Ngư dân Philippines mong tân tổng thống ngăn được Trung Quốc

Theo Reuters, ngư dân Philippines đang mong chờ một tân tổng thống có lập trường thật cứng rắn, ngăn được sự quấy nhiễu của Trung Quốc, giúp họ tiếp tục kế sinh nhai ở Biển Đông.

Reuters cho hay, con tàu đánh cá Marvin, giống như nhiều con tàu đánh cá khác, đã phải dừng công việc của mình cách đây 4 năm, và đang “nằm dài” trên một bãi biển ở thành phố Masinloc của Philippines. Nó đã bị lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc xua đuổi khi đang đánh bắt ở ngư trường truyền thống của mình.

10 thành viên thủy thủ đoàn đã từng mưu sinh trên khu vực Bãi cạn Scarborough, cách bờ khoảng 124 hải lý. Nhưng kể từ khi tàu tuần tra Trung Quốc tiến vào bãi cạn, xua đuổi và quấy nhiễu họ, họ đã buộc phải bỏ nghề đánh cá và bươn chải với nhiều việc như chạy xe ôm để kiếm sống.

Ngư dân Philippines mong tân tổng thống ngăn được Trung Quốc - ảnh 1

Một ngư dân đang sửa thuyền tại một bãi biển ở thành phốMasinloc, Philippines.

Đây là tình trạng chung của nhiều ngư dân Philippines. Họ mong mỏi một ngày được trở lại đánh cá  và hy vọng cuộc bầu cử ngày 9/5 tới sẽ chọn ra được một vị tổng thống có khả năng đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.

Theo họ, Tổng thống đương nhiệm Benigno Aquino vẫn chưa đủ mạnh mẽ khi đối đầu với Bắc Kinh. Trong khi đó, ứng viên hàng đầu Rodrigo Duterte đến từ thành phố Davao, luôn có phát ngôn cứng rắn và khẳng định sẽ cương quyết hơn với Bắc Kinh.

Ông Biany Mula, thuyền trưởng của tàu Marvin nói: “Chúng tôi muốn có một tổng thống mạnh mẽ hơn để buộc Trung Quốc phải rời các vùng biển của Philippines”. Biany cho rằng, khu vực Bãi cạn Scarborough là của Manila, không phải của Bắc Kinh.

Ngư dân Philippines mong tân tổng thống ngăn được Trung Quốc - ảnh 2

Một chiếc tàu Philippines đã từng đánh cá ởBãi cạn Scarborough.

Theo Reuters, đây cũng là tâm lý chung của nhiều ngư dân Việt Nam và Malaysia, những người cũng luôn bị tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của các tàu cảnh sát biển, quấy nhiễu khi đang đánh bắt ở ngư trường truyền thống của họ.

Với quân đội tương đối nhỏ và được trang bị yếu hơn rất nhiều, Philippines không muốn đối đầu với Trung Quốc, nhưng họ luôn lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông và bảo vệ quyền khai thác đối với các vùng biển ven bờ.

Manila cũng đã khiến Trung Quốc tức giận khi kiện nước này lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan về đường 9 đoạn phi lý mà Bắc Kinh tự vẽ ra hòng độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc luôn khẳng định sẽ không chấp nhận phán quyết của PCA, dự kiến sẽ được công bố trong vài tháng tới.

Ngư dân Philippines mong tân tổng thống ngăn được Trung Quốc - ảnh 3

Nhiều ngư dân Philippines đã không thể ra khơi vì bị tàu Trung Quốc xua đuổi, quấy nhiễu.

Một số ngư dân Philippines rất lạc quan về việc tân tổng thống sẽ tìm ra được một giải pháp để đối phó với Bắc Kinh. Ngư dân Alexander Manzano nói: “Tôi sẽ đi bỏ phiếu bởi một ai đó sẽ giải quyết được vấn đề tại Bãi cạn Scarborough. Tôi tin sẽ có người xử lý được việc này. Đó là lí do tôi sẽ đi bầu cử”. Anh vừa nói vừa cố sửa lại con tàu của mình.

Người mà nhiều ngư dân đang mong đợi đó là ông Rodrigo Duterte, ứng viên đang dẫn đầu trong các cuộc khảo sát trước bầu cử. Ông đã nhiều lần tuyên bố sẽ áp dụng những biện pháp hết sức cứng rắn để loại trừ tội phạm và tham nhũng.

Khi tranh luận về đề tài tranh chấp ở Biển Đông, ông cho biết sẽ không đặt hải quân Philippines vào tình thế nguy hiểm, nhưng cũng không để Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Reuters cho hay, với Mỹ, đồng minh chính của Philippines, việc ông Duterte đắc cử tổng thống có thể dẫn tới nhiều điều đáng lo ngại. Một quan chức Mỹ quan sát kĩ cuộc bầu cử tại Philippines cho biết, lập trường của ông Duterte về vấn đề Biển Đông rất mâu thuẫn khi pha trộn giữa sự hiếu chiến và cả những thông điệp hòa giải trong việc đối phó với Bắc Kinh.

Reuters dẫn lời ông Murray Hiebert, một chuyên gia Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, khẳng định, ông Duterte dường như chưa suy nghĩ thấu đáo khi đưa ra các lời bình luận.

Cũng giống như Washington, Bắc Kinh không bày tỏ quan điểm ủng hộ ứng viên nào sẽ trở thành tân Tổng thống Philippines.

Reuters cho hay, quân đội Philippines bị cấm thảo luận về cuộc bầu cử, nhưng một số sĩ quan cấp cao cho biết họ sẵn sàng chào đón việc ông Duterte trở thành tổng tư lệnh của họ.

Ông Duterte nhiều lần cam kết sẽ nghiền nát các phần tử Hồi giáo cực đoan đứng sau nhiều vụ bắt cóc tống tiền, cũng như hứa hẹn sẽ chăm sóc tốt hơn cho binh sỹ, hay đặt an ninh quốc gia là ưu tiên hàng đầu.

Nhiều người khác thì hy vọng ông Duterte sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập hơn, thông qua các liên minh ngoại giao rộng hơn và tìm nhiều nguồn cung cấp vũ khí quân sự hơn để tránh lệ thuộc quá nhiều vào Washington.

Một sĩ quan nói: “Giờ không phải thời kì Chiến tranh Lạnh. Chúng ta có thể tăng cường khả năng của mình dưới sự giúp đỡ của nhiều đồng minh khác, chứ không chỉ mỗi Mỹ”.

Trong khi đó, đối với các ngư dân, vấn đề cấp bách nhất là tìm cách cho họ được đánh cá trở lại.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Reuters của Anh, một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !