Lịch sử những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria

Theo báo New York Times, gần 5 năm sau khi chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đồng ý giải giáp vũ khí hóa học, những vụ tấn công hóa học nghiêm trọng vẫn xảy ra trong lúc nội chiến Syria bước vào năm thứ 7.

Vụ tấn công diễn ra vào ngày 7/4 tại thị trấn Douma, gần thủ đô Damascus (Syria) là vụ việc mới nhất trong một loạt các vụ tấn công hóa học đã xảy ra tại Syria trong nhiều năm qua. Nghiêm trọng nhất trong số này là vụ tấn công vào năm 2013 khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và làm rung động toàn thế giới.

Nạn nhân của vụ tấn công hóa học tại Đông Ghouta (Syria) vào năm 2013.

Các chuyên gia nhận định rằng khí độc là một trong những loại vũ khí mà chính quyền Tổng thống Assad sử dụng để không kích rải thảm khu vực do quân nổi dậy kiểm soát, mặc cho phía Assad và Nga nhiều lần phủ nhận điều này.

Dưới đây là các cuộc tấn công hóa học lớn xảy ra từ năm 2013 tới nay.

1. Vụ việc tháng 8/2013

Cuộc tấn công này xảy ra sau hàng loạt vụ nổ trong đêm. Người dân khi đó kể lại rằng âm thanh khi đó giống như “tiếng một bình chứa nước phát nổ”. “Sau đó là một mùi nồng nặc khiến chúng tôi cay mắt và cay họng, giống như củ hành hoặc khí clo vậy”, họ nói.

Các nhóm nổi dậy khẳng định rằng tên lửa mang chất độc hóa học đã bắn trúng các thị trấn Ain Tarma, Zamalka, Jobar và Muadamiya ở Syria. Nhiều ảnh chụp và video đã cho thấy hàng trăm thi thể của rất nhiều người. Các nạn nhân đều có triệu chứng như nôn mửa, tiết nước dãi quá mức, khó thở và rùng mình. Chất độc được cho là một hỗn hợp gồm khí độc thần kinh sarin và các chất khác. Binh lính nổi dậy cũng phát tán ảnh chụp các loại rocket chứa chất độc hóa học mà họ nói được sử dụng trong cuộc tấn công.

Khi thông tin về cuộc tấn công này diễn ra, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông John Kerry đã cáo buộc chính phủ Syria “lạm sát dân thường” và chối bỏ trách nhiệm của mình trước “tội ác hèn hạ” này. Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó cũng yêu cầu Quốc hội cho phép Mỹ tiến hành phản công quân sự.

Vào tháng 9/2013, Mỹ và Nga, một đồng minh lớn của Syria, đã thống nhất thỏa thuận nhằm giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria trước hạn cuối là vào giữa năm 2014.

2. Vụ việc tháng 4/2014

Một vụ tấn công vào làng Kfar Zeita, thuộc tỉnh Hama (Syria) đã khiến rất nhiều người phải vào bệnh viện, và cả truyền thông Syria và các nhóm chống chính phủ nói rằng khí độc đã được sử dụng tại ngôi làng này.

Theo các lực lượng chống chính phủ, trực thăng của quân đội Syria đã thả bom tự chế xuống ngôi làng này, khiến khí clo phát tán. Chính phủ Syria cho rằng vụ việc này là do Mặt trận Nusra, một phân nhánh của al-Qaeda tại Syria gây ra.

Người dân Syria được hỗ trợ y tế sau khi được cho là bị trúng khí độc.

Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đã đưa ra tuyên bố họ có bằng chứng cho thấy khí clo đã được sử dụng nhiều lần tại Syria. Một báo cáo khác của Liên Hợp Quốc cũng nói rằng nhiều cuộc tấn công bằng khí clo đã diễn ra vào tháng 4 và tháng 5 năm đó.

3. Vụ việc tháng 5/2015

Vào mùa xuân năm 2015, hai năm sau khi Tổng thống Assad đồng ý tiêu hủy kho vũ khí hóa học của mình, thị trấn Sarmeen ở Syria lại bị tấn công bằng khí clo. Chất độc này được cho là đặt trong các thùng phi và phát nổ khi được thả từ trên cao xuống. Khí độc ngay lập tức làm khí quản của nạn nhân bị thương và trong một số trường hợp có thể khiến nạn nhân ngạt thở do phổi bị tràn dịch.

Một nhân viên của tổ chức White Helmets cho biết: “Chúng tôi biết rõ đó là âm thanh của trực thăng bay thấp và thả thùng chất độc xuống. Ngoại trừ chính quyền Syria, không bên tham chiến nào khác có máy bay”.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau đó đã đưa ra dự luật thành lập một ủy ban đặc biệt nhằm xác định bên nào đã sử dụng khí clo làm vũ khí sát thương. Trong khi đó, phía Syria khẳng định đây là hành động tuyên truyền nhằm bêu xấu uy tín của họ.

4. Vụ việc tháng 8/2015

Vào tháng 8/2015, Tổ chức Y tế Syria – Mỹ, một tổ chức nhân đạo cho biết họ đã tiếp nhận hơn 50 bệnh nhân, 23 người trong số đó có triệu chứng phơi nhiễm chất độc hóa học. Trên da của một số người có vết phồng rộp do một cuộc tấn công bằng khí mù tạt tại thành phố Marea, và một báo cáo của Liên Hợp Quốc khẳng định rằng thủ phạm là tổ chức khủng bố IS.

5. Vụ việc tháng 9/2016

Một cuộc tấn công hóa học khác xảy ra vào năm 2016 khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, khi các thùng chứa khí gas được cho là đã được thả xuống tại một khu vực ở Aleppo (Syria). Tuy việc sử dụng khí clo như một loại vũ khí đã bị cấm, song nó không nằm trong danh mục các loại chất độc cần phải tiêu hủy của chính phủ Syria do nó có nhiều ứng dụng trong dân sự.

6. Vụ việc tháng 4/2017

Một nạn nhân tại Khan Sheikhoun (Syria).

Một năm trước, hàng chục người, trong đó có phụ nữ và trẻ em đã thiệt mạng và hàng trăm người khác đã bị thương vào ngày 4/4/2017 tại Khan Sheikhoun thuộc miền Bắc Syria. Đây được coi là vụ tấn công hóa học nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Khi đó, Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra báo cáo điều tra ban đầu cho thấy khí độc thần kinh sarin đã được tìm thấy trong các mẫu máu và nước tiểu của các nạn nhân được sơ tán tới Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích bằng 59 quả tên lửa Tomahawk xuống căn cứ al-Shairat của quân đội Syria.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông nghi ngờ vụ tấn công này đã xảy ra và rằng chính phủ Syria không sở hữu vũ khí hóa học, mà là lực lượng khủng bố đang chống lại phe Assad.

7. Vụ việc tháng 4/2018

Mới đây, hàng chục người dân Syria đã bị sát hại trong một vụ tấn công hóa học tại Douma (Syria). Theo Tổ chức Y tế Syria – Mỹ, đã có hơn 500 người đã phải nhập viên sau khi vụ tấn công xảy ra, có những “triệu chứng cho thấy họ đã bị phơi nhiễm một loại chất hóa học”. Cụ thể, những người này gặp triệu chứng khó thở, sùi bọt mép, mắt đỏ và “hơi thở của mùi giống clo”.

Vụ tấn công này hiện vẫn chưa được xác minh, song các nhân viên y tế khẳng định đã có ít nhất 49 người thiệt mạng. Nhiều đoạn phim được đăng tải cũng cho thấy nhiều người được cho là bị trúng khí độc được các bác sĩ chăm sóc y tế.

Anh Tuấn (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !