“Mối đe dọa Nga” trở thành vũ khí chống Trump mạnh như thế nào?

Câu chuyện về "mối đe dọa Nga" vốn là thuật ngữ lỗi thời giờ đây lại được chính các đối thủ của ông Trump sử dụng để cản bước nhà lãnh đạo mới của Mỹ thực hiện các dự định quốc tế của mình.
“Mối đe dọa Nga” trở thành vũ khí chống Trump mạnh như thế nào? - ảnh 1

Khi "mối đe dọa Nga" trở thành vũ khí chống lại ông Trump tại Hoa Kỳ.

Vụ từ chức tai tiếng của cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Michael Flynn chính là kết quả của một chiến dịch kéo dài hàng tháng qua với mục đích hạ uy tín ông Trump và nó được các thành viên của chính quyền người tiền nhiệm Nhà Trắng Barack Obama tiến hành. Nguyên nhân vì sao và ai là người muốn loại bỏ ông Flynn đã được tờ báo The Washington Free Beacon dẫn nguồn tin uy tín đưa ra lý giải.

Tờ báo cho biết, các thành viên chính quyền Obama muốn can thiệp vào hệ thống an ninh quốc gia của tân Tổng thống Hoa Kỳ nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran. Khi ông Trump tuyên bố ý định chấm dứt thỏa thuận, cố vấn Flynn đã dự kiến sẽ công bố các chi tiết của thỏa thuận bí mật về nguyên tử của Iran, vốn đã được chính quyền cựu Tổng thống che giấu trong một thời gian dài. Chiến dịch với mục đích ngăn chặn việc công bố đã bắt đầu từ vài tháng trước lễ nhậm chức của ông Trump.

Nguồn tin của tờ báo Mỹ lưu ý rằng những chiến dịch như thế có thể động chạm đến một số nhân vật quan trọng khác trong chính quyền ông Trump. Người này cho biết: "Họ biết được rằng mục tiêu số một chính là Iran. Và họ cũng biết được rằng để đạt được thỏa thuận đáng giá với Iran thì phải bỏ qua một số quy tắc.Vì thế phải loại bỏ ông Flynn trước khi thỏa thuận bí mật bị phơi bày".

Vị cố vấn cấp cao “thân Nga”

Ông Flynn luôn tỏ ra là người ủng hộ trung thành việc tăng cường quan hệ với Nga và tự hào về mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Vladimir Putin.

Ông cũng luôn tỏ thái độ không khoan nhượng đối với Iran, một quốc gia mà ông đã và đang xem như một mối đe dọa lớn đối với sự ổn định toàn cầu.Trong chiến dịch tranh cử, truyền thông phương Tây đã đưa tin rằng ông Flynn với tư cách là một chuyên gia tư vấn của ông Trump đã luôn định hình thái độ của mình đối với các cuộc xung đột ở Syria, đối với Nga và Iran.

“Mối đe dọa Nga” trở thành vũ khí chống Trump mạnh như thế nào? - ảnh 2

Ông Michael Flynn

Hôm thứ Hai (13/2) ông Flynn đã thừa nhận không cung cấp đầy đủ thông tin về cuộc trao đổi của mình với đại sứ Nga tại Washington Sergei Kislyak cho Nhà Trắng. Tháng 12/2016, truyền thông đưa tin cố vấn của ông Trump đã thảo luận với đại sứ Kislyak về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Nhà Trắng lo sợ việc này có thể gửi đến Nga "tín hiệu sai lầm" rằng chính quyền Mỹ đã sẵn sàng để dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Các tác giả thỏa thuận hạt nhân Iran lo sợ điều gì?

Kế hoạch Hành động Toàn diện (SVPD) hay còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân với Iran-một chương trình phối hợp đa cấp phức tạp bao gồm các thỏa thuận chung và một phần thỏa thuận bí mật đặc biệt. Phó giám đốc Viện CIS Vladimir Yevseyev  cho rằng, chi tiết trao đổi nếu được tiết lộ ra cộng đồng thế giới sẽ khiến tác giả của nó lo sợ.

Nội dung của "các tập tin bí mật" vẫn chưa được biết đến, chính vì thế nó vẫn còn nằm trong bóng tối.Tuy nhiên động thái của Hoa Kỳ cho thấy rằng để đổi lấy sự nhượng bộ nào nó từ phía Tehran thì Washington có thể sẽ hứa hẹn nhắm mắt làm ngơ trên một số khía cạnh hoạt động trong lĩnh vực quân sự.

Ông Vladimir Evseev nhận định: "Chương tình tên lửa của Iran có thể không được phản ánh trong SVPD, nhưng việc hạn chế chương trình đã được nêu trong nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 

Theo báo cáo ghi nhận, năm ngoái Iran đã gia tăng đáng kể số lần thử tên lửa đạn đạo ở các mức độ khác nhau, và việc chính quyền Obama không phản ứng có thể được giả định rằng chính là một phần kín của thỏa thuận hạt nhân có liên quan đến chương trình tên lửa của nước này".

Sự tồn tại của loại hình thỏa thuận hậu trường này nếu được tiết lộ có thể làm sáng tỏ tính chất đáng ngờ của quan điểm phía Washington trong thỏa thuận hạt nhân của Iran. Và điều này có thể là sẽ là điểm bất lợi cho đội ngũ của ông Trump để đưa Hoa Kỳ rút khỏi các thỏa thuận đa phương.

“Mối đe dọa Nga” trở thành vũ khí chống Trump mạnh như thế nào? - ảnh 3

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những lo lắng về "mối đe dọa Nga"

Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự Anatoly Tsyganok tin rằng mục đích của khối liên hiệp quân sự - công nghiệpMỹ chính là thuyết phục người Mỹ tin rằng việc bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Moscow sẽ gây ra mối đe dọa cho an ninh nước này. Khối liên hiệp này chủ yếu chỉ thu hút thêm nguồn chi phí ngày càng tăng nhằm hiện đại hóa vũ khí hạt nhân chiến lược.

Ông Anatoly Gypsy nhấn mạnh: "Khi ông Trump tuyên bố rằng ông dự định hiện đại hóa quân đội Mỹ, thì khối liên hiệp quân sự công nghiệp rất vui mừng và bắt đầu thúc giục chính quyền thực hiện lời hứa. "Mối đe dọa Nga" đã ngay lập tức đòi hỏi những lập luận có nhiều năm kinh nghiệm, có tính chuẩn xác và chắc chắn.

Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế, đồng thời là giám đốc chương trình quỹ thảo luận Vaidan, ông Dmitry Suslov cho rằng, "vấn đề Nga" được sử dụng để kiểm soát toàn bộ chính sách nước ngoài của chính quyền ông Trump.

Nhà phân tích đánh giá: "Tất cả các ý tưởng của ông Trump về vấn đề đối ngoại, không chỉ là đối với Nga, cũng như việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, mong muốn rút khỏi thỏa thuận với Iran, không khoan nhượng với Mexico và các vấn đề tương tự đều bị đối thủ của ông quy là thảm họa đối với nước Mỹ và mối đe dọa cho sự lãnh đạo quốc tế của họ. Chính vì lẽ đó họ phải chơi trò để chống lại ông".

Luận điểm này được khẳng định qua trường hợp của ông Michael Flynn. Và theo ý kiến của nhà phân tích thì không có gì đáng ngạc nhiên khi nhân vật chủ chốt trong nội các của ông Trump lại bị thay thế bởi có liên quan đến Nga.

Một huyền thoại đã cũ

Thuật ngữ về "mối đe dọa Nga" được sử dụng và phát triển trong một thời gian dài nhằm biện minh cho sự tồn tại của NATO, một tổ chức mà ông Trump coi là lỗi thời. Thuật ngữ ra đời từ Thế chiến II, để thổi phồng ngụy tạo cho "mối đe dọa Liên Xô" giờ đây lại được sử dụng để chống lại chính Hoa Kỳ, đưa nước này trở về với chính sách cô lập như thời kỳ chiến tranh cũ.

Ông Dmitry Suslov lập luận rằng các hoạt động tiếp tục phá rối đối với chính quyền mới ở Mỹ có thể dẫn đến tê liệt các hoạt động và làm chậm chễ việc thực hiện các dự định của ông Trump, bao gồm cả những người có liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ với Nga. Để tránh điều này, ông Trump sớm muộn gì cũng phải thực hiện mọi biện pháp khá quyết liệt, trong đó có cả làm sạch toàn bộ bộ máy nhà nước.

Đức Dũng (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !