Kịch bản nào khi đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ - Trung?

Giới phân tích quân sự Mỹ mới đây đã phác thảo các kịch bản của cuộc đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ-Trung. Nếu như vào những năm 1990, chiến thắng chắc chắn sẽ thuộc về Quân đội Mỹ thì hiện nay, lợi thế này là không rõ ràng.
Kịch bản nào khi đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ - Trung? - ảnh 1

Ảnh minh họa

Giới phân tích quân sự Mỹ mới đây đã phác thảo các kịch bản của cuộc đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ-Trung. Nếu như vào những năm 1990, chiến thắng chắc chắn sẽ thuộc về Quân đội Mỹ thì hiện nay, lợi thế này là không rõ ràng. Còn trong 10-15 năm tới, cán cân lực lượng sẽ còn thay đổi nhiều hơn nữa.

Các nhà phân tích thuộc Trung tâm phân tích chiến lược Mỹ (RAND) mới đây đã công bố bản báo cáo về sự thay đổi của Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) kể từ đầu những năm 1990 đến nay. Các tác giả của bản báo cáo này đã so sánh Quân đội Mỹ với PLA thông qua hàng chục chỉ số trong giai đoạn các năm 1996, 2003, 2010 và 2017 để từ đó đưa ra dự báo về cuộc xung đột quân sự giả định.

Hai kịch bản đụng độ được đề cập đến gồm: Đụng độ tại khu vực gần với Trung Quốc (xung đột về vấn đề Đài Loan) và đụng độ tại khu vực xa hơn (trên Biển Đông).

Kết quả phân tích cho thấy, trong vòng 2 thập kỷ gần đây, PLA đã thay đổi khá nhiều, từ chỗ đông quân và vũ khí lạc hậu, PLA đã trở thành quân đội hiện đại, có khả năng tác chiến cao. 10 chỉ số được các nhà phân tích đưa ra nghiên cứu, mổ xẻ gồm:

1. Khả năng PLA tấn công các căn cứ không quân Mỹ

Kịch bản nào khi đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ - Trung? - ảnh 2

Tên lửa của Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có đủ khả năng tiêu diệt các căn cứ không quân gần Trung Quốc nhất của Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo tầm gần của mình (hiện Trung Quốc sở hữu gần 1,4 nghìn tên lửa loại này). Thậm chí chỉ một lượng nhỏ trong kho tên lửa này cũng có thể loại các căn cứ của Mỹ khỏi vòng chiến đấu trong vài tuần vì không quân Mỹ sẽ phải bay qua quãng đường khá xa từ các căn cứ ở Alaska, quần đảo Hawaii và đảo Guam. Về chỉ số này, Trung Quốc có chút lợi thế nếu như xung đột ở khu vực gần và lợi thế này sẽ mất đi nếu xung đột ở khu vực xa.

2. Lợi thế trên không

Hiện nay một nửa không quân tiêm kích của PLA là các máy bay tiêm kích thế hệ 4. Điều này đã giúp Trung Quốc rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa không quân hai nước. Tuy nhiên, nếu như trước năm 2010, sự vượt trội của Mỹ là rõ ràng thì hiện nay, theo bản báo cáo, tiềm lực hai bên là tương đồng nếu xung đột ở khu vực gần. Không quân Mỹ có chút lợi thế nếu xung đột ở khu vực xa.

3. Khả năng xâm nhập vào không phận Trung Quốc

Kịch bản nào khi đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ - Trung? - ảnh 3

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ

Sự phát triển của hệ thống phòng không Trung Quốc làm cho khả năng hoạt động trong không phận Trung Quốc hoặc gần với biên giới nước này trở nên khó khăn hơn nhiều. Năm 1996, các tên lửa dạng “đất đối không” của Trung Quốc chủ yếu là các bản copy các hệ thống cũ do Liên Xô sản xuất. Đến năm 2010, Trung Quốc đã trang bị gần 20 bệ phóng với hệ thống tìm kiếm mục tiêu tầm xa đến 200 km. Không quân Mỹ được trang bị công nghệ tàng hình vẫn có khả năng xâm nhập vào không phận Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như trong những năm 1990, không quân Mỹ hoàn toàn vượt trội so với không quân Trung Quốc thì hiện nay, tiềm lực này được cân bằng trong khu vực xung đột gần. Không quân Mỹ có chút vượt trội nếu xung đột xảy ra ở khu vực xa.

4. Khả năng Mỹ tấn công các căn cứ Không quân Trung Quốc

Sự phát triển của vũ khí có độ chính xác cao giúp cho Mỹ có được nhiều lợi thế và khả năng để tận dụng khi xung đột xảy ra trên đảo Đài Loan. Về chỉ số này, Mỹ vượt trội so với Trung Quốc khi xung đột ở khu vực gần và vượt trội đáng kể nếu xung đột ở khu vực xa.

5. Khả năng Trung Quốc chống lại tàu nổi của Mỹ

Kịch bản nào khi đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ - Trung? - ảnh 4

Tên lửa của Trung Quốc

Các nhà phân tích cho rằng PLA đã đạt đến trình độ tác chiến đủ để có thể đe dọa các tàu sân bay của Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo chống tàu. Mặc dù các tên lửa này khó có thể vượt qua được các hệ thống phòng không của Mỹ nhưng giới chức quân sự Mỹ hiểu rằng, hiện Trung Quốc đã có đủ khả năng tấn công các tàu sân bay Mỹ và khả năng này ngày càng được tăng cường. Ngoài ra, khả năng tình báo, trong đó có tình báo vệ tinh của Trung Quốc cũng tốt hơn. Ngoài các tên lửa đạn đạo chống tàu, Mỹ cũng phải tính đến sự hoàn thiện tàu ngầm của Trung Quốc với các tên lửa có cánh và thủy lôi. Ở chỉ số này, Trung Quốc có lợi thế đôi chút nếu xung đột ở khu vực gần và tiềm lực hai bên là cân bằng nếu xung đột ở khu vực xa.

6. Khả năng Mỹ tấn công tàu quân sự Trung Quốc

Giới quân sự Mỹ đang cố gắng ngăn cản khả năng quân Trung Quốc đổ bộ vào Đài Loan. Theo bản báo cáo, các tàu ngầm, máy bay và lực lượng mặt đất Mỹ có thể tiêu diệt 40% tàu đổ bộ của Trung Quốc khiến lực lượng đã đổ bộ lên đất liền không được toàn vẹn đội hình và mất đi sự chỉ huy thống nhất. Khả năng đổ bộ của Trung Quốc, tính từ năm 1996, đã được tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên, xét ở chỉ số này, Mỹ vẫn vượt trội so với Trung Quốc nếu xung đột ở khu vực gần và sự vượt trội càng lớn hơn nếu xung đột ở khu vực xa.

7. Khả năng Mỹ chống lại hệ thống vũ trụ của Trung Quốc

Do trong thời gian gần đây, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào vệ tinh và hiện có thông tin cho rằng Trung Quốc đang phát triển vũ khí có khả năng tiêu diệt các thiết bị vũ trụ, Mỹ từ năm 2002 đã bắt đầu cung cấp tài chính để phát triển hệ thống vũ khí laze năng lượng cao nhằm phá hủy hệ thống cảm biến quang học của các vệ tinh Trung Quốc và hệ thống tên lửa đạn đạo để tiêu diệt các vệ tinh này.

8. Khả năng Trung Quốc chống lại hệ thống vũ trụ của Mỹ

Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm nhiều tên lửa chống vệ tinh. Ngoài ra, nước này còn đang nghiên cứu chế tạo các hệ thống laze có khả năng vô hiệu hóa các vệ tinh khác. Do đó, mối đe dọa đối với các vệ tinh của Mỹ đang gia tăng. Dựa trên các kết quả phân tích mới nhất, các chuyên gia cho rằng khả năng của hai bên ở chỉ số này gần tương đồng nhau.

9. Chiến tranh mạng

Kịch bản nào khi đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ - Trung? - ảnh 5

Ảnh minh họa

Mặc dù các cơ quan chính quyền Mỹ không ít lần phải gánh chịu các cuộc tấn công thực sự của các hacker ủng hộ Trung Quốc nhưng báo cáo cho rằng nếu như xung đột xảy ra, các hệ thống máy tính của Mỹ sẽ không phải chịu các vấn đề đặc biệt nào. Hệ thống máy tính của Trung Quốc cũng trong tình trạng tương tự nhưng ở chỉ số này, Mỹ có những vượt trội nhất định.

10. Tính bền vững hạt nhân

Chỉ số này đánh giá thực trạng lực lượng hạt nhân hai nước trong trường hợp xảy ra đòn tấn công hạt nhân, cũng như khả năng thực hiện các đòn tấn công trả đũa. Trung Quốc thường xuyên phát triển lực lượng hạt nhân của mình và cung cấp cho quân đội các tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, cụ thể là các tên lửa DF-31/31A và DF-5 đã được cải tiến. Hải quân Trung Quốc đã được trang bị các tên lửa đạn đạo bắn từ biển JL-2. Mặc dù vậy, số lượng đầu đạn của Mỹ nhiều hơn 13 lần so với Trung Quốc nên Trung Quốc hầu như không có khả năng tấn công trả đũa.

Ngoài việc so sánh các chỉ số trên, bản báo cáo còn cho rằng với thực tế phát triển của tình hình hiện nay, sau 5-15 năm nữa ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á sẽ suy giảm. Đồng thời giới lãnh đạo Trung Quốc cũng có thể cho rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào xung đột của Trung Quốc với một trong số nhiều quốc gia láng giềng.

Kịch bản nào khi đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ - Trung? - ảnh 6

Quân nhân Mỹ

Kịch bản nào khi đối đầu quân sự trực tiếp Mỹ - Trung? - ảnh 7

Xe bọc thép của Mỹ

Nhận xét về bản báo cáo này của các chuyên gia Mỹ, Tổng Biên tập tạp chí Moscow Defense Brief Vasili Kashin cho rằng bản báo cáo này chỉ là sự thăm dò dư luận. Mỹ có mối quan hệ liên minh về hình thức với Nhật Bản và Philippines. Mỹ còn có cả đạo luật về quan hệ với Đài Loan mà theo đó, Mỹ có thể can thiệp vào tình hình Đài Loan nếu như Trung Quốc sử dụng vũ lực để sáp nhập Đài Loan. Tuy nhiên, đạo luật này không quy định cụ thể phương án hành động nào đó mà Mỹ sẽ tự quyết định có can thiệp vào tình hình Đài Loan hay không.

Đối với Nhật Bản, cho dù Nhật Bản là đồng minh then chốt của Mỹ và việc bỏ mặc Nhật Bản trong khó khăn sẽ làm tổn hại hình ảnh cường quốc hàng đầu của Mỹ nhưng chưa chắc Mỹ sẽ trợ giúp Nhật. Mặc dù vậy, Đông Á vẫn là khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Quyết tâm của họ ở khu vực này là không phải bàn cãi và Trung Quốc hiểu rất rõ điều đó. Việc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch quân sự chớp nhoáng, mang tính cục bộ để Mỹ không kịp phản ứng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với Trung Quốc. Do đó, khả năng Mỹ-Trung đối đầu quân sự trực tiếp chỉ nên đề cập đến trong thập kỷ sau, khi mối quan hệ này thực sự xấu đi và cán cân lực lượng đã thay đổi.

Mặc dù vậy, ông Kashin cũng đồng ý với nhận định về việc tiềm lực quân sự của Trung Quốc đã gia tăng đến mức độ vượt Mỹ trong một số lĩnh vực. Ngoài ra, Trung Quốc còn có nhiều tiềm lực nhờ sở hữu lượng lớn tên lửa hiện đại, có độ chính xác cao được bố trí trên đất liền. Xét trong khu vực này, Trung Quốc thực sự là đối thủ rất nguy hiểm của Mỹ. Mỹ có ưu thế trong các cuộc xung đột ở khu vực xa nhưng khi gần biên giới của mình, Trung Quốc hoàn toàn có thể thách thức bất cứ đối thủ nào.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.

Đức Dũng

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !