Mỹ lên tiếng về luật biển mới của Trung Quốc

Mỹ bày tỏ quan ngại về luật biển mới được Trung Quốc ban hành mà trong đó cho phép lực lượng hải cảnh dùng vũ lực chống lại các tàu thuyền nước ngoài.

Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hôm 19/2 rằng, Mỹ đang quan ngại về bộ luật bảo vệ bờ biển mới được Trung Quốc ban hành. Mỹ cho rằng, bộ luật này có thể làm leo thang các tranh chấp hàng hải và có thể làm gia tăng những tuyên bố chủ quyền phi lý.

{keywords}
Tàu của hải cảnh Trung Quốc xuất hiện trên biển Hoa Đông. (Ảnh: AP)

Trung Quốc, quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông và với một số nước Đông Nam Á ở Biển Đông, đã thông qua bộ luật mới nhằm cho phép lực lượng hải cảnh nước này nổ súng bắn các tàu nước ngoài. Cụ thể, bộ luật mới cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc “sử dụng mọi biện pháp cần thiết” bao gồm vũ khí để chống lại các tổ chức và cá nhân nước ngoài vi phạm cái mà Bắc Kinh gọi là chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.

Trong buổi họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố Washington “đặc biệt quan ngại về ngôn từ sử dụng trong bộ luật của Trung Quốc trong đó nhấn mạnh tới nguy cơ sử dụng vũ lực bao gồm các lực lượng vũ trang do hải cảnh Trung Quốc thực hiện nhằm cưỡng chế các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc, cũng như các tranh chấp chủ quyền và hàng hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông”.

Cũng theo ông Price, những ngôn từ này “thể hiện rõ ràng bộ luật của Trung Quốc có thể được dùng để hăm dọa các nước láng giềng của Trung Quốc”.

“Chúng tôi càng quan ngại hơn về việc Trung Quốc có thể viện dẫn bộ luật mới để khẳng định các tuyên bố chủ quyền đơn phương trên Biển Đông, vốn đi ngược lại với phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016”, ông  Price nhắc lại việc Tòa trọng tài quốc tế đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông vào năm 2016.

Theo đó, phán quyết của tòa đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm cái gọi là “đường chín đoạn”. Bởi theo Tòa trọng tài quốc tế, đây là tuyên bố chủ quyền không có cơ sở pháp lý.

Phán quyết cũng nhắc tới việc Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines khi can thiệp vào hoạt động đánh cá và khai thác dầu khí của Philippines. Phán quyết lên án hành động Trung Quốc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Về phần mình, Trung Quốc lên tiếng chỉ trích và khẳng định không công nhận và thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Ông Price cho biết thêm, Mỹ tái xác nhận tuyên bố được đưa ra hồi tháng 7/2020. Vào thời điểm đó, Ngoại trưởng Mỹ là ông Mike Pompeo đã phủ nhận những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông và xem đây là hành động “hoàn toàn phi pháp”.

Ông Price cũng cho hay, Mỹ “kiên định” đối với các cam kết trong liên minh với Nhật Bản và Philippines.

Mỹ đã ký kết các hiệp ước quốc phòng song phương với cả Nhật Bản và Philippines. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng thường xuyên điều động tàu thuyền tới biển Hoa Đông và Biển Đông để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên hai vùng biển này.

Hồi tháng Một, Philippines đã gửi công hàm phản đối bộ luật mới của hải cảnh Trung Quốc khi xem đây là “mối đe dọa chiến tranh”.

Minh Thu (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !