IS sẽ suy tàn trong năm 2016?

Giá dầu sụt giảm cùng tác động từ các cuộc không kích của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã khiến IS chịu cảnh thất thu tài chính lớn từ hoạt động buôn bán dầu mỏ trái phép và dự báo làm suy giảm năng lực của nhóm khủng bố trong năm 2016.

Trong năm 2015, Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã trở thành nỗi khiếp sợ đối với cộng đồng thế giới khi là thủ phạm gây ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Tuy nhiên, khi thành trì của nhóm khủng bố này tại Iraq và Syria liên tiếp chịu thiệt hại nặng nề sau các đợt không kích của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu và nguồn thu từ hoạt động buôn bán dầu mỏ trái phép cũng giảm mạnh, khả năng IS sẽ không thể hoành hành trong năm 2016. 

Khi bị cắt giảm nguồn tài chính và ngoại tệ, IS sẽ không thể duy trì các chức năng của một "đế chế Hồi giáo" cũng như không thể duy trì quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mà nhóm khủng bố này đang nắm giữ trước các cuộc tấn công mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. 

IS sẽ suy tàn trong năm 2016? - ảnh 1

Tay súng IS đứng canh tại nhà máy lọc dầu Baiji.

Theo Business Insider, Bản báo cáo Dầu mỏ của Iraq được công bố hôm 28/12 là một trong những nguồn tài liệu nêu chi tiết nhất về hiệu quả hoạt động của các cơ sở dầu mỏ do IS kiểm soát và tác động từ chiến dịch quân sự của Mỹ trong vòng 16 tháng. Thông tin trong bản báo cáo này dựa trên các cuộc phỏng vấn hơn chục người từng sinh sống trong khu vực của IS bao gồm các công nhân khai thác dầu. Thông tin được phía Iraq cung cấp bao gồm số tài liệu được đặc nhiệm Mỹ tịch thu trong cuộc truy quét và tiêu diệt trùm tài chính dầu mỏ của IS ở Syria là Abu Sayyaf hồi tháng Năm. 

Trong đó, Bản báo cáo Dầu mỏ Iraq nhấn mạnh "Mỹ tỏ ra chậm hiểu về giá trị chiến lược của các cơ sở hạ tầng dầu mỏ, giếng dầu, nhà máy lọc dầu và phương tiện vận chuyển dầu mỏ của IS. Đáng lẽ đây mới là những mục tiêu nên được ưu tiên tấn công thay vì các mục tiêu quân sự". 

Tuy nhiên, ngay cả khi mất gần như toàn bộ các mỏ khai thác dầu ở Iraq, IS vẫn đang kiểm soát nhà máy lọc dầu quy mô lớn tại quốc gia này, nằm tại Qayyarah, gần thành phố Mosul. Và ngay cả khi công nghệ khai thác mỏ lộ thiên chỉ đạt hiệu quả thấp song việc tiếp tục giành quyền kiểm soát các mỏ khai thác ở Syria đã giúp IS bình ổn giá dầu sau hơn một năm rưỡi lên xuống thất thường. 

Bản báo cáo cũng đưa ra hàng loạt bằng chứng về việc Trung Đông là vùng đất hoàng kim đối với nền kinh tế dầu mỏ của IS. Hoạt động xuất khẩu dầu mỏ từng đem về cho IS 40 triệu USD/tháng. Thậm chí, những người đóng vai trò trung gian như tài xế lái xe tải chở dầu cũng được IS chi hoa hồng từ 10 – 20 USD/thùng. 

Ngoài ra, để bù lại tình trạng giá dầu sụt giảm, IS đã cho áp đặt chặt chẽ hoạt động thu thuế quá cảnh. Theo đó, các thùng dầu được chuyển tới thị trường Thổ Nhĩ Kỳ bằng những chiếc xe tải hoặc qua đường dây của các quan tham IS ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Kurd ở Iraq. 

Đáng nói, ngành công nghiệp dầu mỏ của IS từng thu hút 1.600 nhân công mà phần lớn được tuyển dụng khắp thế giới. Tình trạng chia rẽ trong ngành công nghiệp dầu mỏ đã khiến những tổ chức phi pháp như IS không gặp bất cứ trở ngại gì khi tuyển dụng những công nhân lành nghề. Ngoài ra, IS còn đưa ra mức lương hấp dẫn nhằm thu hút "nhân tài" trong thời điểm ngành công nghiệp dầu mỏ đang trải qua thời kỳ cắt giảm lương mạnh. 

Thời hoàng kim đã qua

Tuy nhiên, những ngày tháng huy hoàng của IS giờ đã qua. Cụ thể, các cuộc không kích do liên quân Mỹ dẫn đầu đã phá hủy hàng trăm xe chở dầu của IS và làm suy giảm năng suất tại các nhà máy lọc dầu của nhóm khủng bố. Trong khi đó, tình trạng giá dầu giảm trên toàn thế giới cũng đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của IS trong khi nhu cầu cung cấp nhiên liệu ngay trong phần lãnh thổ của IS vẫn đang bị thiếu hụt.  

IS sẽ suy tàn trong năm 2016? - ảnh 2

Các công nhân làm việc tại một khu lọc dầu tại Syria.

"Nhóm khủng bố sẽ sớm không đủ khả năng cung cấp nguồn nhiên liệu cung cấp ngay trong phần lãnh thổ kiểm soát. Do đó, IS sẽ không còn nguồn dầu mỏ mang đi xuất khẩu. Trong khi giá dầu thô thế giới hiện đang ở mức thấp còn những kẻ buôn lậu có thể dễ dàng đi qua các vùng biên giới khiến chi phí vận chuyển của IS bị đội lên, làm giảm lợi nhuận của nhóm khủng bố", Bản báo cáo Dầu mỏ Iraq nêu.  

Song cho tới nay, chưa có một báo cáo nào dự đoán được những thất thu tài chính từ dầu mỏ mà IS sẽ phải hứng chịu trong năm 2016. Tuy nhiên, trong năm 2015, IS đã mất gần 14% lãnh thổ chiếm đóng ở Syria. Thắng lợi của quân đội chính phủ Iraq ở thành phố Ramadi, cách thủ đô Baghdad khoảng 75 dặm hồi tuần này cũng đã đặt dấu mốc quan trọng chứng minh khả năng hoành hành của IS sẽ dần bị suy giảm. 

Còn hiện tại, IS vẫn đang nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn trên lãnh thổ Iraq và Syria dù nhiều mục tiêu của nhóm khủng bố đã bị tiêu diệt và chịu cảnh thất thu lớn từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. 

Như Bản báo cáo Dầu mỏ của Iraq, việc IS giành quyền kiểm soát các phần lãnh thổ xuất phát từ sự yếu kém của nhà nước Iraq trong việc giải quyết mối bất hòa giữa cộng đồng người thiểu số Sunni với chính quyền Baghdad. Song tình trạng thất thu nguồn lợi kinh tế từ buôn bán dầu mỏ của IS không phải là yếu tố đảm bảo nhóm khủng bố sẽ không thể tiếp tục chiếm đóng các phần lãnh thổ khác ở Iraq. 

Nhưng chắc chắn, tình trạng cắt giảm hoạt động xuất khẩu dầu mỏ sẽ ngăn IS tiếp cận với nguồn ngoại tệ và giảm khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội cho nhóm người sống dưới đế chế của IS. Ngoài ra, IS sẽ không bao giờ có thể khôi phục được nguồn thu 1 triệu USD/ngày như giữa năm 2014. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự...

MINH THU (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !