Đối với Triều Tiên, ông Donald Trump chỉ là "thùng rỗng kêu to"?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố cứng rắn sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa. Song thực tế, ông Trump lại không có nhiều lựa chọn trừng phạt nhà lãnh đạo Kim Jong-un và kết quả cũng không như mong đợi.

Reuters cho hay, sau khi giới chuyên gia nhận định tầm bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa mà Triều Tiên phóng thử hôm 4/7 có thể vươn tới Alaska, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã gọi vụ phóng của Bình Nhưỡng đúng Quốc khánh Mỹ là "mối đe dọa toàn cầu".

Điều đáng nói hiện nay, phần lớn lựa chọn trừng phạt của Mỹ với Triều Tiên tập trung vào 4 lĩnh vực: trừng phạt kinh tế, phá hoại ngầm, đàm phán ngoại giao và quân sự. Trong khi 3 phương án đầu đã được Mỹ áp dụng và không có kết quả thì phương án tấn công quân sự lại được cả giới chuyên gia và quan chức Mỹ cho rằng, không nên thi hành bởi nó có thể dẫn tới những thảm kịch khôn lường. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 4/7.

Trừng phạt kinh tế

Triều Tiên hiện là một trong những quốc gia hứng chịu lệnh trừng phạt nặng nề nhất trên thế giới, làm hạn chế khả năng kết nối thương mại, tài chính và buôn bán vũ khí của Bình Nhưỡng với các nước.

Bản báo cáo hồi năm ngoái của Ủy ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhấn mạnh, dù có chịu sức ép từ cộng đồng quốc tế, "phần lớn các nhà phân tích đều đồng tình với quan điểm Mỹ và hàng loạt lệnh trừng phạt đa phương đã không thể ngăn Triều Tiên phát triển năng lực vũ khí hạt nhân".

Còn theo Reuters, hiện Tổng thống Trump đang tập trung vào nghiên cứu những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn đối với Triều Tiên bao gồm việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ, cấm hoạt động hàng không, vận tải biển và yêu cầu các ngân hàng Trung Quốc ngừng giao dịch với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ cũng bày tỏ mối nghi ngờ về khả năng Trung Quốc sẵn sàng gây thêm áp lực với quốc gia láng giềng Triều Tiên dù hiện tại, Bắc Kinh vô cùng tức giận trước các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. 

Nguyên nhân là Bắc Kinh lo sợ dưới sức ép lớn, nền kinh tế Triều Tiên sẽ sụp đổ và tạo ra làn sóng di cư lớn sang Trung Quốc cũng như đẩy bán đảo Triều Tiên vào cảnh hỗn loạn.

Về phần mình, trong tuyên bố hôm 4/7, Ngoại trưởng Tillerson nhấn mạnh: "Bất cứ quốc gia nào có công nhân Triều Tiên tới làm việc, tạo nguồn lợi cho nền kinh tế và quân đội Triều Tiên cũng như không thi hành đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đều bị coi là đang hỗ trợ và tiếp tay cho chính quyền Bình Nhưỡng". 

Phá hoại ngầm

Với sự trợ giúp từ Israel, Mỹ đang tạm thời làm ngừng trệ chương trình hạt nhân của Iran sau vụ tấn công vào hệ thống máy tính của Iran bằng virus Stuxnet. Chính virus này đã phá hủy hoạt động của hàng ngàn máy ly tâm giúp Iran làm giàu uranium.

Hồi năm 2015, Reuters cho biết Mỹ đã vài lần thử tấn công mạng nhằm vào chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên bằng virus Stuxnet trong năm 2009 và 2010 nhưng kết quả là thất bại.

Theo một cựu quan chức tình báo cấp cao của Mỹ, những nỗ lực phá hoại ngầm của Washington nhằm vào hệ thống máy tính của Bình Nhưỡng gặp thất bại là do hệ thống truyền thông của Triều Tiên hoạt động một cách bí mật và hoàn toàn cô lập với thế giới. Ngay cả giới tình báo Mỹ cũng thừa nhận, những thông tin mà tổ chức này thu thập được từ chính quyền Triều Tiên là vô cùng hiếm hoi.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn có thể sử dụng chiến tranh điện tử hoặc tấn công mạng để làm tê liệt hoạt động của các tên lửa Triều Tiên trong suốt quá trình phóng hoặc ngay sau khi tên lửa rời khỏi bệ phóng. Do tần suất thất bại trong các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là khá cao, nên khả năng Mỹ sẽ dùng biện pháp này.

Hồi đầu năm nay, tờ New York Times cũng cho biết quân đội Mỹ đang tập trung nghiên cứu vào hệ thống phòng thủ tên lửa để làm nhiệm vụ phá hoại ngầm thay vì chú trọng tới phát triển các hệ thống đánh chặn tên lửa truyền thống.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên phải) có ít lựa chọn trong việc trừng phạt nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Đàm phán ngoại giao

Chính quyền của Tổng thống Trump từng cho biết sẵn sàng tiến hành đàm phán ngoại giao với Triều Tiên nhưng phải trong hoàn cảnh thích hợp. Theo Washington, nội dung của các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào vấn đề giải trừ hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng trong 7 năm qua, hai bên chưa tiến hành bất cứ cuộc thảo luận chính thức nào.

Trước đó, hồi tháng 2/2012, Mỹ và Triều Tiên đã ký kết thỏa thuận với nội dung yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng hoạt động ở nhà máy làm giàu uranium Yongbyon, đồng thời cho phép các quan sát viên quốc tế tới thị sát hoạt động của nhà máy và cho dừng hoạt động thử tên lửa tầm xa và hạt nhân. Đổi lại, Triều Tiên nhận được cứu trợ lương thực.

Tới tháng Tư cùng năm, Triều Tiên đã cho phóng một vệ tinh bằng hệ thống rocket 3 tầng. Theo Washington, đây là một vụ phóng vệ tinh trái hình nhằm thử nghiệm hệ thống rocket phục vụ mục đích quân sự. Do đó, nó đã vi phạm thỏa thuận giữa hai nước. Dù Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc của Washington nhưng Mỹ vẫn hủy bỏ thỏa thuận với Triều Tiên.

Trước vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 4/7 của Triều Tiên, Trung Quốc đã đồng thuận với LHQ về việc tăng cường lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng. Nhưng sau vụ phóng hôm 4/7, Trung Quốc đã kêu gọi nối lại các cuộc thảo luận với Triều Tiên. Bởi theo Bắc Kinh, Triều Tiên sẽ ngừng phát triển chương trình sản xuất tên lửa đạn đạo một khi quân đội Mỹ - Hàn hủy bỏ tiến hành các cuộc tập trận chung quy mô lớn. 

Tấn công quân sự

Đối với Tổng thống Trump, phương án quân sự có thể là phóng các tên lửa hành trình từ biển nhằm vào các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên hoặc lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Về phần mình, Triều tiên cũng đe dọa "trả thù thô bạo" nếu Mỹ chọn phương án tấn công quân sự.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cảnh báo nếu xảy ra chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên, đây sẽ là một "thảm kịch chưa từng có". Hành động tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào Triều Tiên cũng sẽ gây ra bi kịch lớn cho đồng minh của Washington là Hàn Quốc.

Cố vấn an ninh của Tổng thống Trump là ông H.R. McMaster cũng có chung nhận định với Bộ trưởng Mattis khi nhấn mạnh, tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên là phương án cuối cùng.

"Giờ là lúc chúng ta tính toán tới mọi phương án hành động nhưng không phải là biện pháp quân sự, hãy giải quyết vấn đề một cách hòa bình", ông McMaster nói. 

Minh Thu (lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !