Chủ tịch Kim Jong Il: Cuộc đời và sự nghiệp

Kim Jong Il, nhà lãnh đạo lâu năm của Triều Tiên, vừa qua đời ở độ tuổi 69. Thông tin này được đài truyền hình trung ương tại Bình Nhưỡng đưa tin vào sáng nay. Infonet xin giới thiệu câu chuyện cuộc đời của nhà lãnh đạo “bí ẩn” của Triều Tiên này.

Chủ tịch Kim Jong Il: Cuộc đời và sự nghiệp

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong IL đã qua đời

Chủ tịch Kim Jong Il: Cuộc đời và sự nghiệp

Cuộc gặp gỡ và cái bắt tay hiếm hoi của hai nhà lãnh đạo bán đảo Triều Tiên – Nguồn: Getty.

Năm 2008, tin đồn rầm rộ nói rằng ông Kim bị đột quỵ nhưng sau đó ông đã xuất hiện đầy sinh lực trong các bức hình và đoạn băng ghi lại những chuyến đi của ông đến Trung Quốc và Nga cùng vô số chuyến đi khắp đất nước. Vị lãnh đạo yêu quý của Triều Tiên nổi tiếng vì sở thích hút xì gà, uống rượu cô nhắc và là một người sành ăn. Ông được cho là qua đời do bệnh tiểu đường và bệnh về tim mạch.

Tin này được đưa ra khi Triều Tiên chuẩn bị một cuộc kế vị quyền lực. Kim Jong Il kế vị chức vụ chủ tịch từ cha mình là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) khi ông mất vào năm 1994. Tháng 9, 2010, chủ tịch Kim Jong Il đã tiết lộ rằng con trai thứ ba của mình, Kim Jong Un, đang ở độ tuổi hơn 20 là người kế vị mình và cất nhắc ưa anh này lên vị trí cấp cao.

Kim Jong Il đã được chuẩn bị trong vòng 20 năm để trở thành nhà lãnh đạo của quốc gia được cha mình, một nhà chính trị xuất thân từ lính du kích. Triều Tiên được xây dựng theo nguyên tắc “juche” có nghĩa là tự dựa vào sức mình.

Ngay cả khi có một người kế vị, một số nhà quan sát Triều Tiên lo sợ về cuộc tranh giành quyền lực hay tình trạng hay tình trạng bất ổn sau cái chết của chủ tịch Kim Jong Il.

Người Triều Tiên vẫn lưu truyền giai thoại rằng chủ tịch Kim được sinh ra vào năm 1942 tại đỉnh núi Paekdu, một trong những đỉnh núi được yêu thích nhất Triều Tiên. Sự kiện ông ra đời được đánh dấu bằng sự xuất hiện của cầu vồng và một ngôi sao sáng trên bầu trời.

Tuy nhiên, những báo cáo của phía Liên Xô lại cho rằng ông được sinh ra ở Siberia vào năm 1941.

Chủ tịch Kim Nhật Thành là người đã nhiều năm đấu tranh cho nền độc lập của Triều Tiên thoát khỏi sự cai trị của Nhật Bản từ căn cứ của mình ở Nga. Ông đã trở thành nhà lãnh đạo cộng sản lúc quay trở về Triều Tiên năm 1945 sau khi Nhật Bản bại trận trong chiến tranh thế giới lần II.

Khi bán đảo Triều Tiên bị chia rẽ thành phai phần với phía Bắc do Liên Xô cai quản và phía nam do Mỹ quản lí, ông Kim Nhật Thành đã trở thành chủ tịch Triều Tiên đầu tiên vào năm 1948 còn Syngman Rhee trở thành tổng thống Hàn Quốc đầu tiên.

Năm 1950, Bắc Triều Tiên xâm lược Nam Triều Tiên, mở màn một cuộc chiến tranh kéo dài trong 3 năm khiến hàng triệu người thiệt mạng và khiến bán đảo Triều Tiên bị chia cắt bởi một khu phi quân sự hóa mà cho đến nay vẫn là một trong những vùng phi quân sự hóa vững chắc nhất thế giới.

Tại Bắc Triều Tiên, chủ tịch Kim Nhật Thành đã kết hợp lí tưởng kiểu Stalin với cá tính riêng của mình để tạo hào quang vây quanh ông và con trai mình. Hình ảnh của chủ tịch Kim Nhật Thành và con trai xuất hiện tại các tòa nhà ở Bắc Triều Tiên và trên ve áo của mỗi binh lính Triều Tiên.

Kim Jong Il, người tốt nghiệp trường đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, đã kế vị cha mình khi ở độ tuổi 33.

Hàn Quốc đã buộc tội chủ tịch Kim Jong Il đã lên kế hoạch cho vụ nổ bom năm 1983 khiến 17 quan chức Hàn Quốc thiệt mạng khi đến thăm Myanmar. Năm 1987, vụ nổ một máy bay của hàng Korean Air đã khiến 115 hành khách trên chuyến bay thiệt mạng, một điệp viên Triều Tiên đã thừa nhận gài bom và cho hay chính chủ tịch Kim Jong Il đã ra lệnh cho nổ máy bay.

Năm 1994, Kim Jong Il kế vị cha mình, giữ vị trí chủ tịch của Ủy ban quốc phòng, Tổng tư lệnh của quân đội nhân dân Triều Tiên và lãnh đạo đảng Nhân dân lao động còn chủ tịch Kim Nhật Thành vẫn được cọi là “chủ tịch vĩnh cửu của Triều Tiên”.

Chủ tịch Kim Jong Il đã tiếp nối chính sách “quân đội là nhất”, dành nhiều nguồn lực quý hiếm của đất nước cho quân đội – ngay cả khi nhân dân mình phải hứng chịu nạn đói – và khiến quân đội Triều Tiên trở thành lực lượng quân đội lớn thứ 5 trên thế giới.

Chủ tịch Kim cũng tập trung cho việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của đất nước. Tháng 10 năm 2006, Triều Tiên đã thực hiện thí nghiệm vụ nổ hạt nhân trong lòng đất. Năm 2009, Triều Tiên lại thực hiện một vụ thử nghiệm khác tương tự.

Lo ngại trước tình hình đó, năm 2007, các nhà lãnh đạo của các nước láng giềng đã thương lượng một hiệp ước đổi giải giáp vũ khí lấy viện trợ được Triều Tiên ký và thực thi vào năm đó.

Tuy nhiên, quá trình này tiếp tục bị đình hoãn, ngay cả khi các nhà ngoại giao đã khởi động các cuộc thương lượng.

Triều Tiên, đất nước bị kìm hãm bởi các lệnh cấm vận và không thể tự cung cấp lương thực cho nhân dân mình, luôn cần viện trợ. Trận lụt xảy ra vào những năm 1990 đã phá hoại khu đất canh tác của Triều Tiên khiến hàng triệu người dân bị đói.

Sau nạn đói đó, số người Triều Tiên trốn khỏi đất nước qua Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, nhiều người kể các câu chuyện về nạn đói, tra tấn tội phạm chính trị và lạm dụng nhân quyền; những vấn đề mà các nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng vẫn cương quyết phủ nhận.

Chủ tịch Kim vẫn luôn buộc tội Hoa Kỳ đã gây ra các vấn đề của Triều Tiên và chính quyền của ông vẫn nhạo báng Hàn Quốc, một đồng minh của Washington, là một “con rối” của thế lực phương Tây.

Năm 2002, khi nhận chức, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã gọi Triều Tiên là một nước trong “Trục ma quỷ”, bên cạnh Iran và Iraq. Ông Bush sau đó đã mô tả chủ tịch Kim là “tên bạo chúa” vắt kiệt nguồn sống của dân mình để có thể sản xuất vũ khí hạt nhân.

Chủ tịch Kim là một nhà lãnh đạo bí ẩn. Nhưng những người đào ngũ từ Triều Tiên mô tả ông là một nhà hùng biện giỏi, diễn thuyết không biết mệt mỏi với các đơn vị quân đội là lực lượng quan trọng ủng hộ ông.

Hình ảnh đẹp nhất về vị chủ tịch này có được vào năm 2000, khi chính quyền theo tư tưởng tự do của Hàn Quốc đưa ra chính sách hòa hợp “ánh dương” đối với Triều Tiên và sau đó thực hiện một cuộc họp thượng đỉnh chưa từng có giữa hai nhà lãnh đạo của bán đảo Triều Tiên và với sự hợp tác chưa có tiền lệ.

Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai được tổ chức năm 2007 với sự có mặt của Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun.

Nhưng mối quan hệ mới ấm lên đã băng giá trở lại khi đầu năm 2008, Tổng thống Hàn Quốc theo đường lối bảo thủ, Lee Myung-bak nhậm chức tại Seoul và cam kết sẽ cứng rắn trong mối quan hệ với Triều Tiên.

Trái ngược với những nhận xét rằng chủ tịch Kim là người “lập dị”, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Madeleine Albright mô tả ông Kim là người thông minh và có hiểu biết. Bà cho hay hai người đã có những cuộc thảo luận về nhiều chủ đề khi bà đến thăm Bình Nhưỡng trong thời kì Tổng thống Bill Clinton tại vị.

Chủ tịch Kim được cho là có nhiều sở thích, từ bóng rổ, xe hơi cho đến phim nước ngoài. Ông cũng đã tham gia sản xuất vài bộ phim Triều Tiên, hầu hết là phim lịch sử đậm sắc màu của lí tưởng.

Một đạo diễn phim Hàn Quốc còn cho biết chủ tịch Kim đã bắt cóc ông và vợ của ông – một ngôi sao điện ảnh – vào cuối những năm 1970, đưa họ về Triều Tiên và buộc họ phải làm phim cho ông trong vòng 1 thập kỷ trước khi họ trốn thoát khỏi các điệp viên Triều Tiên khi đến Áo.

Ông Kim ít khi đi du lịch ở nước ngoài và nếu đi thì chỉ đi bằng tàu do bệnh sợ máy bay.

Một đầu bếp Nhật Bản cho hay ông đã là đầu bếp chuyên làm sushi cho chủ tịch Kim trong vòng 10 năm và cho biết chủ tịch Kim có một hầm rượu với 10.000 chai rượu và ngoài Sushi, chủ tịch Kim còn thích dùng súp vây cá mập mỗi tuần.

Cuộc sống hôn nhân của chủ tịch Kim không được tiết lộ nhưng các nguồn tin nói rằng ông kết hôn một lần và có ba bạn đời khác. Ông có ít nhất ba con trai với hai người phụ nữ và có một con gái với người phụ nữ thứ ba.

Con trai cả của ông, Kim Jong Nam, 38 tuổi, được cho là đã không được cha “sủng ái” sau khi anh bị bắt vì tìm cách nhập cảnh Nhật Bản bằng hộ chiếu giả vào năm 2001 và nói rằng anh ta muốn thăm khu giải trí Disney ở Tokyo.

Hai con trai khác của ông với một người phụ nữ khác, Kim Jong Chul và Kim Jong Un đang ở độ tuổi 20-30. Bà mẹ được cho là đã qua đời từ vài năm trước.

Tùng Lâm

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !