Cuộc bầu cử lịch sử của người dân Ai Cập

Hôm nay, người dân Ai Cập bỏ phiếu bầu trong cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên kể từ sau khi tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi tháng Hai. Cuộc bầu cử là niềm hi vọng của nhân dân Ai Cập về kỉ nguyên dân chủ sắp bắt đầu ở đất nước Bắc Phi này.

Cuộc bầu cử lịch sử của người dân Ai Cập

Bạo động ở Ai Cập: thủ đô hỗn độn

Con trai Mubarak "giấu" 340 triệu đô ở Thụy Sĩ

Bạo động ở Ai cập, 24 người chết

Cuộc bầu cử lịch sử của người dân Ai Cập

Phụ nữ Ai Cập chờ đến lượt bỏ phiếu tại một phòng bầu cử ở Zamalek gần thủ đô Cairo trong cuộc bầu cử lịch sử diễn ra hôm nay – Nguồn: Getty

Cuộc bầu cử quốc hội AI Cập hôm nay vẫn nhận được số lượng người bầu lớn hơn mong đợi do nguy cơ xảy ra hỗn loạn và bạo lực.

Đến 9 giờ sáng, người bầu cử đã đứng thành hàng dài và hòa bình dưới sự theo dõi sát sao của lực lượng lớn cảnh sát và quân đội trên khắp thủ đô Cairo. Ở nhiều nơi, hàng người đã kéo dài đến mức hai bên bờ sông Nile bị tắc nghẽn và ở các nơi khác cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Đảng Ái hữu Hồi giáo đi theo tư tưởng chính trị đạo Hồi đã sẵn sàng trở thành đảng chiếm đa số trong quốc hội của Ai Cập mà trong gần 6 thập kỉ qua là mô hình tiêu biểu cho nền độc tài trong thế giới Ả rập.

Nhưng triển vọng về sự đổi thay mang tính lịch sử đó bị phủ mờ bởi một cuộc đua gấp rút bên ngoài buồng bỏ phiếu: đó là cuộc đua giữa hội đồng quân sự nắm giữ quyền lực trong cuộc lật đổ ông Mubarak và phong trào biểu tình phải đối yêu cầu hội đồng này ra đi.

Các tướng lĩnh cầm quyền đã bác bỏ yêu cầu này của người biểu tình và trong những ngày qua quân đội đã khẳng định mạnh mẽ rằng họ sẽ không chịu quyền kiểm soát của quốc hội mới và có thể sẽ yêu cầu các quyền lực vĩnh viễn theo Hiến pháp mới mà Quốc hội chuẩn bị soạn thảo. Hôm chủ nhật, người đứng đầu hội đồng, Tổng nguyên soái Mohamed Hussein Tantawi, đã tuyên bố rằng “vị trí của quân đội sẽ vẫn giữ nguyên và sẽ không thay đổi dù Hiến pháp mới là như thế nào”.

“Đây không phải là cuộc bầu cử quốc hội. Đó sẽ là một quốc hội mà người dân muốn lật đổ. Đó chỉ là bầu cử về hình thức. Nhưng nó lại được tô vẽ như một sự kiện lớn do người dân muốn có chút hi vọng. Nhưng rồi họ sẽ bị thất vọng thôi”, Sally Moore, một nhà tổ chức trẻ tuổi tham gia vào cuộc lật đổ ông Mubarak nói.

“Chúng tôi mong muốn bầu cử sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng của cuộc cách mạng. Chúng tôi sẽ vẫn đi bầu bởi vì đây là bước đầu tiên trên con đường đòi lại quyền lực từ tay quân đội, những người mà chúng tôi cho rằng nên sớm quay trở lại doanh trại của mình”.

Trong khi một số người Ai Cập cho rằng nếu cuộc bầu cử này thất bại thì quân đội sẽ có cớ quay lại nắm quyền thì những người khác lại cho rằng dù cuộc bầu cử này còn nhiều thiếu sót thì Quốc hội do nó bầu ra cũng sẽ có tính hợp pháp hơn là một hội đồng quân sự và sự kiện bỏ phiếu bầu cũng giúp Ai Cập tiến một bước thoát ra khỏi chế độ độc tài và bước sang nền dân chủ.

“Đây là một cuộc thử nghiệm, và người dân phải thực hiện nó. Chúng ta tiến hành cuộc thử nghiệm này không phải để thành công hay thất bại. Chúng ta có thể nghiên cứu nó và rút ra bài học từ nó, bởi vì đây là bước đi đầu tiên vào tương lai của chúng ta”.

Do các vòng bỏ phiếu về các thể chế chính trị diễn ra so le nên người dân Ai Cập có thể sẽ phải đi bầu trong hàng chục ngày từ nay đến tháng Sáu sang năm, bao gồm bầu thượng viện và hạ viện, thông qua Hiến pháp và bầu tổng thống. Giới chức Ai Cập hiện vẫn chưa hướng dẫn người dân nhiều về các cuộc bầu cử ngoài việc trình chiếu các chương trình hoạt hình đơn giản trên truyền hình quốc gia.

“Tất cả chúng tôi đều là các luật sư, nên chúng tôi phải biết mình cần làm vì điều gì và chúng tôi vẫn đang cố gắng xác định được điều đó”, Mohamed Gamal, 33 tuổi, nói khi đang đi cùng hai người bạn ở Sayed Zeinab.

“Tôi không hiểu gì cả - Tôi chẳng biết mình phải làm gì nữa”, một phụ nữ than vãn.

Lê Dung

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !