Kinh tế Nga – “Cỗ xe tăng” đã cận kề miệng vực?

Ba tháng đầu năm, 65 tỷ USD vốn đầu tư đã rút khỏi thị trường Nga. Bộ Kinh tế Nga hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế 2014 từ 2,5% xuống 0,5%, thậm chí 0%. Bộ Tài chính dự báo từ 100-150 tỷ USD đầu tư sẽ tiếp tục “ra đi”...
Kinh tế Nga – “Cỗ xe tăng” đã cận kề miệng vực? - ảnh 1

Ngân hàng Trung ương Nga đang nắm giữ gần 500 tỷ USD dự trữ nênhiện tượng chảy máu tư bản của Nga sẽ dừng lại trước khi nước Nga bị đe dọa cạn kiệt vốn. (Ảnh minh họa)

Tiền? – Nga không thiếu

Đến nay những đe dọa trừng phạt kinh tế của Mỹ, hay châu Âu chẳng khiến Matxcova phải “phiền lòng”. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chẳng hề “bận tâm” trước việc chính quyền Kiev được các nước phương Tây yểm trợ.

Thế nhưng những thống kê về thực trạng kinh tế của Nga trong 3 tháng đầu năm 2014, được Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga, Andrei Klepatch thông báo hồi giữa tháng 4 lại là một "gáo nước lạnh" vào những toan tính của ông chủ điện Kremlin.

Theo phân tích của Bộ Kinh tế Nga, tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nước này liên tục giảm mạnh từ 4,3% năm 2011 xuống còn 1,3% trong năm 2013. Với tỷ lệ này, Nga đang cầm đèn đỏ trong số 5 nước thuộc nhóm BRICS. GDP của Nga trong quý I/2014 đã giảm 0,5% so với quý IV/2013. Trong tháng 2 vừa qua, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 0,3% so với một năm trước đây.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình hình kinh tế Nga không mấy khả quan. Báo cáo gần đây nhất vừa được công bố vào giữa tháng 3/2014 của WB nêu ra hai kịch bản.

Trường hợp khả quan nhất, GDP của Nga sẽ tăng ở mức 1,1% - tức chỉ bằng một nửa so với dự kiến đã được WB đưa ra hồi năm 2013. Trong trường hợp căng thẳng Ukraine leo thang, hậu quả sẽ tai hại hơn nhiều. Kinh tế nước này sẽ bị suy thoái, GDP giảm 1,8% cho tài khóa 2014 và còn giảm thêm ít nhất là 2% năm 2015.

Khủng hoảng Ukraine và đọ sức giữa Matxcova với các nước phương Tây, đang làm suy yếu thêm kinh tế của Nga. Rõ rệt nhất là các luồng vốn tư bản rút khỏi nước này và nhiều dự án đầu tư đã bị chựng lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia không tin rằng kịch bản kinh tế Nga sụp đổ sẽ xảy ra. Theo Cơ quan tư vấn Capital Economics, dù tình hình có khó khăn đến đâu thì nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ bởi Tổng thống Putin đang nắm lá chủ bài quan trọng trong tay: dầu mỏ và khí đốt. Chắc chắn là châu Âu không thể tẩy chay dầu khí của Nga.

Thêm vào đó, Ngân hàng Trung ương Nga đang nắm giữ một khoản dự trữ ngoại tệ gần 500 tỷ USD. Do vậy, có thể nói Nga không sợ bị eo hẹp về tài chính. Trong trường hợp cần thiết, điện Kremlin có thể sử dụng khối ngoại tệ đó để đối phó với những khó khăn nhất thời. Bằng chứng cụ thể là cho dù tư bản đã và còn đang tiếp tục ồ ạt rút đi khỏi nước Nga, Ngân hàng Trung ương vẫn tung tiền ra mua vào đồng Rup, hạn chế bớt nguy cơ đơn vị tiền tệ bị mất giá. Thậm chí có lúc Ngân hàng Trung ương Nga đã mua vào 10 tỷ Rup trong một ngày để giữ giá cho đơn vị tiền tệ.

Kinh tế Nga – “Cỗ xe tăng” đã cận kề miệng vực? - ảnh 2

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Lilit Gevorgyan, thuộc cơ quan tư vấn IHS Global Insinght của Mỹ, cho dù có tới 100 tỷ USD vốn đầu tư bị rút khỏi Nga, Ngân hàng Trung ương nước này vẫn có khả năng can thiệp tránh để đồng Rup bị “rơi tự do”. Giáo sư Jacques Sapir, một chuyên gia về kinh tế Nga, đặc biệt là về hồ sơ tiền tệ, kiêm Giám đốc Trường Cao đẳng Khoa học Xã hội (EHESS) cũng cho rằng, hiện tượng chảy máu tư bản của Nga sẽ dừng lại trước khi nước Nga bị đe dọa cạn kiệt vốn. Bởi lẽ nhiều tập đoàn quốc tế, chủ yếu là châu Âu, không sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Nga, một quốc gia có dầu mỏ và khí đốt.

Vào lúc là EU đang cứng giọng với Matxcova, chủ nhân một số các tập đoàn lớn của châu Âu như hãng dầu khí Shell, hay ông trùm công nghiệp của Đức là Siemens đã đến tận Matxcova, để tiếp kiến chủ nhân điện Kremli và thảo luận với ông Putin về một “chiến lược hợp tác lâu dài”.

Nguy hiểm đến từ đâu?

Trước khi nổ ra khủng hoảng Ukraine, kinh tế của Nga đã bị chựng lại. Ngay từ tháng 1/2014, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế đã hạ dự báo tăng trưởng của nước này. Từ mùa thu năm 2013, viễn cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đã khiến đồng Rup liên tục bị mất giá và vốn đầu tư vào Nga ồ ạt được chuyển về nơi khác.

Theo lời giám đốc cơ quan tư vấn tài chính FBK, Igor Nikolaev, đối với nước Nga, chu kỳ tăng trưởng đã đi qua. Năm 2013 là năm cuối cùng của một chu kỳ đó, kể từ năm 2014 kinh tế Nga rơi vào suy thoái.

Theo ông Nikolaev, khó khăn của Nga bắt nguồn từ chỗ “mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu dầu khí” đã lỗi thời. Giá dầu mỏ không còn cao chót vót như ở vào năm 2008 (có lúc giá một thùng dầu thô đã được đẩy lên tới gần 150 USD) hay là ở mức trung bình khoảng 112 USD/thùng dầu như vào những năm 2011 -2012.

Thêm vào đó, Bộ Kinh tế nước này cũng thừa nhận trong một thời gian quá dài, chính quyền liên bang đã chậm trễ trong việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí đốt. Trong 14 năm qua, ông Putin liên tục hô hào phải đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở của ngành dầu, khí. Nhưng lời nói đã không đi đôi với việc làm. Nga hiện xuất khẩu 5,5 triệu thùng dầu mỗi ngày và 200 tỷ m3 khí đốt hàng năm. Ngành khai tháng khoáng sản chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga và đây là “đầu vào” quan trọng nhất cho ngân sách của nhà nước Nga.

Vấn đề đặt ra là mức sản xuất và khả năng cung cấp dầu khí của các tập đoàn Nga, có khuynh hướng bị chựng lại, do thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các đường ống dẫn để đưa "vàng đen" hay khí đốt của Nga đến các thị trường lớn như Trung Quốc. Ngoài ra, theo một số các chuyên gia giá dầu mỏ phải được duy trì ở mức 110 USD/thùng thì mới vừa đủ để trang trải các phí tổn quân sự và xã hội của nước Nga.

Kinh tế Nga – “Cỗ xe tăng” đã cận kề miệng vực? - ảnh 3

Chưa hết, từ đầu năm 2013 tới nay chỉ số sản xuất công nghiệp của Nga liên tục giảm sút. Lạm phát gần 7% là một gánh nặng. Theo báo cáo về “Khả năng cạnh tranh 2013-2014” do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, mức độ can thiệp quá lớn của nhà nước trong các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng trong tình trạng tồi tệ đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông, và y tế là những trở ngại lớn khiến các doanh nhân lơ là với một thị trường được đánh giá là có “tiềm năng” như Nga (gần 150 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người lên tới 14.000 USD/năm).

Nga nổi tiếng có một đội ngũ các chuyên gia giỏi, thế nhưng do thiếu đầu tư vào cho ngành nghiên cứu thực dụng, số bằng sáng chế của Nga lại ở vào bậc thấp “thảm hại”, các doanh nghiệp của Nga bị coi là kém cỏi về mặt phát minh. Bên cạnh đó, khác hẳn so với Trung Quốc, hay Brazil, dân số Nga đang trên đà bị lão hóa và kèm theo đó là những hậu quả tiêu cực đối với thị trường lao động.

Giới quan sát cho rằng, đang bị vướng bận vì hồ sơ Ukraine và phải hứng chịu những tốn kém sau khi đã sáp nhập Crimea, các chương trình cải tổ xã hội từng được ông Putin cam kết khi ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ thứ ba, coi như đang bị chìm vào quên lãng. Khó có thể tin rằng Vladimir Putin giữ được lời hứa đưa nước Nga trở thành 1 trong 5 cường quốc kinh tế của thế giới trước năm 2020.

Phan Sương

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !