Có đủ loại vắc xin Covid-19, vì sao tỷ lệ tiêm phòng ở nhiều nước EU vẫn thấp?

Các nước EU có đủ vắc xin Covid-19 để tiêm cho người dân, nhưng một số nước thành viên lại có tỷ lệ tiêm phòng thấp hơn nhiều so với láng giềng. 

Với tỷ lệ 3/4 dân số trưởng thành đã tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19, Liên minh châu Âu (EU) hiện dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm phòng. Tuy nhiên, trên thực tế, một số nước EU lại có tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 thấp hơn nhiều so với những nước láng giềng trong khối.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), một số nước EU gồm Ireland, Malta, Bồ Đào Nha và Đan Mạch đạt tỷ lệ tiêm phòng toàn dân gần 90%. Nhưng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 ở người trưởng thành tại Romani và Bulgari chỉ lần lượt là 33% và 22%.

{keywords}
Romani là một trong những nước có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 thấp nhất trong khối EU. (Ảnh: Reuters)

Vấn đề không phải do thiếu vắc xin. Bởi tất cả các nước trong khối đều được tiếp cận với những loại vắc xin Covid-19 mà EU cấp phép sử dụng như Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Một số nước còn tự do lựa chọn sử dụng thêm các loại vắc xin Covid-19 khác. Điển hình, Hungary đã mua vắc xin Covid-19 Sputnik của Nga để tiêm cho người dân.

“Họ có các loại vắc xin. Bất cứ ai muốn tiêm đều có thể tiêm”, ông Ivan Krastev, nhà khoa học chính trị người Bulgari và là thành viên ban sáng lập Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu nói với CNN.

Ông Krastev cho biết, Bulgari đang phải đối phó với tình trạng người dân chần chừ tiêm vắc xin Covid-19 do tác động của yếu tố bất ổn chính trị, thuyết âm mưu và thiếu niềm tin vào chính phủ.

“Mức độ mất niềm tin đang rất cao ở cả  Bulgari và Romani. Ngay cả cộng đồng y tế, bác sĩ, y tá cũng chần chừ tiêm vắc xin Covid-19. Do đó, không có gì lạ khi tỷ lệ tiêm phòng toàn dân tại hai nước này chỉ ở mức thấp”, ông Krastev nói thêm.

Trong khi đó, kể từ đầu tháng Chín, Romani và Bulgari đang phải chứng kiến số ca mới mắc Covid-19 tăng cao. Trong tuần trước, Romani báo cáo có hơn 45.000 ca mắc Covid-19 và hơn 800 người đã tử vong trong một tuần. Con số này tương đương với giai đoạn đỉnh điểm trong làn sóng Covid-19 thứ hai tại Romani hồi tháng Tư.

Hôm 30/9, ECDC đưa ra cảnh báo những nước trong khối có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 thấp sẽ đối mặt với nguy cơ chứng kiến số ca nhập viện và tử vong vì Covid-19 tăng mạnh trong mùa thu năm nay, nếu như các quốc gia này cho nới lỏng những biện pháp giãn cách xã hội.

ECDC nhấn mạnh thêm, các nước đang có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 thấp cần tìm hiểu lý do vì sao người dân chần chừ đi tiêm và nhanh chóng có biện pháp giải quyết vấn đề.

Ông Krastev cũng cho rằng, việc chính phủ Bulgari quá chú tâm tới chiến dịch tranh cử thay vì vận động người dân tiêm vắc xin là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tiêm phòng ở mức thấp.

Còn chính phủ Romani lại đổ lỗi cho việc những thông tin giả và thuyết âm mưu tràn lan trên mạng chính là nguyên nhân khiến người dân không mặn mà đi tiêm.

Ông Dimitar Dimitrov, Giám đốc Chương trình Roma tại Viện Xã hội Mở ở Sofia, cho rằng đối với nhiều người nhất là ở khu vực nông thôn, họ gặp khó trong quá trình tiếp cận các cơ sở tiêm chủng.

“Nếu như bạn phải bắt xe buýt hoặc đi tàu và di chuyển 100 km để tới bệnh viện và sau đó lại xếp hàng dài chờ đợi, chuyện này là phí thời gian và tiền bạc. Tiêm phòng vắc xin Covid-19 là miễn phí, nhưng để tới được điểm tiêm phòng lại tốn tiền”, ông Dimitrov cho hay.

Để giải quyết vấn đề, chính phủ Romani thông báo họ sẽ tăng cường thêm nguồn lực để đảm bảo những người gặp khó khi tiếp cận các cơ sở y tế vẫn sẽ được tiêm chủng. Cụ thể, các bác sĩ có thể tới tận nhà để tiêm cho người dân.

Chia rẽ Đông – Tây Âu

Trên thực tế, EU được chia thành 2 phần riêng biệt. Một nửa ủng hộ tiêm chủng và phần lớn người dân đã đi tiêm phòng vắc xin Covid-19. Phần còn lại phải thuyết phục đa số người dân còn đang mất niềm tin sâu sắc với các loại vắc xin Covid-19 đi tiêm.

EU có 27 nước thành viên. Ngoại trừ Hy Lạp có tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ đạt ít nhất là 70% ở người trưởng thành. Nhưng không có quốc gia Đông Âu nào đạt được ngưỡng như vậy.

 

{keywords}
EU có đủ các loại vắc xin Covid-19 nhưng tỷ lệ tiêm phòng ở nhiều nước thành viên vẫn thấp. (Ảnh: DW)

Để giải thích về sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm phòng trong khối EU, ông Krastev cho rằng có một lý do.

“Những quốc gia từng trải qua làn sóng Covid-19 thứ nhất khủng khiếp hơn vào năm 2020 như Italy hay Tây Ban Nha, khi mức độ sốc là cực lớn, họ đã đạt được thành công lớn hơn trong chương trình tiêm phòng toàn dân so với những nước hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ hai”, ông Krastev cũng nói thêm, chính phủ Bulgari trên thực tế là chưa từng thuyết phục người dân về việc tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 ở mức cao cần ưu tiên hàng đầu.

Bà Anna Nicińska, trợ lý giáo sư tại Viện Khoa học Kinh tế ở Đại học Warsaw, cho rằng lịch sử cũng đóng vai trò lớn tác động tới quyết định của người dân về việc tiêm phòng vắc xin Covid-19.

Do đó, theo bà Nicińska, ngay cả khi áp dụng quy định tiêm vắc xin Covid-19 nghiêm ngặt cũng không thể tăng tỷ lệ tiêm chủng ở những nước đang có mức độ tiêm phòng thấp.

“Quyết định tiêm vắc xin dựa trên niềm tin và việc ép buộc sẽ chỉ phản tác dụng. Nhiều nước có tư tưởng từ xưa là phản đối tiêm phòng, người dân cũng sẽ tìm cách để né tránh quy định tiêm chủng bắt buộc”, bà Nicińska nhận định.

EU thừa nhận, mức độ tiêm chủng thấp ở một số nước thành viên là vấn đề đáng lo ngại đối với khối.

“Chừng nào virus corona chưa bị đánh bại ở tất cả các nước thành viên, virus đơn giản là chưa hoàn toàn biến mất”, một phát ngôn viên của EU nói.

Theo EU, các nước đang phải tìm cách tăng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 cần tập trung vào những chiến dịch hướng tới đối tượng chần chừ tiêm ngừa, cũng như nhấm mạnh vào tầm quan trọng của khoa học.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng từng cảnh báo, châu Âu có thể phải chứng kiến 230.000 ca tử vong vì Covid-19 vào tháng 12 tới do tỷ lệ tiêm chủng đang chậm lại và các nước thiếu biện pháp hạn chế đi lại để kiểm soát dịch bệnh.

Mỹ có sẵn 40 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm mũi thứ 3 và cho trẻ nhỏ

Mỹ có sẵn 40 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm mũi thứ 3 và cho trẻ nhỏ

Với hơn 40 triệu liều vắc xin Covid-19 sẵn có, Mỹ tự tin đủ vắc xin tiêm phòng cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi nếu được thông qua và người tiêm mũi thứ 3. 

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !