Mỹ dùng TPP để "vững chân" ở châu Á?

Quyết tâm của Mỹ trong suốt 7 năm qua nhằm đưa tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đi tới vòng cuối không ngoài nhằm mục đích giúp Mỹ tăng khả năng điều hành kinh tế và chính trị ở châu Á.

Thỏa thuận TPP với 12 thành viên tham dự bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản là hiệp định tự do thương mại lớn nhất từng được ký kết trong khu vực Thái Bình Dương. 

Nếu được Quốc hội Mỹ thông qua, TPP sẽ xóa bỏ hàng loạt hàng rào thuế quan liên quan tới nhiều mặt hàng và thiết lập các quy tắc chung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền lao động, môi trường và nhiều lĩnh vực khác ảnh hưởng tới hoạt động thương mại và đầu tư mà Mỹ hy vọng sẽ trở thành hình mẫu cho các thỏa thuận trong tương lai. 

Mỹ dùng TPP để

Thỏa thuận TPP đi tới chặng cuối được xem là thắng lợi vang dội của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Theo tờ Los Angeles Times, mặc dù nội dung chi tiết về hiệp định TPP sẽ chưa thể được công bố trong vài ngày tới nhưng nhiều khả năng nó sẽ giúp một số ngành công nghiệp Mỹ giành ưu thế trong khi gây tổn hại tới các nước khác. Nói chung, thỏa thuận TPP sẽ đem lại nguồn lợi lớn hơn cho một số ngành công nghiệp ở California như dược phẩm và giải trí cũng như các ngành dịch vụ mà Mỹ đang giữ vị trí số 1 thế giới. Tuy nhiên, các ngành kinh doanh như hệ thống bán lẻ quy mô lớn và sản xuất quần áo của Mỹ chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự cạnh trạnh lớn từ nước ngoài. 

Song, khi TPP có hiệu lực, nông dân sinh sống ở California cũng chỉ xuất khẩu thêm được một số ít lượng gạo và các sản phẩm bơ sữa sang Nhật Bản. Trong khi đó, hàng rào thuế quan áp dụng với mặt hàng ô tô và xe tải nhập khẩu từ Nhật Bản cũng sẽ cần nhiều năm để gỡ bỏ. 

Song chắc chắn, TPP không ảnh hưởng tới cuộc sống của phần lớn người lao động Mỹ. Nói cách khác, TPP thiên về sự cạnh tranh địa chính trị trong bối cảnh kinh tế hóa toàn cầu. Bởi ngay trong bài phát biểu hôm 5/10, Tổng thống Barack Obama đã thẳng thắn nhận định sự ra đời của TPP là điều cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc, cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, khỏi vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

"Trong khi hơn 95% khách hàng tiềm năng của Mỹ sinh sống ngoài lãnh thổ của chúng ta, Mỹ không thể để những quốc gia như Trung Quốc viết lên các quy tắc kinh tế toàn cầu. Chúng ta nên là người đề ra những quy tắc đó, mở cửa tiến vào các thị trường mới cho hàng hóa của Mỹ cũng như đề ra những tiêu chuẩn cao bảo vệ người lao động và môi trường", ông Obama nhấn mạnh. 

Nói tóm lại, việc thỏa thuận TPP đi tới hồi kết đàm phán sau nhiều năm bị trì hoãn vì yếu tố cạnh tranh chính trị, đã thể hiện chiến thắng vang dội của Tổng thống Obama trên hành trình đặt nền tảng pháp lý mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. 

Trong khi đó, Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất tại châu Á và không phải là thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, lại đang phải tìm cách đối phó với TPP. 

"Chúng ta đang tổ chức mối liên kết với các đối tác để thiết lập liên minh chống Trung Quốc", cựu cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông Robert J. Shapiro nói. 

Theo ông Shapiro, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh vào thập niên 50, Mỹ đã đưa ra những ưu đãi kinh tế cho các nước tham gia liên minh chống Liên Xô cũ của Mỹ. Tuy nhiên, "viễn cảnh hiện nay còn phức tạp hơn rất nhiều", ông Shapiro ám chỉ tới TPP. 

Vòng đàm phán TPP đi tới chặng cuối đúng thời điểm nước Mỹ đang bước vào giai đoạn căng thẳng trong chiến dịch tranh cử chiếc ghế Tổng thống năm 2016. Quốc hội Mỹ sẽ phải đưa ra quyết định cuối cùng là chấp nhận hay phản đối thông qua TPP nhưng quá trình biểu quyết sẽ còn phải mất vài tháng tới và có thể là kéo dài tới cuối năm sau. Thậm chí, việc các bên đàm phán kết thúc tiến trình đàm phán TPP hôm 5/10 đã vấp phải sự nghi ngờ của cả các thành viên đảng Cộng hòa, những người từng lên tiếng ủng hộ thỏa thuận tự do thương mại này. 

Theo Los Angeles Times, TPP sẽ tạo ra rất ít tác động kinh tế với Mỹ bởi hiện tại, Washington đã ký kết các thỏa thuận thương mại với 7 trong số 12 thành viên tham gia TPP như Canada, Mexico, Australia, Singapore và Peru. Do đó, tác động kinh tế lớn nhất từ TPP sẽ ảnh hưởng tới Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam. 

Trong khi các công ty dệt may của Mỹ được xem nằm trong nhóm dễ bị tổn thương nhất khi mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam. Nhưng trái lại, ngành công nghiệp dệt may nội địa Mỹ đã có những phản ứng tích cực đầu tiên với thỏa thuận TPP. 

Theo chủ tịch Hội đồng Quốc gia Các tổ chức ngành dệt Mỹ, ông Augustine Tantillo, TPP sẽ giúp xóa bỏ dần hàng rào thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhạy cảm. Và quan trọng hơn, TPP sẽ vạch rõ những quy định khuyến khích các nguồn sản xuất chỉ sợi từ những đối tác thương mại nằm trong TPP. 

"Điều mà chúng tôi không muốn là đối với một quốc gia ngoài khối như Trung Quốc đưa mặt hàng chỉ sợi tới Việt Nam để sản xuất hàng hóa và xuất khẩu sang Mỹ với chế độ ưu đãi miễn thuế", ông Tantillo nói. Cũng theo ông Tantillo, chất lượng chỉ sợi của Mỹ sẽ giúp doanh thu bán hàng của các nước đối tác TPP tăng mạnh. 

Một số quan chức Mỹ cho rằng thỏa thuận TPP sẽ tạo ra "những bước tiến lâu dài" trong việc cải thiện quyền của người lao động ở Việt Nam và Malaysia. 

Một trong những lợi ích lơn nhất của TPP còn là việc mở rộng cánh cửa tiếp cận tới thị trường Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Bởi thị trường ô tô và nông sản của Nhật Bản lâu nay được bảo hộ chặt chẽ và dường như các công ty Mỹ không thể xâm nhập. 

Trong khi đó, các nhóm y tế hoan ngênh điều khoản trong TPP sẽ ngăn chặn các công ty sản xuất thuốc lá sử dụng thỏa thuận thương mại để dàn xếp các vụ kiện. 

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong suốt vòng đàm phán hồi năm ngoái chính là lĩnh vực sinh dược. Bởi theo giới chức thương mại Mỹ, các loại thuốc cần được bảo hộ sở hữu trí tuệ trong vòng 8 năm trước khi chia sẻ dữ liệu cho các nhà sản xuất thứ cấp. 

Trong khi đó, phần lớn các quốc gia thành viên TPP thường chỉ duy trì quy định này trong vòng dưới 5 năm. Những quốc gia như Australia cho rằng càng kéo dài thời gian bảo hộ, chương trình chăm sóc y tế của nhà nước sẽ càng đối mặt với khó khăn tài chính. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Los Angeles Times, một nhật báo được xuất bản tại Los Angeles, California và được phân phối ở khắp miền Tây nước Mỹ.


MINH THU (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !