Vì sao Mỹ quyết loại bỏ hàng loạt 'ông lớn' công nghệ của Trung Quốc?

Mỹ đang hướng “mũi giáo” của mình vào ngành công nghệ của Trung Quốc, đây là hành động leo thang mới nhất của Washington trong cuộc cạnh tranh toàn diện với Bắc Kinh.

Với lý do an ninh quốc gia, Mỹ đã bắt đầu hướng mũi nhọn đến các công ty công nghệ, viễn thông của Trung Quốc trên đất Mỹ. Động thái này của Mỹ được xem như là hành động nhằm “dập tắt” ý định cạnh tranh vị trí số một của Trung Quốc với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ, đồng thời cũng là sự “trừng phạt” đối với Trung Quốc.

Theo thông tin từ Bloomberg và Reuters, ngày 5/8 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã một lần nữa tuyên bố, Mỹ đang tăng cường việc loại bỏ các ứng dụng mà Mỹ cho là không đáng tin cậy của Trung Quốc như TikTok và WeChat ra khỏi mạng kỹ thuật số của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia.

Theo đó, Ngoại trưởng Mỹ đã kêu gọi các công ty Mỹ chấm dứt quan hệ với các công ty công nghệ của Trung Quốc để thực hiện kế hoạch “làm sạch không gian mạng” của Mỹ. Kế hoạch này bao gồm 5 nội dung lớn, trong đó có việc ngăn chặn các công ty công nghệ, viễn thông của Trung Quốc “tiếp cận” với các thông tin nhạy cảm của người dân và các công ty Mỹ.

{keywords}
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Nguồn:Sina

Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg và Reuters, Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, ứng dụng TikTok và WeChat của Trung Quốc đang thu thập những thông tin của người dân Mỹ, điều đó là sự uy hiếp lớn đối với an toàn thông tin cá nhân của người dân Mỹ. Do đó, ông Mike Pompeo thúc giục Apple và Google xóa bỏ các ứng dụng trên điện thoại di động bất chấp đại diện của TikTok tuyên bố tất cả các thông tin cá nhân của người dùng ứng dụng này đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Cùng với đó, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố, Mỹ đang nỗ lực để ngăn chặn các điện thoại thông minh của Huawei tải các ứng dụng của Mỹ, đồng thời một lần nữa cáo buộc Huawei đánh cắp thông tin cá nhân người dùng ở Mỹ và cho đó là hành vi vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, Mỹ cũng đang “để mắt” đến hàng loạt các công ty Trung Quốc như như Alibaba, Baidu, China Mobile, China Telecom và Tencent...

Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Mỹ trong việc ngăn chặn các hoạt động thu thập thông tin người dùng được tiến hành bởi các ứng dụng và các công ty viễn thông Trung Quốc, kể cả các thông tin quyền sở hữu trí tuệ đối với các nghiên cứu chế tạo vắc xin chống Covid-19.

Giới truyền thông nhận định, mặc dù những tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Mỹ không phải nhằm đưa ra tối hậu thư hay các điều khoản mang tính ràng buộc đối với các công ty viễn thông Trung Quốc, nhưng những tuyên bố này thể hiện sự “nâng cấp” trong việc “khai tử” đối với các công ty viễn thông Trung Quốc của chính quyền của Tổng thống Donal Trump. Trước đó vài ngày, sau khi đe dọa “xóa sổ” TikTok trên đất Mỹ thì chính quyền Trump lại muốn xúc tiến thương vụ mua lại TikTok với ý đồ mang lại một khoản lớn cho Bộ Tài chính Mỹ.

{keywords}
Ngành công nghệ của Trung Quốc đang đe dọa vị trí số 1 của Mỹ. Nguồn: Sina.

Cuối tháng 7/2020, Tổng thống Trump đã hé lộ về ý định "cấm cửa" TikTok. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Do các quan ngại về TikTok, chúng tôi sẽ cấm ứng dụng ở Mỹ. Tôi có quyền đó và tôi có thể làm việc này bằng một sắc lệnh hành pháp”. Động thái của người đứng đầu nhà Trắng diễn ra sau khi nhiều thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng TikTok có thể bị lợi dụng làm công cụ can thiệp vào bầu cử tổng thống của nước này.

Nhiều hãng thông tấn trước đó đưa tin, ông Trump đang cân nhắc "vài biện pháp tùy chọn" liên quan đến ứng dụng điện thoại của Trung Quốc, kể cả cấm lưu hành trên đất Mỹ. Có nhiều thông tin cho rằng, Microsoft có thể sẽ mua lại TikTok khi ứng dụng này bị cấm tại Mỹ, tuy nhiên người phát ngôn của Microsoft và TikTok từ chối bình luận về bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào. Cũng do lo ngại các vấn đề an ninh, Ấn Độ gần đây đã cấm 59 ứng dụng di động của Trung Quốc, Australia cũng cảnh báo sẽ thực hiện động thái tương tự.

Trong những năm gần đây, Washington đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh đang tăng tốc giành vị trí lãnh đạo toàn cầu trong các ngành công nghệ chính, bằng cách bơm tiền thúc đẩy loạt sản phẩm mới.

Trong kế hoạch tổng thể do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 10.000 tỉ nhân dân tệ (1.400 tỉ USD) trong sáu năm đến 2025 cho công nghệ. Sáng kiến cơ sở hạ tầng công nghệ mới dự kiến được thực hiện chủ yếu bởi các công ty trong nước như Alibaba, Huawei hay SenseTime.

Khi chủ nghĩa dân tộc trong công nghệ đang lên cao, khoản đầu tư này sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài, tương tự các mục tiêu đã đề ra trước đây trong chương trình "Made in China 2025" . Chương trình này của Trung Quốc đã nhận sự chỉ trích dữ dội từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, khiến Washington đưa ra những động thái ngăn chặn sự trỗi dậy của các hãng công nghệ Trung Quốc như Huawei, và Tiktok được coi là “phát súng” đầu tiên của Mỹ.

Trung Quốc bị thiệt hại nặng bởi lũ lụt và thiên tai trong tháng 7/2020

Trung Quốc bị thiệt hại nặng bởi lũ lụt và thiên tai trong tháng 7/2020

Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã đưa ra những con số “lịch sử” về thiệt hại của Trung Quốc do thảm họa thiên nhiên trong tháng 7/2020.

Đức Trí (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !