Covid-19 thế giới diễn biến phức tạp, Hàn Quốc ghi nhận nhiều ca mắc mới

Theo trang thống kê Worldometers, tính đến sáng ngày 17/8, số người mắc Covid-19 toàn cầu đã vượt 21 triệu ca và hơn 770 nghìn ca tử vong, trong đó có hơn 14,5 triệu người đã bình phục.

Sự kiện thế giới nổi bật trong tuần qua những bức ảnh đặc sắc

Sự kiện thế giới nổi bật trong tuần qua những bức ảnh đặc sắc

Những sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa, nổi bật trên khắp thế giới trong tuần vừa qua được những nhiếp ảnh gia ghi lại qua những bức ảnh đặc sắc dưới đây.

Hơn 47 nghìn ca mắc mới Covid-19 ghi nhận ở Mỹ. Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins hôm 16/8, 47.913 trường hợp mắc Covid-19 mới được ghi nhận ở Hoa Kỳ, 1.029 người tử vong. Nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại đây lên 5.539.841 trường hợp, hơn 172.000 bệnh nhân tử vong, trong đó hơn 2,9 triệu người đã khỏi bệnh.

Tính theo khu vực, Bắc Mỹ hiện vẫn ghi nhận số người nhiễm cao nhất thế giới với 6.557.729 ca, trong đó có 247.229 người tử vong. Đứng thứ 2 là châu Á với 5.659.772 người nhiễm, trong đó có 120.148 ca tử vong. Cao thứ 3 là Nam Mỹ với 5.282.525 người mắc bệnh, trong đó có 176.022 ca tử vong.

Tại Ấn Độ, số ca mắc lẫn tử vong do Covid-19 không ngừng gia tăng, với 12 bang ghi nhận trên 55.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây công bố sẽ đầu tư 1.460 tỉ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Thủ tướng Modi cho biết bài học quan trọng mà Ấn Độ rút ra từ đại dịch là trở nên tự chủ trong sản xuất và phát triển để trở thành điểm đến chính trong chuỗi cung ứng mà các công ty quốc tế lựa chọn.

Nga, hôm 16/8, ghi nhận thêm 4.969 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 922.853 ca, cao thứ 4 trên thế giới. Trung tâm ứng phó khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 của Nga cũng cho biết, trong 24 giờ qua có thêm 68 ca tử vong, 3.557 người được xuất viện, nâng tổng số ca tử vong lên 15.685 ca. Trong đó 732.968 trường hợp bình phục.

{keywords}
Covid-19 thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. (Ảnh: AP)

Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines (DOH) cho biết có thêm 3.420 ca mắc mới Covid-19 và 65 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và ca tử vong lên tương ứng là 161.253 ca và 2.665 ca.

Tại Indonesia, hôm 16/8, cơ quan chức năng ghi nhận thêm 2.081 ca nhiễm và 79 ca tử vong. Quốc gia có dân số đông thứ 4 thế giới này đã có tổng cộng 139.549 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 6.150 ca tử vong, dịch Covid-19 lây lan ở toàn bộ 34 tỉnh, thành. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 15/8, giới chức Indonesia cho biết nước này sẽ tiếp tục đóng cửa đối với du khách nước ngoài cho đến khi có vaccine phòng ngừa.

Bộ Y tế Singapore ngày 16/8 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này phát hiện thêm 81 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca bệnh tại đây lên 55.661 ca. Trong số các ca mắc mới có 16 ca “nhập khẩu”, 3 ca lây nhiễm trong cộng đồng, số còn lại là các ca liên quan đến các khu nhà ở tập thể của lao động nước ngoài. Số ca tử vong do Covid-19 ở Singapore đang là 27 ca, trong khi số ca hồi phục là 51.521 ca.

Hàn Quốc có ca mắc Covid-19 cao chưa từng thấy trong 5 tháng. Hôm 16/8, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 279 trường hợp nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm của nước này lên 15.318 ca, mức cao nhất từng ghi nhận trong 5 tháng qua. Hàn Quốc đến nay đang sử dụng các biện pháp truy dấu và xét nghiệm trên diện rộng để đối phó với đà lan của dịch Covid-19.

Hàn Quốc đã quyết định áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn ở vùng đô thị Seoul và tỉnh Gyeonggi trong vòng 2 tuần tính từ ngày 16/8 do lo ngại tốc độ lây lan dịch bệnh đang tăng nhanh đáng báo động. Trong đó giới hạn tụ tập trong nhà dưới 50 người và bên ngoài dưới 100 người, cấm đến xem các trận đấu thể thao ở sân vận động.

Thủ tướng Chung Sye-kyun nhận định tình hình dịch hiện tại đang ở mức độ nguy hiểm và nếu không sớm được kiểm soát, Hàn Quốc có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng dịch lan rộng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Tại New Zealand, ổ dịch đầu tiên bùng phát trở lại ở nước này trong vài tháng qua đang tiếp tục lây lan. Hôm 17/8, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết bà ủng hộ việc dời ngày tổng tuyển cử lại một tháng thay vì diễn ra theo dự kiến là ngày 17/9. Ngày bầu cử mới là 17/10.

Giám đốc Y tế New Zealand - Tiến sĩ Ashley Bloomfield, xác nhận thêm 13 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 1.271 ca. Như vậy, hiện New Zealand có 69 trường hợp mắc Covid-19 đang được điều trị tại bệnh viện.

Theo bà Ardern, nguy cơ lớn nhất mà New Zealand cần phải vượt qua chính là đảm bảo 25.000 người làm các công việc liên quan đến cuộc bầu cử được bảo vệ tốt.  Ban đầu, bà Ardern dự kiến hoãn cuộc bầu cử lại 2 tuần, tuy nhiên, ủy ban bầu cử cho biết họ cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho ngày tổ chức bầu cử mới.

Tại Châu Âu nhiều nước ghi nhận từ trên 1.000 ca bệnh mới mỗi ngày. Bộ Y tế Pháp ghi nhận thêm 3.015 ca mắc mới Covid-19 trong ngày 16/8, ngày thứ 2 liên tiếp số ca nhiễm ở Pháp vượt mốc 3.000 ca. Mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi nước này dỡ bỏ lệnh phong toả vào 11/5. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp hiện là 218.536, trong đó có 30.410 ca tử vong.

Italy, theo thông báo của Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza trên Facebook dự kiến nước này sẽ công bố quy định mới ngừng toàn bộ các hoạt động nhảy múa cả trong nhà và ngoài trời trên cả nước, cũng như bắt buộc đeo khẩu trang từ 6h sáng đến 6h tối tại các khu vực ngoài trời.

Tại Tây Ban Nha, 2 vùng đầu tiên đã bắt đầu áp đặt các biện pháp mới ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh tại nước này đang bùng phát trở lại. Theo đó, chính quyền sẽ đóng cửa tất cả các vũ trường, hộp đêm và cấm một phần việc hút thuốc lá ngoài trời tại 2 vùng là vùng trồng nho La Rioja ở miền Bắc, và vùng Murcia ở Đông Nam Tây Ban Nha.

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 16/8 cho biết có thể sẽ đưa vắc-xin Covid-19 ở Mexico vào sử dụng vào quý 1/2021. Chính quyền Mexico đã liên kết với Argentina và Công ty dược AstraZeneca Plc để sản xuất vắc-xin phân phối cho khu vực Mỹ Latin.

Nga tiết lộ mốc thời gian bắt đầu tiêm chủng đại trà vắc-xin ngừa Covid-19. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya của Bộ Y tế Nga Alexander Gintsburg cho biết, việc tiêm chủng đại trà vắc-xin ngừa Covid-19 ở Nga sẽ bắt đầu sau khoảng một tháng nữa, khi sản xuất đủ số lượng vắc-xin cần thiết.

“Các nghiên cứu kế tiếp sau khi đăng ký vắc-xin ngừa Covid-19 dự kiến bắt đầu sau 7-10 ngày, sẽ có hàng chục nghìn người tham gia”, ông Gintsburg nói.

“Việc tiêm chủng đại trà vắc-xin sẽ có chút chậm lại, chỉ bởi phần lớn vắc-xin chế xuất sẽ được đưa vào quá trình nghiên cứu sau đăng ký. Tiếp đó, chế phẩm sẽ được lưu hành dân sự. Thời gian trì hoãn là 2-3 tuần, có thể là một tháng”, ông Gintsburg nói thêm.

Trung Quốc công bố kế hoạch thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 cùng với Nga. Nhà dịch tễ học và nhà nghiên cứu phổi người Trung Quốc, Zhong Nanshan cho biết Trung Quốc và Nga đang có kế hoạch tiến hành các thử nghiệm chung về vắc-xin ngừa Covid-19.

Ông Nanshan đã nói điều này trong một bài phát biểu tại Hội nghị Y tế Trung-Nga về cuộc chiến chống lại Covid-19. Ông lưu ý rằng việc phát triển vắc-xin ở Nga đang được tiến hành với tốc độ rất nhanh chóng.

Theo ông Nanshan, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Nga có thể đạt mức thấp trong thời gian tới, về mặt này kinh nghiệm của Nga đáng được học tập.

Thanh Bình (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !