Nga sẽ đưa quân bảo vệ Armenia trong cuộc xung đột với Azerbaijan?

Xung đột biên giới giữa Armenia và Azerbaijan đang ngày càng nghiêm trọng, 5.000 quân Nga ở Armenia đã sẵn sàng tham chiến nếu tình hình xấu đi.

Theo báo cáo của Sputnik, xung đột ở biên giới giữa hai quốc gia Nam Caucasus là Armenia và Azerbaijan đã diễn ra từ ngày 12/7 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cả 2 bên đã xảy ra thương vong, Azerbaijan cho biết họ mất 11 quân nhân và 1 thường dân, còn Armenia cho biết 4 binh sĩ của họ đã thiệt mạng.

{keywords}
 Xung đột Armenia và Azerbaijan ngày càng căng thẳng và đã có thương vong. Nguồn: Sohu.

Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, 2 sĩ quan cao cấp, Thiếu tướng Polad Hashimov và Đại tá Ilgar Mirzayev, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ ngày 14/7 cùng 5 quân nhân khác. Trong khi đó, giới chức Armenia cho hay, các máy bay không người lái (UAV) của Azerbaijan đã phát động một cuộc tấn công vào thị trấn Berd thuộc tỉnh Tuvush, nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự, trong đó Armenia đã bắn hạ tới 13 UAV của Azerbaijan từ ngày 12/07 đến nay. Đáng chú ý, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Armenia, ông Shushan Stepanyan cho biết, quân đội Azerbaijan dùng dân thường làm lá chắn, triển khai pháo binh gần làng Dondar Gushchu ở quận Tovuz, cách biên giới khoảng 10 km.

Tuy nhiên, quân đội Azerbaijan phủ nhận việc mất UAV và thay vào đó tuyên bố lực lượng của họ đã bắn hạ một số UAV Armenia và phá hủy một hệ thống pháo binh Armenia cùng khẩu đội. Armenia cũng cáo buộc Azerbaijan phát động các cuộc tấn công mạng trên các trang web của Chính phủ Armenia.

Hiện nay, tình hình có dấu hiệu leo thang khi hôm 14/7, các máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Armenia đã cất cánh mà chưa rõ các máy bay này đến chi viện cho lực lượng Armenia ở biên giới hay tiến hành huấn luyện quân sự ở khu vực khác.

Su-30 vẫn là một máy bay chiến đấu có khả năng răn đe nhất định của Armenia, máy bay này có tổng cộng 12 giá treo tên lửa và bom, 8 giá dưới cánh, 4 giá ở thân máy bay, đáng chú ý, máy bay này có thể mang theo số lượng đạn dược tương đối lớn, lên đến 8 tấn, trong đó có thể mang 8 tên lửa tầm trung P-Su-3027P1 hoặc P-27PΘ1 dẫn đường bán chủ động để thực hiện các hoạt động tấn công tầm cao. Ngoài ra, nó còn có thể mang theo nhiều loại tên lửa hiện đại khác như R-77, YPP-73 hay X-29T, X-29II hoặc X-29MII.

Trước đó, tại khu vực giao tranh với Azerbaijan, Quân độ Armenia bố trí tới gần 1 nửa quân lực gồm 21.363 lính cùng 316 xe tăng, 324 xe thiết giáp, 322 pháo cỡ nóng từ 122mm trở lên cùng 44 hệ thống pháo phản lực bắn loạt và nhiều tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại. Gần khu vực nóng, Không quân Armenia duy trì lực lượng gồm 2 máy bay cường kích Su-25, 5 trực thăng tấn công Mi-24 và 5 trực thăng khác.

{keywords}
Một ngôi làng của Armenia bị pháo binh Azerbaijan tập kích hôm 14/7. Nguồn: Sohu.

Armenia và Azerbaijan từng là thành viên của Liên Xô cũ và có mối quan hệ căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp Nagorno-Karabakh, vùng đất không giáp biển tại Nam Kavkaz trước khi Liên Xô tan rã. Sau khi tách ra khỏi Liên Xô, hai nước này đã sử dụng lực lượng vũ trang của mình để tranh đấu với nhau vì vấn đề này. Hiện, Nga là quốc gia hỗ trợ cho Armenia, trong khi đó, Azerbaijan đã nhận được sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ và có “bóng dáng” của Mỹ.

Armenia là quốc gia ủng hộ Nga tuyệt đối trong vấn đề Ukraine và quốc gia này cũng không có bất kỳ mối quan hệ sâu sắc nào với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, đồng thời Armenia cũng không muốn gia nhập NATO để tìm kiếm sự hỗ trợ an ninh.

Hiện, Nga đang đồn trú dài hạn tại Armenia khoảng 2 lữ đoàn bộ binh, tổng quân số lên đến 5.000 quân. Cùng với đó, Nga cũng cung cấp một lượng lớn vũ khí và trang thiết bị cho quân đội Armenia, bao gồm cả hệ thống tên lửa Iskander có tính răn đe mạnh mẽ nhất của Nga. Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không Sam-8 của Nga cũng được triển khai ở biên giới giữa Armenia và Azerbaijan.

Lý giải về việc Nga tăng cường hỗ trợ cho Armenia, giới quan sát cho rằng, mục đích của hành động này là để Armenia duy trì hiện trạng ở khu vực Nam Kavkaz, đây là một vùng địa chính trị trong vùng lân cận của phía nam dãy núi Kavkaz nằm trên biên giới Đông Âu và Tây Á. Nếu Armenia không có lực lượng đủ mạnh, thì Azerbaijan với sức mạnh quân sự vượt trội và được hậu thuẫn của nhiều bên sẽ từng bước xâm chiếm khu vực này.

Ngày 13/7, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố bày tỏ quan ngại và khẳng định, việc leo thang căng thẳng hơn nữa, đe dọa tới an ninh khu vực là điều không chấp nhận được, đồng thời kêu gọi các bên đối địch kìm chế và tuân thủ nghiêm ngặt lệnh ngừng bắn, cũng như khẳng định Moscow sẵn sàng có những hỗ trợ cần thiết để ổn định tình hình.

Cùng ngày, phát biểu với báo giới tại Moscow, Đại sứ Azerbaijan tại Nga Polad Bulbul-oglu tuyên bố, nước này có ý định lấy lại vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh và do đó, xung đột ở khu vực biên giới với Armenia có thể biến thành hành động chiến sự quy mô lớn.

Theo Sputnik, trong trường hợp cuộc xung đột này leo thang, nếu Thổ Nhĩ Kỳ hay Mỹ âm thầm có những “động tác” hỗ trợ Azerbaijan, 5.000 quân Nga có thể xem xét trực tiếp tham gia để bảo vệ Armenia. Hiện, đã có nhiều trực thăng quân sự Nga xuất hiện và bay quần dọc theo biên giới giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ và NATO xúi giục Ukraine 'đùa' với gấu Nga?

Mỹ và NATO xúi giục Ukraine 'đùa' với gấu Nga?

Quan chức Nga đã đưa ra cảnh báo “sắc lạnh” về các tuyên bố chiến tranh của Ukraine gần đây, sau khi nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ từ Mỹ và NATO.

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !