Kẻ lo lắng, người giận dữ trước lễ nhậm chức của ông Trump

Người Đức tức giận, người Trung Quốc cực kỳ giận dữ, lãnh đạo NATO lo lắng còn những người đồng cấp của ông Trump tại Liên minh châu Âu đang hết sức dè chừng khi chỉ một vài ngày nữa Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ chính thức lãnh đạo đất nước.

Theo New York Times, chỉ vài ngày trước khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump một lần nữa lại khiến thế giới chia rẽ  bởi những phát ngôn khó đoán của mình. Trong các buổi phỏng vấn, những nhận xét gây tranh cãi của ông đã khiến căng thẳng leo thang với Trung Quốc, cũng như khiến các đồng minh quan trọng ở châu Âu tức giận.

Không ai biết chính xác ông Trump sẽ chĩa mũi rìu vào những đâu, ngoại trừ một quốc gia mà ông không chỉ trích, đó là Nga và Tổng thống Putin, cho đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, ông Trump có vẻ là một người cổ vũ cho phong trào Brexit, cho đến bây giờ.

Sự khó lường của ông Trump có lẽ chính là tính cách dễ đoán nhất của ông. Thế giới dường như đã quen với những tin nhắn Twitter đầy “khiêu khích” nhưng điều chưa rõ là liệu dòng tweet của ông có trở thành chính sách mới, hay đó là sự đánh giá cá nhân hoặc chỉ là lời nói thoảng qua.

Kẻ lo lắng, người giận dữ trước lễ nhậm chức của ông Trump - ảnh 1

Thế giới sẽ ra sao khi ông Trump chính thức lên nắm quyền? Ảnh: NY Times

Ông Trump lại một lần nữa khiến Trung Quốc “điên tiết” bằng bài phỏng vấn hôm 14/1 trên Wall Street Journal khi trả lời câu hỏi về chính sách “một Trung Quốc”. Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh đã thẳng thừng đáp trả, khẳng định bất kỳ ai mang vấn đề Đài Loan ra để “mặc cả” với Bắc Kinh sẽ phải nhận sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền và người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

Bà cho rằng “không phải mọi thứ trên thế giới đều có thể mang ra để mua bán hay mặc cả”. Tờ China Daily cũng cho rằng ông Trump “đang đùa với lửa” khi Tổng thống Mỹ đắc cử cho rằng “Bắc Kinh sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài tháo bỏ găng tay”.

Chỉ hai ngày sau, ngày 16/1, trong các cuộc phỏng vấn, ông Trump miêu tả Liên minh châu Âu là “một phương tiện của Đức” và dự đoán khối này sẽ chứng kiến nhiều quốc gia theo chân Vương quốc Anh và lần lượt rời khỏi.

Tỷ phú Donald Trump cũng cho rằng Thủ tướng Đức, Angela Merkel đã tạo ra “một sai lầm thảm họa” khi cho phép người nhập cư đổ vào châu Âu. Đáp lại bài phỏng vấn mới nhất của ông Trump hôm 16/1 khi ủng hộ Brexit và chỉ trích Đức, bà Merkel cho biết: “Điều này chẳng có gì là mới, mọi người đều đã hiểu chuyện và đều hiểu được vị trí của tôi. Tôi nghĩ rằng người dân châu Âu phải tự kiểm soát số phận của mình”.

Không những chỉ trích chính sách mở cửa tiếp nhận một triệu người di cư của Thủ tướng Merkel, trong cuộc trả lời phỏng vấn chung của báo Bild và tờ Thời báo London, ông Trump còn hoan nghênh việc Anh rời khỏi EU là quyết định hay. Ông còn cho rằng một hiệu ứng domino khác sau Brexit sẽ xảy ra khi các nước khác làm điều tương tự, vì áp lực từ cuộc khủng hoảng người nhập cư và tị nạn từ các nước đang xảy ra chiến sự như Syria.

Kẻ lo lắng, người giận dữ trước lễ nhậm chức của ông Trump - ảnh 2

Ông Trump khiến nhiều lãnh đạo châu Âu lo lắng về những phát ngôn của mình. nguồn: NY Times

Ông còn thẳng thắn nhận định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã “lỗi thời và không chú trọng đến cuộc chiến chống khủng bố”. Tổng thống đắc cử Mỹ một lần nữa cho rằng chỉ một số ít trong 28 quốc gia thành viên NATO thực hiện đúng cam kết về đóng góp chi phí quân sự.

Tuyên bố này đã vấp phải sự phản bác của Tổng thống Pháp Francois Hollande. Tuy không nêu đích danh Tổng thống đắc cử Mỹ, nhà lãnh đạo Pháp đã khẳng định EU có quyền tự chủ và quyền tự quyết, nhấn mạnh khối này “không cần lời khuyên răn từ bên ngoài”.

Ông Hollande nhấn mạnh EU chủ trương theo đuổi sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương, song sẽ tự quyết định con đường phát triển của mình dựa trên nền tảng lợi ích và giá trị của toàn khối. Bình luận về tuyên bố của ông Trump liên quan đến NATO, Tổng thống Pháp nhấn mạnh mối quan hệ giữa Washington và liên minh quân sự này dựa trên các nguyên tắc và giá trị chung, trong đó việc tiếp nhận người tị nạn cũng là một trong những giá trị cốt lõi chung tại châu Âu và châu Mỹ.

Trong khi đó, Cao ủy phụ trách Chính sách đối ngoại và an ninh của EU, bà Federica Mogherini cũng bác bỏ những dự đoán của ông Trump và tự tin rằng EU sẽ đoàn kết. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thì nói những phát ngôn của ông Trump gây lo lắng cho các nước châu Âu. Ông Steinmeier cho biết đã nói chuyện với các ngoại trưởng EU và NATO, họ hầu hết đều lo ngại về tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người đang có chuyến công du nước ngoài cuối cùng, cũng lên tiếng phản bác tuyên bố của Tổng thống đắc cử. Phát biểu với phóng viên kênh truyền hình CNN tại London, ông Kerry cho rằng thật không phù hợp khi ông Donald Trump can thiệp trực tiếp vào chính trường của một quốc gia khác bằng cách quy chụp quyết định hồi năm 2015 của Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp nhận người tị nạn là “một sai lầm thảm họa”. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh  ông Trump sẽ phải chịu trách nhiệm với tuyên bố của mình và với mối quan hệ đó.

Năm 2017, châu Âu sẽ đón nhận một năm chuyển mình của nền chính trị khi các cuộc bầu cử lớn diễn ra ở nhiều nơi như Hà Lan, Pháp, Đức và có thể ở cả Italy. Nếu phe dân túy giành chiến thắng thì có thể EU rơi vào tình trạng bất ổn và rất nhiều quan chức châu Âu lo ngại rằng những lời lẽ khiêu khích của ông Trump sẽ gây tổn hại cho châu lục này.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, không cần quá nghiêm túc trước những lời nói của ông Trump, ít nhất là cho đến bây giờ. Robin Niblett, giám đốc Viện Chatham, tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở London, cho rằng: “Tôi nghĩ những lời nói của ông Trump cần phải có thêm “chút muối”. Theo tôi, ông ấy chỉ đang cố tạo ra phương án mở cho những lựa chọn của mình và sẽ không dồn lại để cho vào chính sách của chính quyền mới”.

Trong khi đó, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump đang nỗ lực để làm dịu một số căng thẳng trước lễ nhậm chức tại Washington. Nhóm này dự định sẽ tổ chức một bữa tiệc tối cho các thành viên thuộc nhiều tổ chức ngoại giao nước ngoài uy tín giao lưu cùng với các thành viên nội các mới, lãnh đạo Quốc hội và Phó Tổng thống Mike Pence.

Tuệ Minh (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !