Dàn chiến hạm Nga – Trung vờn quanh, Nhật Bản không khỏi lo lắng

Chứng kiến dàn chiến hạm Nga – Trung vờn quanh, Nhật Bản sẽ càng quyết tâm tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó trước các mối đe dọa tiềm tàng. 

Hạm đội gồm 10 tàu chiến của hải quân Nga và Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến hành tuần tra chung ở khu vực Thái Bình Dương. Các tàu chiến Nga – Trung đã hoàn thành gần một vòng xung quanh đảo chính của Nhật trước khi trở lại Trung Quốc.

Nga – Trung tuyên bố cuộc tuần tra chung là nhằm đảm bảo sự ổn định của khu vực. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, sứ mệnh trên có thể tạo ra tác động trái chiều, mà nói cách khác là làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, cũng như khiến chính phủ Nhật Bản quyết đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng để đối phó với sức mạnh quân đội Trung Quốc.

{keywords}
Dàn chiến hạm Nga – Trung lần đầu tiên tiến hành tuần tra chung trên Thái Bình Dương. (Ảnh: Reuters)

Hôm 23/10, Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố đoạn video ghi lại cuộc tuần tra chung đầu tiên giữa tàu chiến hải quân Nga – Trung ở Thái Bình Dương.

Quãng đường tuần tra của dàn chiến hạm Nga – Trung là khoảng 3.100 km và được tiến hành từ ngày 17 – 23/10. 

Đoàn tàu chiến hai nước đã đi qua eo biển Tsugaru, nằm giữa đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản, và eo biển Osumi ở ngoài khơi đảo Kyushu thuộc phía nam Nhật Bản.

Tàu chiến nước ngoài được phép di chuyển qua eo biển Osumi và Tsugaru, bởi đây là vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, phía Nhật Bản đã điều động lực lượng theo dõi sát sao mọi động thái của đoàn chiến hạm Nga và Trung Quốc.

“Chuyện này khiến Nhật Bản càng củng cố nhận định rằng, Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng với Nhật Bản. Do đó, Tokyo cần tăng cường chi tiêu quốc phòng, cũng như sẵn sàng đối phó với Bắc Kinh”, CNN dẫn lời ông Drew Thompson, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ và hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Chính sách Công Lee Kuan Yew thuộc Đại học Quốc gia Singapore.

Đội hình 10 tàu chiến của hải quân Nga – Trung cùng tham gia sứ mệnh tuần tra gồm có các tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tuần dương và tàu cung ứng.

Quân đội Trung Quốc cho biết thêm, các tàu quân sự của Nga và Trung Quốc cũng đã tách đoàn ngay trên biển Hoa Đông vào ngày 23/10. 

“Hoạt động tập trận chung và tuần tra chung càng giúp phát triển thêm mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga – Trung trong kỷ nguyên mới và cải thiện hiệu quả năng lực hoạt động chung của hai bên nhằm mục đích cùng duy trì sự ổn định chiến lược của khu vực và quốc tế”, Chuẩn Đô đốc Bai Yaoping thuộc Chiến khu Bắc Bộ của quân đội Trung Quốc nhấn mạnh.

Bộ Quốc phòng Nga cũng khẳng định, mục đích của cuộc tuần tra chung là thể hiện Nga – Trung muốn duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như bảo vệ các phương tiện phục vụ hoạt động kinh tế biển của hai nước.  

Tăng cường sức mạnh quân sự

Căng thẳng giữa Trung – Nhật gia tăng trong những năm gần đây mà đặc biệt liên quan tới tuyên bố chủ quyền của hai nước đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Bên cạnh đó, Trung Quốc không ngừng gia tăng sức ép quân sự với Đài Loan thông qua việc điều động hàng chục chiến đấu cơ hoạt động xung quanh hòn đảo này. Giới chức Nhật Bản cũng đã có tuyên bố nhấn mạnh, tình hình an ninh ở Đài Loan gắn liền với Nhật Bản. Nguyên nhân là do 90% nguồn năng lượng nhập khẩu vào Nhật Bản đi qua các khu vực quanh đảo Đài Loan.

Dù chi tiêu quốc phòng của quân đội Nhật Bản không thể sánh với Trung Quốc, nhưng Tokyo đã có động thái mở rộng năng lực quân sự như trang bị các tiêm kích hiện đại F-35, hay chuyển đổi tàu chiến sang tàu sân bay. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang trong quá trình đưa thêm các tàu khu trục và tàu ngầm tối tân để mở rộng phạm vi hoạt động cách xa bờ biển quốc gia.

Hôm 25/10, tàu khu trục chở trực thăng JS Kaga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, con tàu dường như sẽ được trang bị thêm các tiêm kích F-35, đã tham gia cuộc tập trận chung với nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Mỹ ở Biển Đông.

Trong giai đoạn mùa hè, hải quân Nhật Bản cũng đã thực hiện huấn luyện chung với các đối tác như Nhóm tác chiến tàu sân bay Anh do tàu sân bay HMS Queen Elizabeth dẫn đầu và với các tàu của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.

Theo ông Alessio Patalano, Giáo sư tại Đại học King's College ở London, Trung Quốc đều theo dõi sát sao những sự kiện trên. Và thông qua cuộc tuần tra chung giữa Nga – Trung, Bắc Kinh muốn thể hiện họ cũng có những đối tác cùng hành động.

“Trong mùa hè năm nay, hải quân Mỹ và các đối tác đã cho tăng cường mức độ tương tác ở Tây Thái Bình Dương. Đây được xem là điểm yếu của Bắc Kinh, và sứ mệnh tuần tra chung với Nga được xem là phản ứng từ phía Trung Quốc”, ông Patalano nhận định.

Trong khuôn khổ là đối tác quân sự, Nga – Trung đã cho tiến hành hàng loạt cuộc tập trận chung và sự kiện có quy mô lớn nhất là "Vostok 2018", nơi quân đội hai nước diễn tập liên minh cùng chiến đấu chống lại kẻ thù giả tưởng.

Hoạt động di chuyển qua eo biển Tsugaru và Osumi của dàn tàu chiến Nga – Trung đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Nguyên nhân là do tàu chiến của hải quân Mỹ và nước ngoài thường xuyên đi qua eo biển Đài Loan và họ nhiều lần bị Bắc Kinh cáo buộc gây bất ổn.

Tuy nhiên, eo biển Đài Loan có chiều rộng lớn hơn rất nhiều so với eo biển Tsugaru và Osumi. Cụ thể, ở vị trí hẹp nhất trên eo biển Đài Loan cũng có chiều rộng là 160 km. Còn eo biển Osumi, điểm hẹp nhất có bề rộng là 27 km.

Việc đi qua eo biển Tsugaru được cho là nhằm thể hiện các tàu chiến Trung Quốc có thể tiếp cận gần như thế nào với lãnh thổ Nhật Bản.

Điều này được thể hiện qua bản tin được các phóng viên có mặt trên một trong số tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Tsugaru nhắc tới.

“Chúng tôi hiện ở khu vực Tây Thái Bình Dương, chúng tôi có thể nhìn thấy máy bay của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản xuất hiện cách không xa ở phía sau. Họ đã đi theo chúng tôi ngay từ khi bắt đầu sứ mệnh tuần tra. Ngoài máy bay, họ còn điều động nhiều tàu thuyền để theo dõi nhằm thu thập thông tin tình báo”, các phóng viên Trung Quốc đưa tin.

Tàu chiến Nga đuổi theo chiến hạm Mỹ khi đang tập trận với hải quân Trung Quốc

Tàu chiến Nga đuổi theo chiến hạm Mỹ khi đang tập trận với hải quân Trung Quốc

Nga cáo buộc khu trục hạm Mỹ cố tình xâm nhập vùng biển cấm, giữa lúc hải quân Nga - Trung đang tiến hành tập trận chung. 

Minh Thu (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !