G8 gặp nhau mà không có Nga

Các nhà lãnh đạo các nước công nghiệp sẽ gặp nhau mà không có Nga lần đầu tiên trong 17 năm vào thứ Tư (4/6). Tổng thống Nga Vladimir Putin không thể tham dự vì chính sách của ông tại Crimea và miền đông Ukraine.

G7 nhóm họp trong 2 ngày tại Brussel để bàn về các vấn đề như chính sách đối ngoại, kinh tế, thương mại và an ninh năng lượng. Trước đó, theo kế hoạch thì chương trình họp sẽ diễn ra ở thành phố Sochi, Nga.

G8 gặp nhau mà không có Nga - ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi họp tại điện Kremlin, ngày 28/5/2014.

Vấn đề sẽ được đề cập nhiều nhất trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay ở châu Âu sau nhiều tháng căng thẳng với Nga, quốc gia cung cấp gần 1/3 nhu cầu khí đốt cho toàn EU.

Tuy không được tham dự, nhưng Tổng thống Putin sẽ vẫn có cuộc hội đàm riêng với từng nhà lãnh đạo các quốc gia trong khối, bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Hollande trong tuần này. Các cuộc gặp gỡ song phương sẽ diễn ra bên lề Lễ kỷ niệm chiến thắng đồng minh (6/6).

Quyết định loại trừ Nga ra khỏi nhóm được đưa ra thông qua sự đồng ý của tất cả các thành viên còn lại: Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Canada, Nhật và Italia trong tháng Ba, do sự can thiệp của Moscow ở Crimea.

Kể từ sau khi vụ việc xảy ra, EU và Mỹ liên tục đưa ra các lệnh cấm, đóng băng tài sản của các quan chức cấp cao Nga và Crimes. Phương Tây đe dọa sẽ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại hơn nữa nếu Moscow vẫn tiếp tục gây áp lực lên miền đông bất ổn của Ukraine.

Hãng tin Reuters nhận định, trong khi Nga vẫn triển khai quân gần biên giới miền đông Ukraine, và lực lượng thân Nga vẫn rải đều ở nhiều thị trấn, cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vẫn diễn ra trong hòa bình ở khắp nơi trên đất nước trung tuần tháng Năm vừa qua. Phương Tây đánh giá đây là tín hiệu cho thấy Moscow sẵn sang không để tình hình leo thang thêm nữa.

Bối cảnh đã đặt ra câu hỏi về việc liệu EU, nhóm có mối quan hệ thương mại và năng lượng sâu sắc với Nga, có sớm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt Moscow hay không và có đưa Nga trở lại nhóm G8 hay không.

Các quan chức chịu trách nhiệm điều phối hội nghị thượng đỉnh tuần này đã không loại trừ khả năng nói trên trong các cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba (5/6), nhưng cho biết Moscow sẽ phải đi một chặng đường dài để chứng minh ý định của mình cũng như khả năng hoạt động như một "quốc gia dân chủ bình thường".

“Chỉ trong giai đoạn này thôi, nhưng tôi không loại trừ việc các nguyên thủ quốc gia sẽ thảo luận về cách họ nhìn nhận về tương lai của G7 hoặc G8”, một quan chức châu Âu cho biết.

“Khoảng cách giữa Nga với các thành viên G8 là do hành động ở Ukraine. Nga phải hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế và lợi ích của G8. Đó sẽ là điều kiện tiên quyết để G8 trở lại là G8 như trước”, quan chức này nói.

Đồng thời, một quan chức giấu tên khác thêm vào: “Không thể loại trừ sẽ có tình huống căng thẳng gia tăng, EU hoặc G7 sẽ phải xem xét thêm các biện pháp chống lại Nga”.

Đến nay, Nga vẫn phủ nhận việc đứng đằng sau cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine. Nga cũng khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi của người nói tiếng Nga trong khu vực.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.

Minh Anh (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !