Nhật Bản, Châu Âu rục rịch chuẩn bị cấm vận dầu mỏ Iran

Ngay sau khi Iran chính thức khẳng định việc làm giàu uranium tại một cơ sở hạt nhân trong lòng núi, châu Âu và Nhật Bản đã hành động, đẩy nhanh tiến độ triển khai thêm trừng phạt, cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu dầu từ Iran.

Nhật Bản, Châu Âu rục rịch chuẩn bị cấm vận dầu mỏ Iran

Mỹ: phán quyết tử hình là đòn trả đũa

Iran liên tiếp 'chọc giận' Mỹ và phương Tây

Iran, Venezuela gọi Mỹ là mối đe dọa toàn cầu

UAE hoãn khai trương ống dẫn dầu qua Hormuz, thị trường dầu mỏ "xình xịch"

Nhật Bản, Châu Âu rụch rịch chuẩn bị cấm vận dầu mỏ Iran

Việc tuyên bố làm giàu uranium tại cơ sở hạt nhân Fordo đã làm đẩy nhanh các hành động chống lại Iran từ phương Tây.

Chỉ một ngày sau khi Iran khẳng định việc làm giàu uranium tại một cơ sở hạt nhân làm ngầm trong núi gần thành phố linh thiêng Qom và kết án tử hình một công dân Mỹ, Liên minh Châu Âu đã tiến hành sớm cuộc họp của các bộ trưởng bàn bạc đến những vấn đề trùng khớp với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đưa ra nhằm kìm hãm xuất khẩu dầu của Iran.

Nhật Bản cũng chuẩn bị những biện pháp thay thế trong trường hợp gia nhập lệnh cấm vận quốc tế về việc nhập khẩu dầu từ Iran bằng cách đề nghị Ảrập Xêút và Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất giúp bù đắp cho khoảng thiếu hụt có thể sẽ có.

Đặc phái viên của Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Liên Hợp Quốc (IAEA), đã phản ứng gay gắt về các phản ứng được đăng tải trên truyền thông hôm thứ hai về hoạt động làm giàu uranium ở cơ sở Fordo. Phương Tây cho rằng hoạt động này là nhằm phát triển vũ khí hạt nhân chứ không phải là dùng vào mục đích dân sự như Iran vẫn tuyên bố.

Trả lời hãng tin ISNA của Iran, ông Ali Asghar Soltanieh nhấn mạnh rằng cơ sở Fordo đã được đặt dưới sự giám sát của IAEA được hai năm và kết luận rằng phản ứng của phương Tây có "mục đích chính trị". Lãnh đạo Tehran đang phải chịu sức ép từ nền kinh tế xa xút do các lệnh trừng phạt, chuẩn bị phải đối mặt với một cuộc bầu cử quốc hội trong nước và vẫn thường buộc tội các thế lực phương Tây đang tìm cách lật đổ chính quyền Iran.

Tại thủ đô Brussels, Bỉ, Liên minh Châu Âu thông báo sẽ đẩy cuộc họp lên sớm 1 tuần. Tại cuộc họp này khối liên minh dự kiến sẽ khẳng định việc đưa ra lệnh cấm vận nhập khẩu dầu từ Iran.

Chính phủ 27 nước thành viên của khối hiện nay vẫn đang tranh cãi về giải pháp thay thế cho các nước hiện đang phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu từ Iran.

Quyết định đẩy mạnh việc làm giàu uranium tại cơ sở Fordo sâu trong lòng đất của Iran có thể cuối cùng sẽ khiến mọi việc trở nên khó hơn cho các lực lượng của Mỹ và Israel triển khai các "đòn" đe dọa phủ đầu ở các cơ sở hạt nhân của Iran. Việc này có thể sẽ rút ngắn khung thời gian tiến hành các hoạt động ngoại giao để ngăn chặn một cuộc tấn công.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ 2 gọi hoạt động làm giàu uranium tại cơ sở Fordo là "sự leo thang gia tăng" về những vi phạm nghị quyết quyết Liên Hợp Quốc của Iran.

Pháp đã lên tiếng kêu gọi áp dụng các biệp pháp cứng rắn chưa từng có đối với Iran. Đức và Anh cũng lên tiếng chỉ trích nước này. Những nước khác là bạn hàng lớn của Iran như Hy Lạp và Ý thì đang tìm cách trì hoãn để kịp cắt giảm lượng dầu nhập khẩu.

Thách đố

Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad và tổng thống Venezuela, Hugo Chavez đã chế nhạo sự phản bác của Mỹ và hài hước về chuyện sở hữu bom nguyên tử.

"Bất chấp việc những kẻ ngạo mạn không muốn chúng ta ở bên nhau, chúng ta sẽ mãi mãi đoàn kết", lãnh đạo Iran nói với người đồng nhiệm trong chuyến thăm thủ đô Caracas.

Ngay trước thềm năm mới, tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thông qua bộ luật cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính cứng rắn nhất đối với Iran. Nếu như lệnh này được triển khai đồng bộ sẽ đồng nghĩa với việc ngăn chặn hầu như toàn bộ các nước có thể chi trả cho việc mua dầu của Iran.

Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc và Đức đã đổ vỡ từ 2 năm trước. Những nỗ lực nối lại vòng đàm phán đã bị nhấn chìm sau việc Iran từ chối đàm phán về quyền làm giàu uranium của nước này.

Mỹ và Israel tuyên bố để ngỏ khả năng tiến hành một cuộc tấn công quân sự trong trường hợpcác biện pháp đàm phán ngoại giao về chương trình hạt nhân không đạt được kết qủa như mong đợi.

Hai năm trước, Iran chỉ thông báo cho IAEA về việc xây dựng cơ sở hạt nhân Fordo trong lòng núi sau khi phát hiện ra đã bị cơ quan tình báo phương tây lật tẩy.

Sau nhiều năm các lệnh trừng phạt chỉ có những ảnh hưởng qua loa thì giờ đây, với một loạt các lệnh trừng phạt mới ban hành đã bắt đầu gây ra tổn thất thực sự cho Tehran.

Tuy nhiên, Iran vẫn thách thức. Trong một đoạn diễn văn được phát trên truyền hình nước này, lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei nói: "các lệnh trừng phạt do kẻ thù áp đặt lên Iran sẽ không ảnh hưởng đến quốc gia của chúng ta. Người dân Iran tin vào các lãnh đạo".

Hoa Tạ

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !