"Cuộc chiến" Nga - Mỹ ở Syria và Ukraine (P2)

Giới quân sự Mỹ nhận định sau cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, xung đột ở Ukraine thực sự là một thách thức lớn. Còn Tổng thống Obama dù không thừa nhận bán đảo Crimea thuộc về Nga nhưng cũng không mong quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chiến tranh lai ở Ukraine

Chương trình hỗ trợ huấn luyện và viện trợ vũ khí phi sát thương cho quân chính phủ Kiev chống lại phe nổi dậy tại miền đông Ukraine cho thấy Lầu Năm Góc đang chuẩn bị đối phó với một đối thủ tiềm năng trong tương lai gần. Song nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng Mỹ đã phản ứng quá chậm chạp nhằm ngăn chặn Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và can thiệp vào tình hình ở Donetsk và Luhansk, miền đông Ukraine. 

Theo phương Tây, tại Ukraine, Nga đã triển khai "cuộc chiến tranh lai" với sự kết hợp hoạt động của các tay súng phi chính phủ, xe tăng và pháo hạng nặng, máy bay không người lái, chiến tranh điện tử và cuộc chiến thông tin để giành lợi thế trên chiến trường. 

Chính quyền của Tổng thống Obama từ chối chuyển vũ khí sát thương cho quân chính phủ Kiev.

Đối với các chuyên gia quân sự Mỹ từng hợp tác làm việc với quân chính phủ Kiev, cuộc chiến chống lại phe nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraine hiện là mối thách thức lớn sau những bài học kinh nghiệm ở chiến trường Iraq và Afghanistan. 

Trong đó, việc hỗ trợ quân sự cho chính phủ Ukraine là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm bảo vệ các quốc gia đồng minh trong khối NATO khỏi mối đe dọa từ Nga. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Obama đã từ chối chuyển vũ khí sát thương cho quân chính phủ Kiev nhằm tránh vấp phải một cuộc chiến ủy nhiệm với Nga.  

Theo Mỹ, Nga đã điều động hàng ngàn binh sĩ cùng số lượng lớn xe tăng, các đơn vị pháo binh tới khu vực dọc biên giới Ukraine. Phương Tây còn cáo buộc nhiều binh sĩ Nga sát cánh chiến đấu cùng phe nổi dậy ở miền đông Ukraine. Do đó, để tránh một cuộc chiến với Nga, Mỹ chỉ cam kết "viện trợ vũ khí phi sát thương" như xe bọc thép chở quân Humvess cùng các loại máy bay không người lái cỡ nhỏ và radar cho Kiev đồng thời hỗ trợ đào tạo cho quân chính phủ. 

Bên cạnh đó, Washington cũng liên tiếp áp đặt lệnh cấm vận kinh tế vớ Nga, đồng thời tăng cường tiến hành các cuộc tập trận quân sự dọc khu vực Đông Âu. Kể từ tháng 3/2014, thời điểm Moscow quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào Liên bang Nga, Mỹ đã đóng góp 244 triệu USD viện trợ an ninh phi sát thương và đào tạo cho Kiev. Tuy nhiên, khoản tiền này chỉ đủ để chi trả cho 3 tuần triển khai chiến dịch quân sự cảu Mỹ ở Iraq và Syria. 

Về phần mình, giới chức Ukraine đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi phương Tây và Mỹ hỗ trợ hệ thống chống tăng Javelin, máy bay không người lái tình báo và chiến đấu cơ, trực thăng, radar để đối phó với các loại vũ khí hiện đại của Nga mà phe nổi dậy miền đông Ukraine đang sử dụng như lời Thượng tướng quân đội Ukraine Victor Muzhenko nói. Thậm chí, Kiev còn mong Mỹ hỗ trợ pháo phòng không cũng như các thiết bị nhằm vô hiệu hóa lực lượng lính bắn tỉa của đối phương. 

Còn theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Ihor Dolhov, khoảng 30.000 – 35.000 binh sĩ Nga đang có mặt ở miền đông Ukraine. Lực lượng này đang sử dụng các hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại nhằm gây nhiễu hệ thống liên lạc, radar, GPS và các thiết bị cảnh báo sớm của Ukraine. 

Chia sẻ trên tờ Defense News, Tướng Ben Hodges, Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu nhận định Ukraine đang diễn ra một cuộc chiến "độc nhất" khi mà quân đội Mỹ phải huấn luyện cho quân chính phủ Kiev tìm cách thu thập thông tin tình báo về "mô hình chiến đấu mới của Nga". 

Trong tương lai, cuộc chiến ở Ukraine vẫn còn là một ẩn số. Dù từ hồi tháng Chín năm ngoái, các bên tham chiến đã đồng ý rút lui xe tăng cùng vũ khí hạng nặng khỏi chiến trường miền đông. Ngay cả thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 vẫn đang được duy trì song các cuộc bầu cử quốc hội địa phương dự kiến diễn ra vào ngày 25/10 tới có thể là bước ngoặt làm thay đổi tình hình an ninh ở miền đông do phe ly khai vẫn quyết tâm tự tổ chức các cuộc bầu cử của riêng mình. 

Về phần mình, Tổng thống Obama nhấn mạnh Mỹ không chịu thừa nhận bán đảo Crimea đã thuộc về Nga. 

"Chúng tôi sẽ không đứng nhìn chủ quyền và quyền hợp nhất lãnh thổ của một quốc gia bị vi phạm trắng trợn. Đó là lý do Mỹ và các đối tác áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga. Nhưng chúng tôi không mong muốn quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh", Tổng thống Obama phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9. 

Điểm nóng kế tiếp

Trong hơn một năm qua, Mỹ và đồng minh châu Âu đã tiến hành tái đánh giá cán cân sức mạnh quân sự dọc biên giới phía đông của NATO. Đây cũng chính là lý do khiến Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Ba Lan, các nước vùng Baltic, Romania và Bulgaria.

Đáp trả, Nga liên tiếp điều động máy bay quân và tàu ngầm hoạt động trên không phận và hải phận biển Baltic. Giới chức Nga cũng đã lên tiếng ủng hộ cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga sinh sống tại các nước vùng Baltic. Và nhiều khả năng, Nga sẽ tiến hành hội nhập cộng đồng này trong tương lai. 

Các quốc gia thành viên NATO tăng cường tập trận do lo sợ Nga tấn công.

Cụ thể, theo phương Tây, Tổng thống Putin có thể áp dụng cuộc chiến tranh lai từng phát huy hiệu quả bất ngờ ở Ukraine để kích động cộng đồng người dân nói tiếng Nga ở các nước Baltic tăng cường sự ủng hộ với một lực lượng chuyên biệt còn gọi là "những người lính xanh" (little green men). 

Phương Tây còn lo ngại một khi những lời hăm dọa không phát huy tác dụng, Tổng thống Putin có thể dùng sức mạnh quân sự để phá vỡ NATO. Do đó, NATO đang lên kế hoạch phản ứng trong bối cảnh các quốc gia thành viên có quan điểm khác nhau về việc thái độ của Nga như thế nào là bị coi là vượt qua “giới hạn đỏ”. 

Lựa chọn khác cho Nga là chuyển sang chiến tranh thông thường (không dùng vũ khí nguyên tử). Với tốc độ tăng cường sức mạnh ở vùng Baltic như hiện nay, Nga hoàn toàn chiếm ưu thế nếu triển khai chiến dịch trên không chống lại NATO. 

Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House), Quân khu phía Tây của quân đội Nga hiện có 65.000 lính bộ binh, 850 khẩu pháo, 759 xe tăng và 320 máy bay chiến đấu. Thậm chí, nhiều báo cáo khác cho rằng con số thực tế còn lớn rất nhiều những thông tin của Chatham House đã phần nào minh chứng mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga trong thời bình. 

Trong khi, Hạm đội Baltic hiện là hạm đội chính có quy mô nhỏ nhất của Nga. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, cấu trúc đường bờ biển trải dài từ Kalingrad tới Leningrad đã bị chia cắt về các nước Baltic mới thành lập. 

Còn hiện nay, hạm đội này đang bị phân chia hoạt động giữa Kalingrad và St. Petersburg, khiến nó khó có thể tập hợp lại thành một hạm đội quy mô lớn hơn. Ngoài ra, sức mạnh của Hạm đội Baltic chỉ dựa vào 2 tàu ngầm diesel nhỏ lớp Kilo trong đó, một chiếc chỉ dùng cho công tác huấn luyện. Hạm đội Baltic còn có thêm một vài tàu khu trục lớp Sovremenny, một tàu hộ vệ, 4 tàu hộ tống cùng vài tàu cung ứng. 

Song, khi triển khai một cuộc chiến thông thường với mục đích đẩy NATO ra khỏi vùng Baltic, Nga còn có thể đưa vũ khí từ Hạm đội biển Bắc, thường làm nhiệm vụ tuần tra Bắc Đại Tây Dương, tới Baltic để hỗ trợ chiến dịch quy mô lớn. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ MilitaryTimes.com, một trong những nguồn tin trực tuyến hàng đầu về lĩnh vực quân sự do Tập đoàn truyền thông Sightline xuất bản và là chi nhánh của TEGNA, công ty xuất bản báo chí lớn nhất tại Mỹ. 


MINH THU (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !