Giám đốc CIA khuyên Donald Trump cảnh giác với Nga

Hãng BBC đưa tin, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Jihn Brennan đã lên tiếng cảnh báo Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cần phải “cẩn thận” với các lời hứa của Moscow.
Giám đốc CIA khuyên Donald Trump cảnh giác với Nga - ảnh 1

Giám Đốc CIA

Ngoài ra, ông John Brennan một lần nữa lại tuyên bố rằng Moscow phải chịu trách nhiệm về các vụ tấn công mạng trong quá trình nước Mỹ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống.

Trước đó, ông John Brennan cũng đã từng nói rằng Nga là một đối thủ “đầy đe dọa” của nước Mỹ nhưng Mỹ vẫn phải hợp tác với Nga trong hàng loạt lĩnh vực.

Trong quá trình vận động tranh cử, ứng cử viên đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump đã không ít lần có các phát ngôn mang tính chất ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ Mỹ-Nga. Ngoài ra, trong các phát biểu công khai của mình, ông Donald Trump cũng không ít lần khẳng định rằng sẽ là “không tồi nếu như Moscow và Washington cải thiện được quan hệ”. Tân Tổng thống Mỹ còn khẳng định rằng đang mong chờ vào mối quan hệ “rất, rất tốt đẹp với Tổng thống Nga Putin”.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Mỹ và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã không ít lần ám chỉ rằng các haker Nga là thủ phạm xâm nhập vào trang chủ của đảng Dân chủ. Một số giả thiết còn cho rằng thông qua cách sử dụng haker, Moscow đã cố gắng gây ảnh hưởng lên tiến trình bầu cử Tổng thống Mỹ Tuy nhiên, Washington lại không đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào để tố cáo Moscow.

Về phần mình, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh rằng các tài liệu bị rò rỉ trên Internet không đem lại bất cứ lợi ích nào cho Moscow. Việc cáo buộc Nga là thủ phạm chỉ là động thái nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi các nội dung trong các tài liệu bị rò rỉ.

Các lực lượng, nhân vật ở Mỹ chống Nga

Theo tờ Politico, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ phải đương đầu với nhiều sự phản đối trong chính quyền Mỹ nếu muốn biến các khẩu hiệu vận động tranh cử về cải thiện quan hệ với Nga vào thực tế.

Giám đốc CIA khuyên Donald Trump cảnh giác với Nga - ảnh 2

Ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ đời thứ 45

Sau khi thăm dò ý kiến của hàng chục quan chức và các chuyên gia, tờ Politico nhận thấy có làn sóng không hài lòng với chính sách mà tân Tổng thống Mỹ định áp dụng trong quan hệ với Nga. Các động thái của chính quyền mới của Mỹ theo hướng cải thiện quan hệ với Nga sẽ phải đối đầu với sự phản đối của các nghị sỹ Quốc hội Mỹ, các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu, các chuyên gia về an ninh quốc gia và có thể cả các cố vấn của tân Tổng thống Mỹ.

Một số chuyên gia phân tích viết cho Politico rằng Moscow đang hy vọng tân Tổng thống Mỹ sẽ thừa nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga, xóa bỏ các lệnh cấm vận chống Nga, cũng như giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung và Đông Âu. Đổi lại, Moscow có thể đề nghị Washington trở thành đối tác quân sự để cùng nhau chống lại lực lượng IS. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, thỏa thuận này sẽ gây ra những phản ứng mạnh mẽ cả ở Washington cũng như ở châu Âu.

“Việc tình hình tiến triển theo kịch bản này sẽ không nhận được sự ủng hộ của giới quân sự, giới tình báo, Bộ Ngoại giao, thậm chí cả các quan chức đảng Cộng hòa cũng như các đồng minh của Mỹ”- cựu đại diện Mỹ tại NATO Ivo Daaldera nhận định.

Ngoài ra, khá nhiều cộng sự của ông Donald Trump có quan điểm phản đối xích lại gần Nga. Điển hình là Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi tiến hành tranh luận trên truyền hình cũng đã đề cập đến “các hành động khiêu khích của Nga” nhằm “kiềm chế sức mạnh Mỹ”.

Ngoài ra, Giám đốc tương lai của CIA Mike Pompeo đã từng nhấn mạnh rằng những biện pháp được Mỹ thông qua để chống lại Nga vì vấn đề Ukraine vẫn “chưa đủ sức để răn đe Nga”. Còn ông Mitt Romney, người được coi là ứng cử viên sáng giá cho chức vụ Ngoại trưởng Mỹ, trong năm 2012 đã gọi Nga là “đối thủ địa chính trị số 1 của Mỹ”.

Ngoài các nhân vật trên, nhiều phức tạp trong quá trình cải thiện quan hệ với Nga đang chờ tân Tổng thống Mỹ. Quốc hội Mỹ dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa sẽ là nơi tạo ra các phức tạp này. Các quan chức đảng Cộng hòa trong thời gian dài đã chỉ trích Tổng thống Barack Obama vì quan điểm không đủ cứng rắn với Nga của ông Obama trong các vấn đề Ukraine và Crimea.

Do đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cũng sẽ không dễ dàng trong việc nhận được sự ủng hộ của các thành viên cùng đảng trong quá trình thúc đẩy cải thiện quan hệ với Nga. Nếu như ông Donald Trump có thể dễ dàng tự xóa bỏ các lệnh cấm vận chống Nga vì các vấn đề Ukraine thì ông sẽ không thể làm điều tương tự đối với lệnh cấm vận Nga vì “vụ việc Magnitsky” vì lệnh cấm vận này sẽ chỉ được bãi bỏ nếu nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ.

Trở ngại nữa đối với nỗ lực cải thiện quan hệ với Nga của ông Donald Trump là việc giới quân sự và cộng đồng tình báo Mỹ luôn coi Nga là mối đe dọa hàng đầu.

Điển hình là việc đại diện cấp cao Lầu Năm góc Evelyn Farkas cho rằng đối với các cơ quan tình báo, việc thay đổi triệt để quan hệ với Nga-đối tượng chống đối số một, sẽ là “vấn đề rất lớn” với Lầu Năm góc. Mặc dù giới chức quân sự và giới tình báo chịu sự chỉ đạo của Tổng thống Mỹ nhưng họ hoàn toàn có thể phản đối các chính sách của tổng thống bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Để dẫn chứng cho nhận định trên, Politico lấy ví dụ về giới chức Lầu Năm góc gần như đã phá vỡ việc thực hiện thỏa thuận giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hồi tháng 9/2016 trong vấn đề hợp tác chống IS ở Syria.

Đức Dũng (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !