“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào?

Mối quan hệ đối đầu giữa Mỹ và Iraq không phải chỉ bắt đầu 10 năm về trước, khi cuộc chiến tranh lật đổ Saddam Hussein được bắt đầu. Thậm chí nó cũng không phải bắt đầu từ những năm 1990, khi Saddam đánh vào Kuwait. Thực tế, mối quan hệ phức tạp này đã tồn tại từ 33 năm về trước.

Mối quan hệ trong lịch sử hiện đại của hai nước bắt đầu có sự “vướng mắc” từ khi các cuộc bạo lực lật đổ diễn ra ở các nước vùng Vịnh, buộc Washington phải có những bước tiến “kiềm chế” một Iran “cứng đầu”. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng chìa khóa để duy trì sự kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú ở Trung Đông nên bắt đầu với cái bắt tay của Saddam Hussein. Tuy nhiên, mọi thứ đã không diễn ra đúng như kế hoạch.

“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 1
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1980, khi Mỹ đánh mất một đồng minh Trung Đông của mình trong cuộc cánh mạng Iran.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 2
Lúc đó, các quan chức và truyền thông Mỹ bắt đầu công bố việc xem xét Iraq như là đồng minh hàng đầu mới của mình ở vùng Vịnh. Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Cyrus Vance, Tổng thống Jimmy Carter và Cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski trong một cuộc họp thảo luận về vấn đề Iraq.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 3
Trong khi đó, người Iran kêu gọi người Shia trong cuộc đảo chính ở Iraq, dẫn đến sự gia tăng căng thẳng và những cuộc xung đột biên giới.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 4
Thông qua sự hỗ trợ của quốc tế cũng như sự suy yếu của Iran, Tổng thống Saddam Hussein quyết định tiến hành tấn công hàng xóm của mình. Năm 1982, bất chấp việc các báo cáo tình báo tuyên bố Iraq sử dụng rộng rãi vũ khí hóa học, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã loại Saddam Hussein ra khỏi danh sách những kẻ khủng bố nổi tiếng nhất.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 5
Mỹ bắt đầu công khai hỗ trợ cho Iraq thông qua các khoản vay lớn, trang thiết bị quân sự, công nghệ hóa học và đào tạo, cùng với các thiết bị truyền hình vệ tinh thông minh nhằm theo dõi sự di chuyển của quân Iran. Vũ khí hóa học của Iraq “không phải là một vấn đề quan tâm sâu sắc” so với sự lo ngại của Mỹ về cuộc cách mạng Iran có thể tràn vào Kuwait hay Ả Rập Saudi.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 6
Mối lo ngại của đã trở nên rõ ràng vào thời kỳ 1985 - 1986, khi hai nước đã bị mắc kẹt trong một bế tắc tốn kém biểu hiện qua cuộc chiến tranh Iran – Iraq.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 7
Vào cuối cuộc chiến tranh năm 1988, Iraq nợ các quốc gia: Anh, Mỹ, Ả Rập Saudi, Nga, và Kuwait số tiền lên đến 60 tỷ USD. Năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã ký Chỉ thị An ninh Quốc gia 26 kêu gọi vùng Vịnh thực hiện một mối quan hệ "ổn định" trong vấn đề an ninh quốc gia của Iraq.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 8
Tuy nhiên, có vẻ như vị đồng minh Mỹ này không dễ dàng kiểm soát. Trong năm 1990, khi chi phí tái thiết tăng cao, Saddam Hussein đã cho quân đánh Kuwait, với lý do hàng tỷ USD dầu đã bị nước này đánh cắp. Tổng thống Bush cha đã lên tiến phản đối, cho rằng “Không có lý do nào cho cuộc xâm lược này”. Ngay sau đó, Mỹ đã cho tiến hành các hoạt động quân sự để đẩy Saddam Hussein ra khỏi Kuwait.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 9
Mỹ gọi đây là "Chiến tranh vùng Vịnh" - cùng tên với cuộc chiến tranh Iran-Iraq 10 năm trước đó. Mỹ đã thành công khi lật đổ quân đội Saddam Hussein ở Kuwait, nhưng lại đẩy cuộc chiến thành một cuộc xâm lược ở Baghdad.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 10
Bill Clinton nhậm chức Tổng thống vào năm 1992. Năm 1994, ông gia hạn lệnh trừng phạt làm tê liệt kinh tế Iraq, dẫn đến một nạn đói khiến 5.000 trẻ em Iraq chết mỗi tháng. Năm 1995, Liên Hiệp Quốc đã thực hiện chương trình "Dầu đổi thực phẩm", cho phép Iraq bán dầu trên thị trường thế giới để đổi lấy thực phẩm.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 11
Trong năm 1998, Tổng thống Bush cha đã viết những điều chưa nói về Baghdad: "Chúng tôi buộc phải đánh Baghdad và răn đe Iraq, điều này đã có hiệu lực. Liên minh ngay lập tức sụp đổ... Nếu chúng tôi đi theo con đường xâm lược, Mỹ có thể vẫn đầy quyền lực, nhưng ở trên một vùng đất đầy cay đắng và thù địch."
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 12
9/11/2001, Mỹ bị tấn công khủng bố. Nước Mỹ thề sẽ tìm ra “sự liên quan với Iraq” trong vụ khủng bố này. Tháng 3/2003, Mỹ và “liên minh ý chí” của mình tiến hành xâm lược Iraq.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 13
Ba tuần sau khi ra lệnh tấn công quốc gia vùng Vịnh, Tổng thống George W. Bush tuyên bố: “Nhiệm vụ đã hoàn thành!”.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 14
Ngày 24/07/2004, lực lượng đặc biệt quân đội Mỹ kéo Saddam Hussein ra khỏi một "lỗ nhện". Hussein bị hành quyết 30 tháng sau đó.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 15
Cuộc chiến chưa dừng lại ở đó. Năm 2006 là đỉnh cao của các lực lượng nổi dậy Iraq, với hơn 100 vụ đánh bom mỗi ngày. Tuy nhiên, giữa năm 2007, nhóm dân quân người Sunni tự gọi mình là Con trai của Iraq đã đánh tan cơn “thủy triều” của cuộc chiến tranh.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 16
Năm 2011, khi Tổng thống Barack Obama không thông qua được một thỏa thuận, Mỹ đã chấp nhận rút quân ra khỏi Iraq. Trong vòng 8 năm đó của cuộc chiến tranh, đã có 190.000 người bị chết, bao gồm 4.500 binh lính Mỹ. Trên ảnh là một người lính quân y của quân đội Mỹ, tên là Richard Barnett, bế trên tay một đứa trẻ người Iraq ở miền trung nước này vào ngày 29/03/2003.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 17
Cuộc chiến ở Iraq đã tiêu tốn của nước Mỹ lên đến 2,2 nghìn tỷ USD, con số này có thể lên đến 6 nghìn tỷ USD trong tương lai khi phải gánh thêm các khoản tiền cho tái thiết hay trợ cấp cho cựu binh trở về từ chiến trường.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 18
Hai năm sau, vào ngày kỷ niệm 10 năm xảy ra cuộc chiến, một vụ đánh bom xe ô tô đã giết chết 25 người. Cuộc nội chiến giữa những nhóm người theo các giáo phái ở Iraq vẫn còn là một vấn đề lớn.
“Mối tình” 33 năm Mỹ - Iraq đã tan vỡ như thế nào? - ảnh 19
Nhưng một số người Mỹ vẫn đang làm tốt công việc của mình ở Iraq. Hãng dầu mỏ khổng lồ Exxon đã đóng đinh xuống một trong những mỏ dầu lớn nhất của Iraq ở Qurna. Trong khi Halliburton và các công ty khác của Mỹ đã chiếm được các hợp đồng phụ phát triển khai thác dầu trị giá lên đến 150 tỷ USD.
Phan Sương

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !