Đã 15 năm ngày nước Mỹ bị khủng bố, ác mộng vẫn còn

Đã 15 năm kể từ khi vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11/9 xảy ra, tuy nhiên, những ký ức vẫn còn kinh hoàng với tất cả những người liên quan.

Lời kể từ các nhân chứng

Nhân kỷ niệm 15 năm kể từ sau vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11/9, Tờ NBC News đăng tải lời kể của các nhân chứng về ngày kinh hoàng khi toà tháp đôi ở New York đổ sập khiến gần 3.000 người thiệt mạng năm 2001.

Đã 15 năm ngày nước Mỹ bị khủng bố, ác mộng vẫn còn - ảnh 1

Javier Altamirano nhớ chính xác buổi sáng xảy ra cuộc tấn công ngày 11/9. Lúc đó, cậu bé 13 tuổi đang ở nhà tại thành phố New York và nhìn thấy khói cuồn cuộn bốc lên từ tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. "Điều này thật kì lạ, tôi không tin rằng nó đã xảy ra", Altamirano nói với NBC News. Altamirano, hiện 28 tuổi và đã trở thành một Chuyên gia quân đội Hoa Kỳ, sẽ sớm được điều động tới Afghanistan, 15 năm sau cuộc tấn công ngày 11.9 và sau khi Cuộc chiến tranh chống khủng bố bắt đầu. Cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ được cho là hậu quả rõ ràng nhất của cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trên đất Mỹ.

Andrew Card có một vai trò đáng nhớ trong lịch sử ngày 11/9 của Mỹ. Vào thời điểm đó, Card từng là chánh văn phòng của Tổng thống George W. Bush và được giao nhiệm vụ cung cấp tin tức về  vụ tấn công cho Tổng thống khi ông đang gặp mặt các học sinh tiểu học ở Florida.

Chỉ với 11 từ, tin nhắn Card gửi cho tổng thống rất ngắn gọn nhưng có hiệu quả. Bức ảnh nổi tiếng chụp Card thì thầm vào tai Tổng thống Bush, báo tin về cuộc tấn công, sẽ mãi mãi được gắn vào lịch sử của một quốc gia đang chữa lành vết thương.

Đã 15 năm ngày nước Mỹ bị khủng bố, ác mộng vẫn còn - ảnh 2

Bức ảnh nổi tiếng chụp Card thì thầm vào tai Tổng thống Bush, báo tin về cuộc tấn công

Card nói với NBC News: "Tôi cúi xuống và thì thầm vào tai Tổng thống:" Một chiếc máy bay thứ hai đã đâm vào toà tháp thứ hai. Nước Mỹ đang bị tấn công".

Card hộ tống tổng thống trong một chuyến bay đến Washington, với chặng dừng đầu tiên tại căn cứ không quân Barksdale ở Nebraska. Khi nội các có mặt tại Nhà Trắng tối hôm đó, Card nói "làn khói của chiến tranh vẫn còn đang ở đây" khi các quan chức lo ngại sẽ còn nhiều cuộc tấn công sắp tới.

Tổng thống Bush, dưới áp lực trấn an một quốc gia đau buồn, đã điều Thống đốc bang Pennsylvania Tom Ridge tái tạo lại hình ảnh an ninh của nước Mỹ. "Tôi nghĩ rằng ngày 11/9 đã nâng cao vai trò và trách nhiệm của hàng trăm ngàn người Mỹ làm việc trong chính phủ liên bang", Ridge nói với NBC News. "Công việc của họ trước khi 11/9 là để giữ cho người dân an toàn, nhưng có một cấp độ cảnh báo mới và một cấp độ cam kết mới sau ngày 11/9".

Hôm nay, 15 năm sau ngày kinh hoàng đó, vị trí của Mỹ đã rất khác xưa. Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công 11.9 đã chết và al-Qaeda giờ chỉ còn là một “lớp vỏ”. Cuộc chiến tranh chống khủng bố không được ủng hộ ở Afghanistan kéo dài không có kết thúc trong bối cảnh công chúng ngày càng mệt mỏi trước tin tức chiến tranh.

Tuy những hậu quả của vụ tấn công ngày 11.9 có thể sẽ không được tiết lộ đầy đủ trong nhiều thập kỷ, đối với hàng triệu người Mỹ, ngày mùa thu định mệnh đó đã thay đổi tất cả mọi thứ.

"Ngày hôm đó đã thay đổi tất cả chúng ta," Card nói với NBC News. "Nó đã thay đổi nước Mỹ. Và nó đã thay đổi thế giới."

Vụ tấn công khủng bố ngày 11.9 nhằm vào Trung tâm Thương mại Thế giới, New York, Mỹ đã khiến 2.726 người thiệt mạng và 7.000 người khác bị thương sau khi hai máy bay phản lực đâm sầm vào các tòa tháp. Cả 2 toà tháp 110 tầng tháp đã sụp đổ, tạo nên một cảnh tượng khủng khiếp khi khói bụi dày đặc, rất nhiều mảnh kính vỡ, bê tông, thép và các vật liệu khác đổ sập xuống mặt đất.

Mỹ khó thông qua dự luật công dân có thể kiện Ả Rập Xê út

Giới quan sát cho rằng, gần như không thể có chuyện Tổng thống Mỹ sẽ phê chuẩn dự luật cho phép công dân Mỹ kiện Saudi Arabia vì vụ 11/9.

Ngày 9/9, Hạ viện Mỹ đã biểu quyết thông qua một dự luật cho phép gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9/2001 khởi kiện Chính phủ Saudia Arabia về những mất mát mà họ phải hứng chịu. Nhà Trắng đã dọa phủ quyết dự luật này.

Dự luật “Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố” (JASTA), được nhất trí thông qua tại Hạ viện chỉ 2 ngày trước khi nước Mỹ tưởng niệm 15 năm ngày xảy ra các vụ tấn công khủng bố 11/9 làm hơn 3.000 người thiệt mạng. 

Trước đó, hồi tháng 5 năm nay, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật nêu trên. 

Dự luật cho phép những người sống sót và gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố kiện các chính phủ nước ngoài tại tòa án liên bang Mỹ và đòi bồi thường nếu các chính phủ đó bị chứng minh phải chịu tránh nhiệm trong các cuộc tấn công trên đất Mỹ.Nó còn cho phép người sống sót và thân nhân người thiệt mạng đòi bồi thường từ quốc gia khác.

Nếu trở thành luật, Đạo luật công lý chống bảo trợ chủ nghĩa khủng bố sẽ xóa bỏ miễn trừ tư pháp quốc gia, cấm kiện chính phủ, quốc gia nghi có liên quan đến các vụ tấn công khủng bố trên đất Mỹ.

Trong số 19 tên không tặc tham gia các vụ cướp máy bay để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Lầu Năm Góc và Pennsylvania có 15 tên là công dân Saudi Arabia. Chính phủ Saudi Arabia đã phủ nhận liên quan vụ việc này và nhiều lần vận động hành lang phản đối dự luật trên.

Mặc dù đã vượt quả cả hai “cửa ải” ở Hạ viện và Thượng viện nhưng để có thể chính thức trở thành luật, JASTA vẫn cần phải được Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn. Điều đáng nói là Nhà Trắng đã không ít lần đưa ra tuyên bố khẳng định Tổng thống sẽ phủ quyết JASTA.

Sở dĩ Nhà Trắng cảnh giác với dự luật "Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố” bởi nó có thể thiết lập một tiền lệ cho các công dân nước ngoài kiện Chính phủ Mỹ.

“Thật khó để có thể hình dung ra kịch bản Tổng thống sẽ ký dự luật này. Đó vẫn là sự thật, Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest trả lời báo giới khi đề cập đến dự luật “Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố”.

Trong khi đó, tờ Washington Post đưa tin cho rằng, Chính phủ Saudi Arabia đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ dự luật và đe dọa sẽ có động thái đáp trả. Giới quan sát cho rằng, nếu dự luật JASTA được ký thông qua, nó có thể gây ra sóng gió thực sự với mối quan hệ vốn đã không “phẳng lặng” giữa Mỹ và Saudi Arabia.

Trong trường hợp Tổng thống Mỹ sử dụng quyền phủ quyết với JASTA, Hạ viện và Thượng viện Mỹ có thể yêu cầu tiến hành một cuộc bỏ phiếu mới, nếu giành được 2/3 số phiếu ủng hộ, quyền phủ quyết của Tổng thống sẽ bị đảo ngược.

Theo đánh giá của giới phân tích, dù nắm trong tay quyết định quan trọng nhất nhưng rõ ràng, với việc cả Hạ viện và Thượng viện đều thông qua dự luật JASTA thì chính quyền Tổng thống Obama hoàn toàn có thể vướng vào cuộc chiến pháp lý đầy khó khăn với Quốc hội.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ 11/9 sẽ diễn ra đúng ngày Chủ Nhật trên khắp nước Mỹ. Vẫn chưa rõ số phận của dự luật JASTA sẽ ra sau khi nó được đặt lên bàn làm việc của Tổng thống Obama nhưng có một điều chắc chắn, đoàn đại biểu của Quốc hội gồm cả các thành viên Thượng viện và Hạ viện sẽ cùng tham dự lễ tưởng niệm vụ khủng bố kinh hoàng cướp đi sinh mạng của 3.000 người vô tội./

Minh Anh (tổng hợp)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !