đó ông đã bị từ chối cấp visa vào Mỹ. Thế nhưng sự ủng hộ gần như tuyệt đối trong Quốc hội Mỹ đã khiến Nhà Trắng không có lựa chọn nào khác. Ông Lý được cấp visa sau đó, đến thăm trường Đại học Cornell - nơi ông từng theo học - vào tháng 6/1995 và có bài phát biểu tại đây.

Khi ông Lý đến Mỹ, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cảnh báo rằng: “Vấn đề Đài Loan rất nhạy cảm, giống như một thùng thuốc súng chỉ chờ được châm ngòi. Việc làm nóng vấn đề này là cực kỳ nguy hiểm, cho dù nó được Hoa Kỳ hay Lý Đăng Huy gây ra. Vết thương mà họ gây ra đối với Trung Quốc sẽ khiến người dân chúng tôi càng hiểu rõ Hoa Kỳ là một đất nước như thế nào”.

Vào tháng 8/1995, Trung Quốc tiến hành một loạt các cuộc diễn tập bằng tên lửa trên biển Hoa Đông. Mặc dù đây là động thái thường thấy, song có những đồn đoán cho rằng đây là một trong những bước đi thị uy của Trung Quốc nhằm đáp trả chuyến thăm của ông Lý cũng như cuộc bầu cử tại Đài Loan. Cuộc diễn tập có sự tham gia của Quân đoàn Pháo binh Số 2 của Trung Quốc và các máy bay chiến đấu F-7, một phiên bản sao chép máy bay MiG-21 của Nga. Không chỉ có vây, hàng trăm tàu cá Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải của đảo Mã Tố (Đài Loan).

Đến tháng 3/1996, Trung Quốc công bố tiến hành cuộc tập trận lần thứ tư kể từ sau chuyến thăm tới Đại học Cornell của ông Lý. Họ tuyên bố thực hiện một loạt cuộc thử nghiệm tên lửa ngoài khơi Trung Quốc, hướng về phía đảo Đài Loan. Trung Quốc đã phóng ba quả tên lửa, hai trong số đó đâm xuống biển tại vị trí cách thủ đô Đài Bắc chỉ hơn 48km và quả còn lại cách thành phố Cao Hùng 56km. Cả hai thành phố đều là những trung tâm thương mại lớn của Đài Loan và cuộc thử nghiệm tên lửa trên đã gây chấn động mạnh.

Trong lúc đó, lực lượng Hải quân Mỹ đã có mặt tại khu vực biển Hoa Đông. Tàu USS Bunker Hill, một tàu lớp Ticonderoga của Mỹ đã cập cảng ở phía Nam Đài Loan để theo dõi các hoạt động thử nghiệm của Trung Quốc. Thêm vào đó, tàu sân bay USS Independence của Mỹ từ Nhật Bản cùng các tàu Hewitt, O’Brien và McClusky thì đóng ở rìa phía Đông của đảo Đài Loan.

Không chỉ có vậy, sau khi các cuộc thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc diễn ra, tàu sân bay USS Nimitz đã rời vịnh Ba Tư và di chuyển về phía Thái Bình Dương. Đi cùng với tàu Nimitz còn có một loạt tàu chiến mang tên lửa như Port Royal, Oldendorf và Callaghan, cùng tàu khu trục USS Ford và tàu ngầm hạt nhân USS Portsmouth. Đội tàu này đã đóng tại biển Philippines, sẵn sàng hỗ trợ các tàu đang hoạt động ở Đài Loan.  Cả hai tàu sân bay đều chưa từng tiến vào eo biển Đài Loan.

Quân đội Trung Quốc đã không thể làm được gì khi các tàu sân bay Mỹ xuất hiện, và họ buộc phải giảm tần suất của các hoạt động diễn tập. Khi đó Trung Quốc đã bắt đầu phát triển kinh tế, nhưng không có một lực lượng quân sự có thể đe dọa đến các tàu chiến của Mỹ ở ngoài khơi.

Những gì xảy ra sau cuộc khủng hoảng này gần như ai cũng biết. Hai năm sau đó một doanh nhân Trung Quốc đã mua được thân tàu sân bay Riga của Nga với ý định biến nó thành một khu nghỉ mát. Thân tàu này sau đó được tân trang, lắp đặt những thiết bị quân sự và trở thành tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Bên cạnh đó, một tàu sân bay khác cũng được cho là đang được Trung Quốc chế tạo, và theo kế hoạch nước này mong muốn có ít nhất 5 tàu sân bay.

Nhìn lại biến cố khiến Trung Quốc “kinh sợ” tàu sân bay Mỹ? - ảnh 2

Tên lửa DF-21 do Trung Quốc sản xuất.

Cùng lúc đó, Quân đoàn Pháo binh Số 2 của Trung Quốc đã tham gia chế tạo tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21. Mục đích của tên lửa này là nhằm tấn công các tàu chiến cơ lớn như tàu sân bay, và trong trường hợp một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra, nó sẽ khiến Hải quân Mỹ phải dè chừng khi tiến vào gần Đài Loan.

Cuộc Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần 3 có thể nói là một bài học xương máu đối với Trung Quốc, và hải quân nước này đã học được nhiều điều từ sự kiện này. 22 năm sau, Trung Quốc có thể tấn công hoặc thậm chí đánh chìm một tàu sân bay của Mỹ. Không những đầu tư chế tạo mẫu hạm, họ còn bỏ công sức để phát triển các loại vũ khí có thể tiêu diệt tàu cỡ lớn của đối phương. Trong tương lai, Mỹ có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi hoạt động trên biển Hoa Đông.

Anh Tuấn (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !