Libya bấp bênh sau nội chiến

Các công trình công cộng như trường học đã bị lực lượng nổi dậy phá hủy, làm dấy lên lo ngại về sự ổn định của Libya sau cuộc nội chiến.

Libya bấp bênh sau nội chiến

Trường học bị phá hủy khiến dư luận lo ngại về tình hình Libya

Phó hiệu trưởng trường Tareq Bin Zeyad, Mohammed Saleh ngồi giữa lớp học bị lực lượng cách mạng phá hủy – Nguồn AP.

Sách giáo khoa bị vứt vương vãi trên sàn nhà trong phòng tin học và toán. Những trang bài tập về nhà môn khoa học còn vương đầy vết chân. Tủ treo bị phá, những lỗ đạn ghim trên màn hình máy tính và khóa ở trên khung cửa.

Trường trung học Tareq Abu Zeyad, cách thủ đô Tripoli 180km về phía tây nam, đã bị phá hủy. Những người dân trong ngôi làng bị cô lập phủ đầy ở vùng núi phía tây Libya này nói rằng các lực lượng nổi dậy đã tấn công nơi này vào tuần trước để trả thù vì ngôi làng đã ủng hộ Moammar Gadhafi .

Đây là một trong số các vụ tấn công liên tiếp ở khắp vùng và cũng là một ví dụ về sự chệch hướng khi mà người Libya còn chưa thống nhất con đường đi tiếp sau nhiều tháng nội chiến dữ dội. Các cuộc nội chiến thường đẩy các bộ lạc và các dòng họ đến chỗ đối đầu nhau.

Đi vào phòng học một cách chậm rãi, phó hiệu trưởng ngôi trường, ông Mohammed Saleh lắc đầu: “Tôi không hiểu tại sao họ lại trút sự trả thù của mình lên một lớp học, một trường học đem lại lợi ích cho cộng đồng”!

Saleh là một thành viên của bộ lạc al-Meshashya, bộ lạc đã bày tỏ lòng trung thành với chính quyền cũ khi cuộc nổi dậy bắt đầu nổ ra và họ đã che giấu các phần tử trung thành với Gadhafi khi họ đổ về từ các thành phố mà lực lượng nổi dậy đã chiếm được.

Bộ lạc al-Meshashyas, những người sinh sống trong ngôi làng này và những ngôi làng khác trong vùng, cho biết các cuộc tấn công này là rất sai lầm bởi lẽ nhiều người dân ở đây âm thầm ủng hộ cuộc nổi dậy vì họ sợ không dám công khai chống đối Gadhafi. Cuộc nổi dậy bắt đầu vào giữa tháng 2 ở thành phố phía đông, Benghazi và sau đó lan rộng ra khắp cả nước.

Ở những nơi khác trên đất nước Libya, các bộ lạc tuyên bố trung thành với Gadhafi cũng đã bị bắn phá. Khi các cuộc bắn giết diễn ra, nhiều thành viên của bộ lạc Twarga bỏ chạy khỏi Misrata để đến thành phố phía tây. Hiện giờ hàng chục gia đình Twarga đang sống tại các trường học ở Tripoli vì các lực lượng nổi dậy không cho phép họ quay về nhà của họ ở Misrata.

Một phát ngôn viên quân đội của Hội đồng chuyến tiếp Quốc gia, tướng Ahmed Banim bác bỏ các luận điệu này và nói rằng việc đó nhằm bôi nhọ hình ảnh của các chiến binh từ thành phố Zintan, những người đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến vào tháng trước ở Tripoli đẩy lùi Gadhafi khiến ông này phải bỏ trốn.

“Hiện đang có sự tập trung làm xấu hình ảnh của lực lượng cách mạng Zintan và Misrata, nhưng họ đã cố gắng hết sức trong cuộc chiến để giải phóng Libya khỏi Gadhafi, và tôi không thích những lời buộc tội này,” Bani nói.

Ibrahim Abu Shala, lãnh đạo của bộ lạc al-Meshashyas, cho hay các tướng lĩnh của Gadhafi đã đến thăm những người già trong làng để thuyết phục họ chống lại lực lượng nổi dậy.

Abu Shala nói sau đó ông ta thuyết phục bộ lạc tuyên bố trung thành với chính quyền và che giấu những người trung thành với Gadhafi.

“Là một trong những bộ lạc lớn nhất ở khu vực miền núi phía Tây, Gadhafi đã sử dụng chúng tôi để kìm hãm lại lực lượng nổi dậy ở khu vực này,” Abu Shala nói.

Chính quyền Gadhafi trang bị vũ khí mới cho các gia đình và nam giới trẻ tuổi, chủ yếu là súng trường và súng máy cầm tay.

Abu Shala nói rằng những người ủng hộ cuộc cách mạng ít ỏi hơn và bị quân của Gadhafi đe dọa buộc phải im lặng. Đội quân của Gadhafi đã dùng địa hình đồi núi chiến lược làm nơi ẩn náu.

Nhưng khi tình hình có vẻ như Tripoli sắp sụp đổ và toàn bộ đất nước sẽ chịu sự quản lí của lực lượng cách mạng, thì bộ lạc al-Meshashyas nói rằng họ tuyên bố đi theo lực lượng cách mạng vào ngày 8 tháng 8, gần 2 tuần trước khi lực lượng nổi dậy tiến vào thủ đô.

“Chúng tôi nghe nói lực lượng cách mạng thông báo rằng chúng tôi phải trao trả vũ khí nên chúng tôi đã gặp họ và họ cho chúng tôi 2 giờ để làm việc đó,” Amer Ramadan, người đã tham gia cuộc gặp giữa đại diện của các bộ lạc và lực lượng chống Gadhafi đến từ Zintan.

Ông nói rằng cuộc gặp ngày 21 tháng 8 rất thân mật nhưng họ chỉ có 2 giờ để trao trả toàn bộ vũ khí – thậm chí hội đồng chuyển tiếp Quốc gia còn chưa đưa ra lời kêu gọi thu nạp vũ khí từ các thành phố.

“Họ nói rằng chúng tôi giao nộp quá chậm chạp và hàng trăm người đi vào làng của chúng tôi lục lọi nhà của chúng tôi và phá hủy các tài sản công cộng để trừng phạt,” Ramadan nói.

Ông nói rằng các cuộc tấn công bắt đầu từ ngày 21 tháng 9 và tiếp diễn trong 3 ngày. Xe ô tô riêng và gia súc bị lấy trộm, nhà cửa bị đốt cháy.

Cuộc tấn công vào trường học diễn ra vào ban đêm, khi bọn trẻ không ở trên lớp.

Vào ngày chủ nhật, các lỗ đạn vẫn hằn lên bên ngoài và bên trong ngôi trường, và kính vỡ vương vãi trên sàn lớp.

Mahdi al-Mashi, một sinh viên đại học 30 tuổi, băn khoăn tại sao những người tự gọi mình là lực lượng cách mạng lại hướng sự trả thù của mình đến những công trình công cộng như trường học.

“Nhiều người trong chúng tôi đã âm thầm tham gia cuộc nổi dậy ngày 17 tháng 2 ngay từ lúc đầu nhưng chúng tôi bị chính quyền Gadhafi đe dọa,” al-Mashi nói. “Tại sao chúng tôi phải trả giá cho việc đó với cách thức dã man như thế này?”

Abdullah al-Matoug, nguyên lãnh đạo hội đồng quân đội địa phương, cho hay các nhà chức trách đang trong quá trình thu thập lại vũ khí từ người dân ở các làng và sẽ phải mất thời gian để thuyết phục họ giao nộp.

“Chúng tôi còn rất mới và chúng tôi không có đủ nguồn lực để ngăn chặn các cuộc tấn công kiểu như vậy”, Al-Matoug nói. Ông ngồi trong một văn phòng là văn phòng cảnh sát cũ ở al-Shegaiga, hàng chục vũ khí tự động nằm chất đống ở sau lưng ông.

Ở bên ngoài văn phòng, trẻ em đã treo lá cờ Libyan mới và phun sơn màu chữ “Libya tự do”. Một người đàn ông nói rằng ông nghĩ là sẽ có một cuộc nội chiến mới nổ ra giữa các bộ lạc.

“Không có trật tự gì cả, không có luật pháp và NTC thì không làm gì để giúp đỡ cả - một cuộc nội chiến nữa sẽ lại xảy ra.” Người đàn ông từ chối nêu tên và đã bị bạn bè bảo im lặng.

Lê Dung

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !