Cựu đại sứ Mỹ Peterson: Việt – Mỹ sẽ sớm là những đồng minh mạnh mẽ

Theo The New York Times (NYT), mối quan hệ Việt - Mỹ hiện đã thay đổi tốt đẹp đến mức “ngoạn mục”. Thành công ấy là nhờ nỗ lực từ chính phủ đến những con người quan trọng nhất là các cựu binh Việt–Mỹ.

Phóng viên Thomas Fuller của NYT đã chứng kiến và kể lại cuộc hội ngộ đầm ấm gần đây nhất giữa các cựu binh Việt Nam và Mỹ tại Đà Nẵng hôm 4/7 vừa qua. Ở đó, những người đã từng ở hai chiến tuyến ngồi vui vẻ cùng nhau trong một bữa tiệc với nền nhạc là các bài hát của ban nhạc Creedence Clearwater Revival.

Ông Do Hung Luan, một cựu binh Việt Nam, người đã từng bị bắt giam và tra tấn suốt 9 năm trời, đang dùng đũa ăn cánh gà. Ngồi cạnh ông là ông Nguyen Tien, một cựu binh khác bị mất chân do trúng mìn của Mỹ và giờ ông đang phải dùng chân gỗ.

Cựu đại sứ Mỹ Peterson: Việt – Mỹ sẽ sớm là những đồng minh mạnh mẽ - ảnh 1

Các cựu binh Việt Nam và Mỹ nồng ấm trong một bữa tiệc nhỏ ở Đà Nẵng.

Tuy nhiên, bên cạnh các cựu binh Mỹ, ông vẫn mỉm cười nói: "Tôi cảm nhận được tình bạn. Chúng tôi đã cùng khép lại quá khứ".

Đây là bữa tiệc kỉ niệm Ngày Quốc khánh Mỹ (4/7), do ông  Larry Vetter - một cựu binh Thủy quân lục chiến Mỹ tổ chức. Ông Vetter đã chuyển tới Đà Nẵng sống và giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam từ nhiều năm nay.

Ông Vetter nói: “Mọi người đều vô cùng thân thiện”. Ông cho rằng, việc người dân Việt Nam tha thứ cho người Mỹ là một hành động phi thường.

Trong vài năm qua, Việt Nam và Mỹ đã thành công trong việc hàn gắn, phát triển mối quan hệ đến mức các kiến trúc sư hòa giải phải gọi điều đó là “ngoạn mục”.

Sự kiện Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ lần này là một cột mốc vô cùng quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ bởi đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm Mỹ.

NYT dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cho hay: "Đây thực sự là dấu mốc lớn trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước ”. Ông kể rằng, một quan chức cấp cao Việt Nam đã nói với ông rằng, với chuyến thăm này, quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển tới một mức rất quan trọng.

Cựu đại sứ Mỹ Peterson: Việt – Mỹ sẽ sớm là những đồng minh mạnh mẽ - ảnh 2

Cựu binh Mỹ Vetter cùng hai nạn nhân Chất độc Màu Da cam La Thanh Nghia và La Thanh Toan.

Ông Le Van Cuong, một tướng về hưu, đã từng chiến đấu chống Mỹ, cho biết: “Việt Nam chọn cách hòa bình với Mỹ".

Theo nhiều quan chức Mỹ, 20 năm sau khi bình thường hóa, các vấn đề địa chính trị đã khiến hai nước xích lại gần nhau.

Việt Nam đang muốn Mỹ chính thức công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và xóa hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương.

Bên cạnh nhiều thành quả kinh tế đã đạt được, Việt Nam và Mỹ là hai trong số 12 quốc gia, không có Trung Quốc, đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam xem TPP là một trong nhiều hình thức tăng cường giao dịch thương mại trực tiếp với Mỹ.

Để có được mối quan hệ tốt đẹp như ngày hôm nay, Việt Nam và Mỹ đã cùng vượt qua nhiều vấn đề khá gai góc và đã tiến hành nhiều bước để hàn gắn những tổn thương trong quá khứ. Việt Nam đã rất nhiệt tình hợp tác trong quá trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ người Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh. Cách đây 3 năm, Mỹ đã khởi động chương trình giảm thiểu ảnh hưởng của Chất độc Da cam.

Cựu đại sứ Mỹ Peterson: Việt – Mỹ sẽ sớm là những đồng minh mạnh mẽ - ảnh 3

Cựu binh Mỹ cho biết luôn nhận được tình cảm tốt đẹp từ người dân Việt Nam.

Không chỉ giữa hai chính phủ, người dân hai nước cũng góp phần đáng kể để phát triển mối quan hệ Việt – Mỹ. Số lượng các nhà đầu tư, các cựu binh và du khách Mỹ tới Việt Nam ngày càng đông. Nhiều sinh viên Việt Nam coi Mỹ là một điểm du học lý tưởng của mình. Số lượng sinh viên Việt Nam học ở Mỹ tăng nhanh, chỉ từ 800 sinh viên cách đây 2 thập kỉ, đến năm 2014 đã lên tới 16.000 người.

Nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại Việt Nam để giúp đỡ các nạn nhân trong chiến tranh. Ông Larry Vetter cho biết, ông cùng một số cựu chiến binh Mỹ sống tại Đà Nẵng đang tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Mỗi tháng, ông tặng 300 USD cho hai anh em nhiễm chất độc da cam ở Đà Nẵng.

Còn ông Chuck Palazzo, một cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ khác, cũng đã chuyển đến Việt Nam sinh sống cách đây 8 năm. Ông đang điều hành một công ty phần mềm ở đây. Ông cũng đang thực hiện dự án xây dựng nhà tình nghĩa cho 5.000 nạn nhân nhiễm Chất độc Da cam của Việt Nam.

Những người Mỹ sống ở Việt Nam đều cho biết họ luôn cảm thấy xúc động và ngạc nhiên với tình cảm nồng ấm của người dân Việt Nam.

Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vừa qua cho thấy, 78% người Việt Nam cho biết có thiện cảm với Mỹ, trong đó, tỷ lệ này ở những người trẻ (dưới 30 tuổi) còn ở mức 88%.

Ông David Clark, một cựu binh Thủy quân lục chiến Mỹ, ở Đà Nẵng từ năm 2007 cho biết, ông thấy rất ngạc nhiên khi được người dân ở đây quý mến. Ông kể lại: “Khi biết bạn là một cựu chiến binh, họ mời bạn tới ăn tối và xem bạn là một vị khách quý”.

Còn ông Palazzo nói: "Tôi đã học từ người Việt cách tha thứ và luôn nhìn về phía trước".

Có lẽ, cựu binh Mỹ nổi tiếng nhất quay trở lại Việt Nam là Pete Peterson, đại sứ đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam sau khi Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Ông Peterson là một cựu phi công, từng bị bắt ở Hà Nội. Ông nói, Việt Nam và Mỹ giờ có rất nhiều điểm chung. Ông tin rằng hai nước sẽ trở thành những đồng minh mạnh mẽ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The New York Times, nhật báo được xuất bản tại thành phố New York do Arthur O. Sulzberger Jr. làm chủ biên, được phân phối ở khắp Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !