Liên minh có nguy cơ tan rã, "ngày định mệnh" của Thủ tướng Merkel đang đến?

Gần đây, cuộc khủng hoảng di cư lại một lần nữa nổ ra tranh cãi trong nội bộ chính phủ Đức khiến Liên minh "chị em" của Thủ tướng Angela Merkel đứng trước nguy cơ tan rã nếu không tìm được một giải pháp chung cho vấn đề này.

Theo hãng tin Sputnik, trong bối cảnh nội bộ chính phủ Đức đang tranh cãi về vấn đề khủng hoảng di dân, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có cuộc thảo luận với tân Thủ tướng Ý về việc kiểm soát biên giới.

Ý mong muốn có sự thay đổi “rõ rệt”

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte dự kiến sẽ bày tỏ hai mong muốn đối với Thủ tướng Merkel trong lần gặp mặt đầu tiên giữa hai người. Đầu tiên, ông yêu cầu luật lệ về nhập cư của EU được thay đổi và phải xem xét nguồn gốc của những người nhập cảnh vào các nước Châu Âu. Nội dung Nghị quyết Dublin về tị nạn của EU có tác động rất lớn đối với Ý và Hy Lạp bởi hai quốc gia này là cửa ngõ để người tị nạn từ Châu Phi và Trung Đông vào Châu Âu thông qua Đại Trung Hải. Thứ hai là ông muốn xem xét mở cửa các trại tị nạn ở các nước nằm ngoài EU.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (trái) gặp gỡ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Cả hai đề xuất trên đều nhận được sự ủng hộ từ Pháp, khi ông Conte gặp gỡ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và kêu gọi sự thay đổi “rõ rệt” vào ngày 15/6. Ông Macron sẽ gặp gỡ bà Merkel trong thời gian tới và cũng sẽ đưa những vấn đề trên cùng với việc cung cấp thêm tài chính cho cơ quan hải quan Frontex của Châu Âu để thảo luận với bà.

Chính phủ Ý hiện tại là một liên hợp gồm Đảng Liên đoàn Phương Bắc có tư tưởng cánh hữu và Phong trào 5 Sao dân túy, được thành lập sau nhiều tháng đàm phán chỉ vài tuần trước. Chính phủ mới có quan điểm cứng rắn hơn về vấn đề khủng hoảng di dân so với chính phủ trước đây, khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Thủ tướng mới của Ý là ông Matteo Salvini đã có những phát biểu phản đối tình trạng di dân hiện tại ở Châu Âu và nói rằng Ý không phải là “trại tị nạn của Châu Âu”.

Bất đồng trong nội bộ Đức

Những sự kiện trên diễn ra chỉ hai tuần trước khi Hội nghị Thượng đỉnh EU sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 này, khi những đề tài như chính sách đối với người tị nạn và vấn đề kiểm soát biên giới sẽ được đưa ra thảo luận. Trước khi hội nghị này diễn ra, bản thân bà Merkel cũng phải tìm cách giải quyết những bất đồng trong chính phủ của mình về chính sách đối với người tị nạn, khi ông Horst Seehofer, lãnh đạo Đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đưa ra “Tổng kế hoạch về Vấn đề Di trú”.

Thủ tướng Merkel thảo luận với Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer.

Nội dung của kế hoạch này bao gồm việc Đức từ chối chấp nhận người tị nạn ở vùng biên giới nước Đức đã yêu cầu được tạm trú ở quốc gia khác, một đề xuất mà bà Merkel phản đối kịch liệt. Nếu được áp dụng, văn bản trên sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia EU khác, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực ngoài rìa liên minh như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha. Cũng có một số ý kiến cho rằng kế hoạch này sẽ tác động xấu đến chính sách tự do đi lại trong EU cũng như quan hệ giữa Đức và các quốc gia thành viên khác.  

Ông Seehofer, một trong những chính trị gia có quan điểm phản đối tình trạng di dân ồ ạt vào Đức và Châu Âu hiện nay đã viết một bài báo được đăng trên báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức rằng “điều quan trọng là EU phải đưa ra quyết định của mình vào cuối tháng 6 này” và ông tin “tình hình hiện tại rất nghiêm trọng nhưng vẫn có thể giải quyết được”.

Liên minh CDU/CSU của Đức có nguy cơ tan rã vì khủng hoảng di dân?

Căng thẳng về vấn đề di dân giữa Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel và CSU đang khiến nhiều người quan ngại rằng mối quan hệ liên minh giữa hai đảng, kéo dài hơn 50 năm qua, có nguy cơ đổ vỡ. Trong vài tuần qua, chính trị gia hai đảng đã có những phát ngôn chỉ trích nhau, và những cuộc tranh cãi trong phòng kín của các quan chức cấp cao của hai đảng đã bị lộ ra ngoài.

Khủng hoảng di dân đang trở thành vấn đề lớn với bà Merkel.

CSU sẽ sớm phải có quyết định về đề xuất mà ông Seehofer đưa ra. Tổng thư ký đảng CSU Markus Soder cho biết, đảng của ông muốn ủng hộ kế hoạch của ông Seehofer và các bộ trưởng Đức sẽ phải thảo luận để quyết định có thực hiện nó hay không. Theo một nguồn tin giấu tên, cũng có khả năng đảng CSU sẽ áp dụng kế hoạch của ông Seehofer mặc cho sự phản đối của bà Merkel, và điều này sẽ dẫn đến việc Thủ tướng Đức phải cách chức ông và kéo theo đó là “sự chấm dứt của liên minh giữa CDU và CSU”.

Một lựa chọn khác đó là ông Seehofer sẽ kêu gọi các nước ở EU tìm ra giải pháp chung về vấn đề di dân trong vòng 2 tuần. Nếu những yêu cầu này không được thỏa mãn, Bộ trưởng Nội vụ Đức sẽ đưa ra một mệnh lệnh yêu cầu cảnh sát nước này thiết lập các thủ tục kiểm tra biên giới và trục xuất những người tị nạn không được chính phủ cho phép ở Đức.

Kể từ năm 2015 tới nay, Châu Âu đã gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với những hậu quả của cuộc khủng hoảng di dân, khi hàng trăm ngàn người tị nạn đã vượt biên để chạy trốn khỏi các quốc gia đang có chiến tranh ở vùng Trung Đông và Châu Phi.

Mặc dù EU đã áp dụng mức giới hạn số lượng người tị nạn tối đa đối với các quốc gia trong khối, song nhiều chính phủ Châu Âu đã không tuần theo nghị quyết này và yêu cầu đóng cửa biên giới. Đức tiếp nhận khoảng 325.400 người tị nạn trong năm 2017, tương đương với gần 60% so với con số của năm trước đó. Năm 2015 khi bà Merkel quyết định chấp nhận người tị nạn, Đức đã tiếp nhận hơn 1 triệu người.

Anh Tuấn (lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !