Mariupol sẽ là "nồi hầm" mới trong khủng hoảng Ukraine?

Kiev cáo buộc phe ly khai miền đông Ukraine không hề giấu giếm âm mưu chiếm thành phố cảng Mariupol. Theo giới chuyên gia, nếu chiến sự bùng nổ tại Mariupol, thỏa thuận ngừng bắn Minsk sẽ chết yểu.

Theo tờ Christian Science Monitor, chính phủ Kiev cho rằng thành phố Mariupol hiện đang trở thành mục tiêu tấn công tiếp theo của quân ly khai thân Nga tại miền đông Ukraine. Song, quân nổi dậy miền đông khẳng định họ không có kế hoạch tấn công thành phố này. Do đó, số phận trong những ngày sắp tới của Mariupol được xem là câu trả lời cho việc liệu thỏa thuận ngừng bắn Minsk hiện thời có hiệu lực thi hành trên thực tế.

Chiến sự sắp bùng nổ tại Mariupol?

Trước đây, Mariupol là một trung tâm sản xuất thép cũng như khu cảng chiến lược tại Ukraine với 500.000 người sinh sống và không nhận được sự chú ý nhiều của dư luận thế giới.

Mariupol sẽ là

Quân ly khai đi ngang qua một trạm kiểm soát tại thị trấn Vuhlehirsk trên đường tới thành phố Debaltseve.

Tuy nhiên, giờ đây, thành phố này hiện là cung đường chính kết nối Moscow với Crimea, bán đảo thuộc Ukraine mới sáp nhập vào Liên bang Nga hồi tháng 3/2014. Nhiều người lo ngại khả năng Mariupol sẽ sớm biến thành vùng chiến sự mới tại miền đông Ukraine.

Mặc dù, hôm 24/2, Bộ trưởng các nước Pháp, Đức, Nga và Ukraine đã nhóm họp tại Paris và khẳng định thỏa thuận ngừng bắn vẫn đang được thi hành rộng rãi tại miền đông Ukraine. Ngoài ra, tình hình chiến sự cũng đã được"cải thiện đáng kể" tại khu vực nóng bỏng kéo dàihơn 480 km tại vùng Donbass, miền đông Ukraine. Song, cả phe ly khai và quân chính phủ Kiev vẫn liên tiếp đổ lỗi cho nhau vi phạm các quy định nằm trong thỏa thuận ngừng bắn Minsk.

Trong khi, chính phủ Kiev nhấn mạnh quân nổi dậy đang ồ ạt kéo quân tới bao vây bên ngoài thành phố Mariupol cùng với sự hậu thuận của quân đội Nga và âm mưu nhanh chóng giành quyền kiểm soát thành phố này. Giới phân tích Ukraine cũng khẳng định một khi quân ly khai chiếm được thành phố cảng Mariupol, chiến thắng này sẽ giúp họ mở đường hướng ra cảng biển. Ngoài ra, việc chiếm giữ thành phố lớn thứ hai tại Donetsk, sẽ hỗ trợ lớn cho chiến dịch của phe ly khai sau chiến thắng tại thành phố Debaltseve hồi tuần trước.

"Sau khi thỏa thuận Minsk được ký kết, Ukraine vẫn chưa thi hành thỏa thuận ngừng bắn. Quân đội Ukraine buộc phải rút lui khỏi vùng đất mà họ đang kiểm soát", chuyên gia quân sự tại Trung tâm nghiên cứu độc lập Razumkov tại Kiev, ông Olexiy Melnik nhận định.

"Mariupol hiện đóng vai trò quan trọng như mọi thành phố khác tại Ukraine. Chúng tôi hiểu rằng một khi Tổng thống Nga Putin quyết định thành phố Debaltseve là khu vực chiến lược quan trọng, thì ngay lập tức, nó bị quân ly khai chiếm đóng. Do đó, chúng tôi cũng đã đoán được chuyện gì sắp xảy ra", ông Melnik nói thêm.

Bất chấp mọi tin đồn về việc chuyển vùng chiến sự, quân ly khai đã lên tiếng phủ nhận Mariupol là một mục tiêu tấn công. Phe ly khai khẳng định Debaltseve là một ngoại lệ bởi các lực lượng quân sự Ukraine đã bị họ bao vây hoàn toàn trước thời điểm thỏa thuận ngừng bắn Minsk chính thức có hiệu lực thi hành. Ngay cả, Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã ngầm đồng thuận với lập luận trên.

Mariupol sẽ là

Quân chính phủ Kiev đã thất thủ tại thành phố Debaltseve hồi tuần trước.

Liên quan tới thỏa thuận ngừng bắn Minsk, phe ly khai tại Donetsk khẳng định họ đã bắt đầu rút lui vũ khí hạng nặng theo như quy định và tiến hành ít nhất là một cuộc trao đổi tù binh hồi tuần trước.

Còn theo giới chuyên gia, một cuộc tấn công nhằm vào Mariupol sẽ ngay lập tức vấp phải sự phản đối của phương Tây. Ngoài ra, khả năng chính phủ Mỹ vẫn đang cân nhắc việc trang bị vũ khí cho quân đội Ukraine ngay tại thời điểm thỏa thuận ngừng bắn được thi hành. Và khả năng áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga sẽ là điều không thể tránh khỏi.

"Tôi cho rằng một cuộc tấn công vào Mariupol dường như sẽ không xảy ra bởi nó sẽ làm thay đổi toàn bộ những vấn đề đã được thảo luận trong thỏa thuận Minsk. Điều mà Moscow muốn là đóng băng giao tranh tại miền đông Ukraine và chờ đợi chính phủ Kiev thay đổi quan điểm. Không một ai muốn leo thang chiến tranh", nhà bình luận chính trị quốc tế Sergei Strokan chia sẻ với nhật báo Kommersant.

Nếu như Mariupol bị biến thành bãi chiến trường, giới quan sát nhận định nhiều khả năng quân ly khai sẽ tạo ra một hành lang đường bộ kéo dài từ biên giới Nga - Ukraine đến bán đảo Crimea và kiểm soát được một hải cảng lớn bên bờ biển Azov.

Thậm chí, giới phân tích tại Kiev cho rằng khả năng quân ly khai còn đang triển khai các lực lượng ngầm tại nhiều thành phố ở miền đông Ukraine bao gồm Mariupol, để tăng quân số và tổ chức tấn công ngay khi thời điểm thích hợp tới. Vụ đánh bom vào cuối tuần trước khiến 2 người thiệt mạng tại thành phố lớn nhất tại miền đông Ukraine, Kharkiv là ví dụ điển hình cho mối lo ngại trên.

Quân ly khai tiến sát tới Mariupol

Phe ly khai thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng cho hay hôm 24/2, họ đã giành được thắng lợi ban đầu tại thành phố cảng Mariupol. Còn quân chính phủ Kiev cho biết phe ly khai đang chuẩn bị kế hoạch tiến vào thành phố này.

Chia sẻ với hãng tin RIA Novosti, phát ngôn viên của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố quân ly khai đã chiếm được 2 ngôi làng nằm bên trong vùng đệm mà cả quân ly khai và quân chính phủ Kiev đã đồng thuận thiết lập theo thỏa thuận Minsk. Thắng lợi này sẽ giúp họ tiến gần hơn tới khu vực phía bắc thành phố cảng Mariupol, thành phố lớn thứ hai tại Donetsk.

Mariupol sẽ là

Binh lính chính phủ Ukrain đóng quân tại Mariupol hồi tháng 5/2014.

"Trong chiều ngày 24/2, chúng tôi đã giành được thắng lợi tại 2 ngôi làng Pishtevik và Pavlopol, nằm gần thành phố Mariupol. Lực lượng bảo vệ quốc gia Ukraine không đủ năng lực để kiểm soát khu vực này", phát ngôn viên của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố.

Tuy nhiên, thông tin 2 ngôi làng Pishtevik và Pavlopol đã bị phe ly khai chiếm đóng, vẫn chưa được quân chính phủ Kiev xác nhận.

Tờ Ukrainskaya Pravda của Ukraine dẫn lời thư ký báo chí của tiểu đoàn tình nguyện địa phương Sector M cho hay: "Những khu vực này hiện nằm trong vùng đệm, không nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi và quân chính phủ không đóng quân tại đây. Do đó, phe ly khai có thể dễ dàng tiếp cận khu vực này".

Cách 2 tuần trước khi đạt được thỏa thuận Minsk, Pavlopol đã nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ Kiev. Nhưng theo phát ngôn viên của tiểu đoàn Sector M, khu vực này nằm trong vùng đệm như một phần quy định trong thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Do đó, quân chính phủ đã rút lui khỏi đây theo quy định của thỏa thuận ngừng bắn.

Trong khi đó, chuyên gia Lilia Shevtsova tại Cơ quan Nghiên cứu hòa bình quốc tế Carnegie Endowment ở Moscow, "sau thành phố Debaltseve, mọi chuyện đều có thể xảy ra".

Mariupol sẽ là

Khả năng thành phố Mariupol sẽ biến thành tâm điểm chiến sự mới tại miền đông Ukraine.

Còn cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, ông Steven Pifer nhận định một trận chiến bùng nổ tại Mariupol, sẽ có quy mô tàn bạo và đẫm máu hơn tại Debaltseve bởi Mariupol có diện tích lớn hơn nhiều so với Debaltseve.

Tạp chí Newsweek nhấn mạnh quân ly khai Donetsk không hề giấu giếm ý định giành quyền kiểm soát thành phố Mariupol. Điển hình, hồi tháng trước, thủ lĩnh Cộng hòa Nhân dân Donestk tự xưng cho biết quân ly khai đang nhắm tới mục tiêu là giành quyền kiểm soát “Mariupol, Slaviansk và Kramatorsk”.

Do đó, hôm 24/2, chia sẻ với tờ Newsweek Polska, Chủ tịch Hạ viện Ba Lan, ông Radoslaw Sikorski cho rằng nếu như quân ly khai giành được quyền kiểm soát Mariupol, điều đó đồng nghĩa với việc "thỏa thuận ngừng bắn Minsk sẽ chết yểu".

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Christian Science Monitor và tạp chí Newsweek của Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !