Làm Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4, bà Merkel phải đối mặt với điều gì?

Kết quả bầu cử Quốc hội Đức vừa được công bố, theo đó bà Angela Merkel tiếp tục giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp, song bà sẽ phải xây dựng một liên minh không mấy dễ dàng để hình thành được chính phủ mới.

Cuộc bầu cử Quốc hội Đức đã bắt đầu lúc 8 giờ (giờ địa phương) ngày 24/9 tại 88.000 địa điểm bầu cử trên khắp nước Đức. Năm nay có tới 61,5 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu.

Reuters đưa tin, đảng cực hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) cũng gây ấn tượng mạnh khi giành được 13,2% số phiếu bầu, lần đầu tiên đặt chân vào Quốc hội trong hơn nửa thế kỷ nay.

Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) của bà Merkel giành chiến thắng cuộc bầu cử quốc hội Đức với 33,2 % số phiếu, song đây là tỷ lệ ủng hộ thấp nhất kể từ năm 1949.

Đối thủ chính của bà Merkel, đảng Dân chủ Xã hội cũng nhận được kết quả tồi nhất từ trước đến nay, với chỉ 20,8 % số phiếu. Như vậy gần một nửa số cử tri Đức đã không bỏ phiếu cho hai đảng vốn thống lĩnh nước Đức kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Đảng của bà Merkel giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 24/9. Nguồn: Reuters

Bà Merkel cho hay sự thành công của đảng cực hữu là một phép thử cho người Đức và điều quan trọng là phải lắng nghe những lo lắng của các cử tri  và giành lại được số phiếu bầu của họ.

Tất nhiên là chúng tôi hy vọng có một kết quả tốt hơn chút. Nhưng chúng tôi không quên rằng mình vừa hoàn thành một thách thức lớn, vì vậy tôi rất hạnh phúc vì chúng tôi đã đạt được các mục tiêu chiến lược trong chiến dịch tranh cử. Chúng tôi là đảng mạnh nhất, chúng tôi được ủy thác để xây dựng một chính quyền tiếp theo, và không thể có một chính phủ liên minh nào chống lại được chúng tôi”, bà Merkel cho hay.

Cuộc bầu cử Quốc hội Đức diễn ra trong bối cảnh gia tăng sự ủng hộ cho các đảng cánh tả và cực hữu trên khắp châu Âu. Riêng nước Đức đang phải đối mặt với làn sóng nhập cư của hơn 1 triệu người tị nạn; đối mặt với căng thẳng với Nga kể từ khi Moscow can thiệp vào Ukraine và với mối nghi ngại về tương lai của Liên minh châu Âu kể từ khi Vương quốc Anh bỏ phiếu rời EU.

Sau các kết quả bầu cử gây sốc vào năm ngoái, từ Brexit cho tới bầu cử Tổng thống Mỹ, các lãnh đạo châu Âu trông chờ vào bà Merkel để củng cố lại trật tự phương Tây tự do. Tuy nhiên, sau khi đóng vai trò làm “mỏ neo” cho sự ổn định tại châu Âu, bà Merkel giờ đây sẽ phải đối mặt với một tình huống bất ổn ở quê nhà khi cần phải thành lập một liên minh mới, một tiến trình gian nan có thể mất nhiều tháng.

Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tuyên bố sẽ đứng ở vị trí đối lập thay vì tiếp tục liên minh hiện tại với đảng CDU của bà Merkel giống như bốn năm qua.

Không có SDP, con đường duy nhất để bà Merkel giành được đa số ghế trong quốc hội là tạo “quan hệ tay ba” với đảng Dân chủ tự do (FDP) và đảng Greens. Sự sắp xếp như vậy là chưa từng được thử nghiệm ở cấp quốc gia tại Đức và thường được cho là không ổn định. Cả FDP và Greens từng bỏ qua viễn cảnh về một liên minh “tay ba” nhưng cả hai đảng đều không giành đủ số ghế trong cuộc bầu cử hôm qua (24/9) để giúp bà Merkel chiếm đa số.

Kỷ nguyên mới?

Cho dù liên minh mới được hình thành như thế nào thì bà Merkel, 63 tuổi, sẽ vẫn phải đối mặt với bốn năm sóng gió, với một quốc hội chia rẽ do sự quay trở lại của FDP và đảng cực hữu AfD.

Được hình thành năm 2013 bởi một nhóm các học giả “bài” EU, AfD nổi lên như một nhóm chống người nhập cư sau quyết định mở cửa biên giới nước Đức của bà Merkel năm 2015, cho phép hơn 1 triệu người tị nạn đổ xô vào quốc gia này, phần lớn trong số họ là chạy trốn các cuộc chiến ở Trung Đông.

Đảng CDU của bà Merkel sẽ phải đứng trước việc thành lập liên minh đầy khó khăn. Nguồn: Reuters

Việc AfD có mặt trong Quốc hội Đức sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong nền chính trị của nước này, theo đó sẽ chứng kiến các cuộc tranh luận nóng bỏng hơn và một tương lai không quá chắc chắn hay thiên về sự đồng thuận như từ sau Thế chiến II đến nay.

Các đảng khác được bầu vào Quốc hội đều từ chối hợp tác với AfD, đảng tuyên bố sẽ “trừng phạt nặng nề” bà Merkel vì quyết định mở biên giới.

Cuộc bầu cử ở Đức được theo dõi sát sao khi diễn biến của chính trường Berlin sẽ ảnh hưởng lớn tới chính sách của EU. Bà Merkel cũng được coi là nhà lãnh đạo quan trọng của phương Tây lúc này.

Dù không còn giữ được tỷ lệ tín nhiệm cao, song Thủ tướng Angela Merkel vẫn sẽ “gia nhập” "nhóm các quan chức tại nhiệm lâu nhất nước Đức" trong đó có cố lãnh đạo Helmut Kohl và Konrad Adenauer.

Tuệ Minh (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !