Một cuộc chiến thực sự giữa Nam và Bắc Triều Tiên sắp xảy ra?

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên bùng phát căng thẳng gay gắt hôm thứ Năm, 20 tháng Tám, khi Hàn Quốc công bố tin pháo binh Bắc Triều Tiên bắn phá lãnh thổ quốc gia miền Nam.
Một cuộc chiến thực sự giữa Nam và Bắc Triều Tiên sắp xảy ra? - ảnh 1

Lính Triều Tiên luyện tập

Mỹ và Hàn Quốc đã ngừng ngay cuộc diễn tập quân sự chung trên bán đảo Triều Tiên, hãng tin AP trích dẫn nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, dự kiến cuộc tập trận sẽ kéo dài đến ngày 28 tháng 8, tuy nhiên hiện vẫn chưa có thêm thông tin xác thực nào về cuộc tập trận này.

Động thái này cho thấy rằng mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên là có thực? và Hàn Quốc vẫn chưa sẵn sàng để bắt đầu một cuộc chiến tranh? Hoặc cuộc xung đột này sẽ phát triển theo các hướng khó tin nhất với cộng đồng quốc tế? Báo chí Nga đặt ra nhiều câu hỏi đối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực địa chính trị về vấn đề này.

Trả lời câu hỏi về vấn đề này, chuyên gia chính trị kinh tế Nga ông Sergei Karaganov cho biết, chiến tranh luôn luôn là có thể xảy ra, và toàn bộ lịch sử trong các thập kỷ qua của bán đảo Triều Tiên bị bao trùm bởi chính sách bên miệng hố chiến tranh. Đây là một chính sách có ý thức của lãnh đạo Triều Tiên, đẩy tình hình căng thẳng lên cao lại là điều cần thiết để kiểm soát nội bộ và dân chúng.

Và Hàn Quốc buộc phải liên tục phản ứng và buộc phải luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Kể từ khi Nam và Bắc Triều tiên phân chia đến nay, đã có nhiều cuộc khủng hoảng, và cuộc khủng hoảng hôm nay lại chẳng có gì để nói là có gì đó không bình thường. Nhưng chính sách bên miệng hố chiến tranh duy trì liên tục như vậy có thể dẫn đến việc thất bại.

Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị, Đại Tá Leonid Ivashov cho biết: Cuộc xung đột giữa Bắc và Nam Triều Tiên lần này sẽ không dẫn đến chiến tranh. Tôi chưa nhìn thấy tín hiệu nào cho thấy tình hình có thể đã leo thang thành một cuộc chiến lớn. Xung đột giữa miền Bắc và Nam Triều Tiên có một mức độ nhất định và đều đặn. Một mặt, cuộc xung đột này đặt ra câu hỏi về uy tín và bản lĩnh chính trị của Tổng thống Hàn Quốc, mặt khác, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên muốn thiết lập quyền lực lãnh đạo quốc gia trong công cuộc bảo vệ và đảm bảo an toàn cho người dân của họ.

Chúng ta thấy rằng Bắc Triều Tiên đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân của mình, và ở Nam Triều Tiên thì Mỹ cũng đã triển khai các vũ khí hạt nhân, chính điều đó giúp ngăn chặn sự phát triển của các cuộc xung đột vũ trang thông thường. Ngoài ra hai miền Triều Tiên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Bắc Kinh, và Bắc Kinh không cần cuộc chiến này.

Một cuộc chiến thực sự giữa Nam và Bắc Triều Tiên sắp xảy ra? - ảnh 2
Một cuộc chiến thực sự giữa Nam và Bắc Triều Tiên sắp xảy ra? - ảnh 3

Theo vn.sputniknews, Bình Nhưỡng và Seoul đã đồng ý với nhau về việc trong ngày thứ Bảy tổ chức đàm phán cấp cao để giải quyết cuộc khủng hoảng giữa hai miền Triều Tiên, - như thông báo của đại diện chính quyền Tổng thống Hàn Quốc trên đài truyền hình.

Cuộc gặp dự định tiến hành vào lúc 18:00 theo giờ địa phương (12:00 theo giờ Matxcơva) tại Trạm đàm phán Panmunjom trong khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Triều Tiên.

Như vậy, hai bên đã đạt thỏa thuận tiến hành đối thoại chỉ vài giờ trước khi hết hạn tối hậu thư mà CHDCND Triều Tiên nêu ra, đòi Hàn Quốc ngừng phát thanh từ hệ thống loa cỡ đại tuyên truyền chống Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã đe dọa hủy diệt những trạm phát thanh này nếu yêu cầu của miền Bắc không được đáp ứng.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên bùng phát căng thẳng gay gắt hôm thứ Năm, 20 tháng Tám, khi Hàn Quốc công bố tin pháo binh Bắc Triều Tiên bắn phá lãnh thổ quốc gia miền Nam.

Trung Nghĩa

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !