Làm sao ngăn cản ông Kim Jong-un?

Triều Tiên lại phóng tên lửa. Mỗi lần phóng tên lửa, Triều Tiên khiến cả thế giới lo sợ trước sự cải tiến đáng kể công nghệ tên lửa của mình. Vậy, làm sao để ngăn cản Triều Tiên tiếp tục chương trình tên lửa và hạt nhân?

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in vào cuối tuần qua đã cùng nhau nhìn nhận một thực tế: Mối đe dọa từ Bình Nhưỡng thực sự hiện hữu.

Chỉ 2 ngày sau chuyến thăm của nhà lãnh đạo Hàn Quốc tới Hoa Kỳ, Triều Tiên cho phóng tên lửa mà họ gọi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) – một cảnh giới cao của vũ khí hiện đại hiện nay.

Vụ phóng ngày 4/7 tiếp tục đẩy thêm sức ép cho hai nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn tìm lựa chọn đúng đắn trong việc đối phó với Bình Nhưỡng: Ngăn chặn Triều Tiên xây dựng kho vũ khí hạt nhân hay tập trung ngăn chặn Triều Tiên sử dụng nó?

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un

Ngày 30/6, Reuters có đăng tải bài bình luận của tác giả Bennett Ramberg, cựu chuyên gia phân tích chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ George HW Bush (Bush cha).

Ông Ramberg cho rằng, Tổng thống Donald Trump phải chấp nhận thực tế các lệnh trừng phạt cũng như phô diễn khả năng quân sự của Mỹ và Hàn Quốc sẽ không thể buộc Triều Tiên ngừng các hoạt động phát triển hạt nhân và tên lửa được.

Đồng thời, tác giả cũng cho rằng, Tổng thống Moon Jae-in phải hiểu rằng, chính sách “Ánh dương” – kiềm chế sự tiếp cận kinh tế và chính trị với Bình Nhưỡng - càng khiến Nhà lãnh đạo Kim Jong-un xem sự phát triển hạt nhân chính là lối thoát duy nhất của Triều Tiên.

Tác giả Bennett Ramberg viết: “Washington cũng nên loại bỏ hành động quân sự trừ khi cuộc khủng hoảng quá cấp tập và không còn phương án nào khác. Triều Tiên tích cực phát triển chương trình trình hạt nhân để không cho phép những cuộc không kích kiểu Israel hay cuộc chiến đã loại bỏ các lò phản ứng hạt nhân ở Iraq hay Syria trong năm 1981 và 2007 được xảy ra. Bất cứ sự thất bại nào cũng có thể dẫn đến một cuộc tấn công quân sự biến bán đảo Triều Tiên thành bình địa và hàng trăm ngàn người sẽ chết.

Rất may, lịch sử kỷ nguyên hạt nhân đã cho phép một sự thay thế khác: Một cuộc chống đối.

Công cuộc chống đối không hề dễ dàng. Để thành công, nó cần đến 3 yếu tố.

Đầu tiên là sự ngăn chặn. Khi căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc hạt nhân như Mỹ và Liên Xô hay Ấn Độ và Pakistan, mối nguy về sự hủy diệt thảm khốc của hạt nhân đã ngăn chặn các bên xung đột ấn nút.

Bài học cho bán đảo Triều Tiên là Mỹ nên đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách cấm phát triển vũ khí hạt nhân năm mà Washington đã công bố năm 1991. Nhưng nếu không thể vì các ràng buộc chính trị, Mỹ nên đưa ra một chính sách rõ ràng, được các cường quốc hạt nhân khác hậu thuẫn, rằng Mỹ sẽ loại bỏ Triều Tiên nếu quốc gia này sử dụng hạt nhân hoặc tạo ra hiểm họa hạt nhân nghiêm trọng.

Thứ hai là áp dụng các biện pháp xây dựng lòng tin thời chiến tranh Lạnh để làm giảm nguy cơ chiến tranh. Các biện pháp có thể bao gồm thiết lập đường dây nóng  Triều Tiên – Mỹ - Hàn Quốc; xây dựng văn phòng liên lạc của Triều Tiên ở Mỹ và ngược lại. Việc giảm quân số và vũ khí hạng nặng ở biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc và trên biển cũng giúp giảm những lo lắng về các cuộc tấn công bất ngờ, trong đó có giảm các cuộc tập trận Mỹ - Hàn và các cuộc tập trận phô diễn của Triều Tiên. Mỹ cũng có thể bắt đầu quá trình khai thác lợi ích của Triều Tiêu thông qua Trung Quốc hoặc một bên thứ ba khác.

Thứ ba là quản lý khủng hoảng. Rất khó để xác định liệu bom của Triều Tiên sẽ làm gia tăng hay làm giảm khuynh hướng khởi động một sự cố như sự cố Triều Tiên đánh chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc năm 2010.

Trong một sự kiện có thể đẩy căng thẳng lên mức nghiêm trọng, điều quan trọng là phải ngừng leo thang. Không giống như vụ tên lửa Cuba hay trường hợp Trung Quốc - Liên Xô năm 1969, khi các lực lượng đối đầu bị bất ngờ buộc phải đưa ra phản ứng ngay lập tức, căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên không hề bất ngờ. Không nghi ngờ gì việc cả Washington lẫn Seoul đã sẵn sàng phương án quân sự để đối phó với tình hình. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng hạt nhân trước đó, Mỹ có vẻ đã chuẩn bị khá ít các phương án ngoại giao.

Ở đây, Washington một lần nữa có thể học được bài học từ quá khứ. Nếu một cuộc khủng hoảng xuất hiện và vượt ngoài kiểm soát, Washington phải có sẵn một bên hòa giải. Vai trò hòa giải của Mỹ trong khủng hoảng Paskistan – Indonesia đã không có giá trị. Để đối phó với ông Kim Jong-un, Washington nên tìm đến Bắc Kinh và sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề khi cần.

Tiếp đó, ông Trump và ông Moon cũng nên nhờ đến sự tư vấn từ các tổ chức tư nhân. Trong suốt khủng hoảng tên lửa Cuba, người Xô Viết đã nhờ một thương nhân người Mỹ tới thăm Moscow và đài ABC đóng ở Washington như một kênh hỗ trợ. Tổng thống Kennedy nhờ anh trai mình là Robert tác động tới đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin.

Trong trường hợp của Bình Nhưỡng, Mỹ có thể lôi kéo các cựu quan chức có kinh nghiệm trong hoặc các yếu nhân có ảnh hưởng liên quan đến Triều Tiên như cách mà Tổng thống Bill Clinton đã thực hiện với cựu Tổng thống Jimmy Carter trong suốt khủng hoảng lò phản ứng hạt nhân Yongbyon năm 1994 để tiếp cận với các đầu mối liên lạc Triều Tiên.

Cuối cùng, hãy gửi một quan chức cấp cao tới thủ đô đối thủ để tìm kiếm giải pháp. Đó là điều mà điện Kremlin đã làm năm 1969 khi gửi Thủ tướng Alexei Kosygin tới Bắc Kinh trong một nỗ lực cuối cùng để chấm dứt cuộc đối đầu Trung – Xô. Cách này rất hiệu quả. 

Minh Anh (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !