Hợp sức với Mỹ ngăn Trung Quốc bành trướng, Australia “không ngại” chi tiền làm gì?

Tờ Stars and Stripes cho hay, Canberra chuẩn bị chi 715 triệu USD để nâng cấp các căn cứ hải quân ở Lãnh thổ phía Bắc của Australia nhằm tăng khả năng tiếp đón thêm chiến hạm Mỹ.

Hôm 12/12, Stars and Stripes dẫn lời giới chức quốc phòng Australiacho hay, Bộ Quốc phòng nước này dự định chi 715 triệu USD để nâng cấp căn cứ hải quân HMAS Coonawarra và doanh trại quân sự Larrakeyah ở phía tây bắc thành phố Darwin.

Australia liên tiếp có động thái mở rộng năng lực hải quân. (Ảnh minh họa)

Trước đó, hồi cuối năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Australia là bà Marise Payne cũng đã công bố một phần kế hoạch gồm khoản chi 495 triệu USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Larrakeyah và xây thêm một cầu tàu thứ hai dài 250 m nhằm tăng khả năng đón tiếp các tàu đổ bộ trực thăng (LHD), một loại của tàu sân bay trực thăng mà vẫn có thể triển khai các phương tiện tấn công đổ bộ.

Theo Bộ Quốc phòng Australia, các cơ sở tiếp liệu và một số hạng mục hạ tầng khác cũng được mở rộng và mọi gói nâng cấp dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Australia dành 223 triệu USD để bảo trì và phục vụ nhu cầu phát triển thêm trong vòng 25 năm tới. Còn theo Stars and Stripes, một khoản tiền trị giá 88,65 triệu USD sẽ được dùng để nâng cấp cơ sở ở căn cứ không quân hoàng gia Australia ở thành phố Darwin.

Hoạt động nâng cấp các cảng cũng sẽ có lợi cho lực lượng hải quân Australia, mà trong đó căn cứ Coonawarra có thể trở thành nơi neo đậu của 6 trong tổng số 12 tàu tuần tra lớp Arafura thế hệ mới của Australia.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ dự định chi 8 tỉ USD trong vòng 10 năm tới nhằm nâng cấp các cơ sở của Mỹ ở Lãnh thổ phía Bắc, khu vực của Australia nằm gần Trung Quốc, Biển Đông và các tuyến hàng hải kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Đáng nói, sự hiện diện của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở Lãnh thổ phía Bắc của Australia cũng tăng dần trong vài năm qua và đạt con số 2.500 người vào mùa hè năm nay. Mỹtận dụng vùng khô hạn và vắng vẻ của Australia để thử nghiệm bắn đạn thật bao gồm dàn phóng rocket tầm xa HIMARS.

Nhiều tàu chiến Mỹ cũng đến cảng ở phía bắc Australia vào năm ngoái bao gồm tàu khu trục USS Stockdale, tàu chống mìn USS Patriot và tàu tiếp liệu tàu ngầm USS Emory S. Land.

Trong những năm gần đây, nhận thức rõ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Australia đã không ngừng mở rộng tham vọng quân sự như mua thêm các máy bay không người lái trinh sát tầm xa của Mỹ cũng như tăng cường năng lực cho lực lượng hải quân và không loại trừ khả năng sở hữu các loại vũ khí hạt nhân.

Theo bản kế hoạch năm 2017 được Bộ Quốc phòng Australia đề ra, Canberra sẽ chi 65,3 tỉ USD cho hoạt động đóng tàu chiến và 1 tỉ USD để nâng cấp các xưởng đóng tàu. Kế hoạch này còn bao gồm đóng mới 2 LHD, 12 tàu ngầm và 9 tàu tuần dương. 

Theo chuyên gia Binoy Kampmark tại Viện Công nghệ Melbourne, động thái mở rộng các căn cứ hải quân của Australia xuất phát từ việc quốc gia này đang được đề nghị hỗ trợ giữ trật tự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng các đồng minh khác của Mỹ trong khu vực.

Về phần mình, nhằm bám đuổi năng lực của hải quân Trung Quốc, hồi đầu tháng này, CNN đưa tin, hải quân Mỹ đã chốt bản hợp đồng đắt đỏ nhất từ trước tới nay trị giá 22 tỉ USD để đóng thêm 9 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia.

Thông tin được trên được công bố sau vài tháng chỉ huy hải quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cảnh báo về sự hiện diện đông đảo của hải quân Trung Quốc, cùng mối lo Mỹ không có đủ tàu ngầm để đối phó với hải quân Trung Quốc.

Theo ông Carl Schuster, cựu quan chức tại Trung tâm Tình báo chung thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, “bản hợp đồng 22 tỷ USD đánh dấu phản ứng mới nhất của hải quân Mỹ trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, cũng những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương”.

Các chuyên gia nhận định, Mỹ đang đối mặt với những áp lực chưa từng có ở Thái Bình Dương mà chủ yếu đến từ hải quân Trung Quốc. Bởi hải quân Trung Quốc đang chiếm ưu thế cả về số lượng và chất lượng hạm đội tàu ngầm.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: Hợp sức với Mỹ ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Australia không ngại chi tiền căng thẳng mỹ trung căng thẳng biển đông hải quân australia tàu chiến mỹ thủy quân lục chiến mỹ vũ khí hạt nhân hải quân trung quốc

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !