Indonesia: Trung Quốc đã buộc chúng tôi phải hành động

“Dù sao Trung Quốc đã thực hiện các tính toán cần thiết. Do đó, chúng tôi cũng phải làm như vậy”, Tổng tư lệnh quân đội Indonesia tuyên bố trong kế hoạch tăng cường năng lực quân sự của nước này.
Indonesia: Trung Quốc đã buộc chúng tôi phải hành động - ảnh 1

Indonesia có kế hoạch tăng hạm đội tàu ngầm của mình lên 12 chiếc.

Từ nhiều năm nay, Indonesia – quốc gia được coi là “anh cả” của ASEAN vẫn giữ thái độ im lặng và tỏ ra không muốn can dự vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước thành viên của khối như Philippines, Việt Nam.

Tuy nhiên, theo giới quan sát quốc tế, mặc dù mềm dẻo trong thái độ, song Indonesia vẫn luôn cảnh giác và kiên quyết trước tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

Nhưng những diễn biến mới và hành động ngày càng hung hăng, bất chấp luật lệ quốc tế của Trung Quốc thời gian gần đây đã khiến Jakarta đã buộc phải thay đổi chiến lược quân sự.

Đại tướng Moeldoko, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia Indonesia (Tentara Nasional Indonesia - TNI cho biết, Jakarta sẽ tăng cường hiện diện quân sự xung quanh vùng biển Natuna ở Biển Đông nhằm đối phó với nguy cơ bất ổn trong khu vực.

"Xuất phát từ vị trí chiến lược của Natuna, việc tăng cường lực lượng hải quân, lục quân và không quân là cần thiết để phòng ngừa bất kỳ sự bất ổn nào ở Biển Đông và phục vụ như một hệ thống cảnh báo sớm cho Indonesia", tướng Moeldoko cho biết.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia, Sjafrie Sjamsoeddin, cho biết để bảo vệ lãnh thổ từ nay đến năm 2029, khoảng 40% ngân sách quốc phòng của Indonesa sẽ tập trung phát triển Lực lượng cần thiết tối ưu (MEF), trang bị thêm xe tăng, tàu ngầm, trực thăng và máy bay tiêm kích. Trong khuôn khổ hiện đại hóa MEF, Chính phủ Indonesia đang tìm mua 274 tàu chiến, 10 phi đội tiêm kích và 12 tàu ngầm chạy điện-diesel.

“Dù sao Trung Quốc đã thực hiện các tính toán cần thiết. Do đó, chúng tôi cũng phải làm như vậy. Ví dụ như phát triển và hiện đại hoá hệ thống vũ khí chính của TNI và tổ chức đào tạo, huấn luyện để tăng cường tính chuyên nghiệp của quân đội Indonesia”, tướng Moeldoko nhấn mạnh.

Indonesia: Trung Quốc đã buộc chúng tôi phải hành động - ảnh 2

Mối lo ngại về nguy cơ chủ quyền bị xâm hại xuất phát từ việc bản đồ đường 9 đoạn mập mờ của Trung Quốc kéo dài xuống cả phía nam Biển Đông, gần sát quần đảo Natura có nhiều tài nguyên khí đốt và hải sản.

Trong thời gian gần đây, Jakarta nói rằng đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên bản đồ đường “lưỡi bò” đã lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Vào tháng Tư vừa qua, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, ông rất muốn Trung Quốc giải thích về bản đồ đường chín đoạn và sẽ nhờ Liên Hợp Quốc làm rõ việc này. Bởi vì nó (bản đồ đường lưỡi bò) bao gồm cả vùng biển thuộc quần đảo Natuna, thuộc tỉnh Riau, Indonesia.

Sự bất bình trước tấm bản đồ đường lưỡi bò phi lý và hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc đã giải thích một phần lí do vì sao đầu năm nay Tư Lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio tuyên bố Hải quân nước này có kế hoạch mua thêm 2 tàu ngầm Kilo của Nga.

“Chúng tôi cần có 12 đơn vị tàu ngầm mới là tối ưu, thế nên hiện chúng tôi cần ít nhất 5 chiếc nữa”, Đô đốc Marestio cho biết.

Từ năm 2008 đến 2013, ngân sách dành cho quốc phòng của Indonesia đã tăng 22% lên mức 81500 tỷ rupiah (6,8 tỷ USD) trong năm 2013. Nó cũng giải thích lí do vì sao Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa nhấn mạnh với Bắc Kinh rằng Jakarta sẽ không chấp nhận một khu vực phòng không trên Biển Đông, mặc dù ông nói thêm rằng ông nhận thấy Trung Quốc không có kế hoạch này.

Indonesia: Trung Quốc đã buộc chúng tôi phải hành động - ảnh 3

Trực thăng của Hải quân Indonesia đang bay trên đầu các binh sỹ thủy quân lục chiến trong cuộc tập trận chống đổ bộ trên bãi biểnBanongan, tháng 5/2013.

Indonesia có khoảng 13.466 hòn đảo lớn nhỏ trải dài hơn 5.300 km từ Đông sang Tây. Eo biển Malacca mà Indonesia và Malaysia cùng chia sẻ quản lý, nằm trên tuyến đường hàng hải cực kỳ quan trọng đối với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s vào tháng Ba vừa qua cho biết, Indonesia sẽ triển khai bốn trực thăng tấn công Boeing Apache trên quần đảo Natuna trong khuôn khổ chính sách ngăn chặn từ xa, do bất ổn định ở Biển Đông.

Vẫn theo tạp chí này, với việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong các đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông, “quân đội Indonesia đang tăng cường sự hiện diện quân sự, kể cả việc chuẩn bị các cơ sở để có thể đón tiếp máy bay tiêm kích trên quần đảo kể trên”. Tuy nhiên, chiến lược hiện đại hóa quân đội Indonesia truớc các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, còn phụ thuộc vào cuộc bầu cử Tổng thống sẽ được tổ chức vào tháng Bảy tới.

Theo giới chuyên gia, Indonesia là nước lớn nhất ở Đông Nam Á và muốn có một vai trò tương xứng. Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Stockholm (Thụy Điển) cho biết năm 2013, chi tiêu quân sự của Indonesia lên đến 81,96 nghìn tỷ rupiah (7,7 tỷ USD), so với mức 72,94 nghìn tỷ rupiah của năm 2012. Và Indonesia đã phân bổ 83,4 nghìn tỷ rupiah, chưa đầy 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cho ngân sách quốc phòng năm 2014. Trong khi đó, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng 12,2%, lên tới 808,2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 141 tỷ USD), khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ưu tiên phát triển hải quân. Ứng viên Tổng thống Indonesia có nhiều triển vọng, ông Joko Widodo, cam kết sẽ tăng chi phí quốc phòng từ 0,9% GDP lên 1,5% GDP trong vòng 5 năm tới.

Lương Minh

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !