Mỹ mang tới cho Trung Đông sự hỗn loạn?

“Trên thực tế Mỹ đang cản trở sự ổn định trong khu vực nhiều hơn là thực hiện nhiệm vụ của người bảo lãnh”, ông Parsi viết trên tạp chí Foreign Policy.

RT đưa tin, Cựu chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mỹ - Iran, ông Trita Parsi cho biết với tạp chí Foreign Policy, vụ ám sát tướng Iran Qasem Soleimani có thể đẩy Trung Đông vào cuộc xung đột sau một thời gian tìm kiếm các giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết mâu thuẫn.

Mỹ lại một lần nữa can thiệp vào khu vực và chỉ góp phần lan truyền sự hỗn loạn. Trong vòng hơn 10 năm qua, Mỹ luôn theo đuổi nguyên tắc cho rằng, nếu không có sự can thiệp của Washington thì Trung Đông sẽ rơi vào sự hỗn loạn hoặc tệ hơn nữa. Iran sẽ hồi sinh Đế quốc Ba Tư và “nuốt chửng toàn bộ khu vực”.

“Trên thực tế Mỹ đang cản trở sự ổn định trong khu vực nhiều hơn là thực hiện nhiệm vụ của người bảo lãnh”, ông Parsi viết trên tạp chí Foreign Policy.

Cụ thể, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham chiến với Iran sau một loạt vụ tấn công của nước này hồi năm ngoái nhằm Ả Rập Saudi và tuyên bố về ý định rút quân khỏi khu vực không góp phần “lan truyền sự hỗn loạn” hay “tâm trạng hung hăng”.

Tổng thống Mỹ Donald Trumpcan thiệp vào khu vực và chỉ góp phần lan truyền sự hỗn loạn. Ảnh:Reuters.

Theo ông Parsi, ngược lại điều này dẫn đến sự xuất hiện của “ngoại giao khu vực” và tìm kiếm cơ hội để giải quyết một cách độc lập các cuộc xung đột bằng con đường hòa bình.

Đặc biệt, sự bảo trợ của Mỹ đã cho phép Ả Rập Saudi có thể thúc đẩy hoạt động và gây ra bất ổn trong trong khu vực, dẫn đến phản ứng tiếp theo từ phía Iran.

Đồng thời, trong trường hợp không có sự “hỗ trợ” của Mỹ, vương quốc này đã tăng cường đàm phán trực tiếp với người Hussites ở Yemen để giảm bớt căng thẳng với Iran. Ngoài ra, Ả Rập Saudi đã tái lập quan hệ ngoại giao với Qatar.

Tác giả của bài viết không phủ nhận rằng một số biện pháp này có thể là chiến thuật hơn là chiến lược. Ả Rập Saudi đã giảm căng thẳng trong quan hệ với Qatar và người Hussites để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc đối đầu với Tehran trong tương lai hoặc để phục hồi bản thân trong mắt cộng đồng quốc tế sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi của tờ The Washington Post.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi chính sách ngoại giao như vậy có thể được Mỹ phát triển, thì vụ ám sát tướng Iran Qasem Soleimani ở Iraq một lần nữa đã đẩy khu vực vào cuộc xung đột. Điều đó đồng nghĩa với những hành động ngoại giao của Mỹ trong khu vực trước đây sẽ trở nên vô nghĩa.

Chỉ huy Lực lượng Quds Tướng Qasem Soleimani. Ảnh:Reuters.

“Nói cách khác, cũng giống như trước đây, dường như Trung Đông có nhiều khả năng rơi vào tình trạng hỗn loạn với sự tham gia của Mỹ hơn là khi không có họ”, ông Parsi kết luận.

Căng thẳng Mỹ - Iran ở Trung Đông leo thang tới đỉnh điểm sau cái chết của Tướng Qasem Soleimani, Chỉ huy Lực lượng Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tại khu vực gần sân bay quốc tế Baghdad hôm 3/1.

Để trả thù cho Tướng Soleimani, vào rạng sáng ngày 8/1, Iran đã cho phóng hàng chục tên lửa nhằm vào các cơ sở hoạt động của quân đội Mỹ ở thành phố Erbil và căn cứ không quân Ayn al-Asad ở Iraq.

Theo truyền thông Iran, khoảng 80 người đã thiệt mạng. Ngoài ra, nhiều trực thăng và máy bay quân sự của Mỹ đã bị “thiệt hại nặng nề” sau đòn tấn công của 15 tên lửa Iran.

Trước đó, thư ký Hội đồng An ninh Tối cao Iran Ali Shamkhani, tuyên bố đã có 13 kịch bản trả thù Mỹ về vụ giết tướng Soleimani, thậm chí là “nhỏ nhất” trong số đó cũng “sẽ trở thành cơn ác mộng đối với nước Mỹ”.

Thanh Tuấn (lược dịch)
Từ khóa: Trung Đông căng thẳng Mỹ - Iran Chỉ huy Lực lượng Quds Tướng Qasem Soleimani Tổng thống Mỹ Donald Trump Iran - Mỹ căng thẳng Trung Đông Hội đồng An ninh Tối cao Iran Ali Shamkhani Cựu chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mỹ - Iran Trita Parsi

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !