Chính trường thế giới 2013: Kẻ thắng người bại (1)

Nếu như 2012 là năm của những cuộc bầu cử lớn thì 2013 là năm mà các nhà lãnh đạo thể hiện tầm ảnh hưởng của mình đối với chính trường thế giới.

Năm 2013 đánh dấu quyền lực bền vững của các nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel, sự tái xuất mạnh mẽ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, sự mới mẻ đầy quyền năng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bên cạnh đó, có những vị lãnh đạo đang yếu thế trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia trên chính trường thế giới, điển hình là Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chính trường thế giới 2013: Kẻ thắng người bại (1) - ảnh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương, Bali, Indonesia, tháng 10/2013.

Năm qua là một năm “thành công rực rỡ” của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông được trao quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vào tháng 12/2012. Sau vài tháng, ông chính thức ngồi lên chiếc ghế Chủ tịch nước và trở thành người đàn ông quyền lực nhất của một trong những cường quốc thế giới.

Dù đây là nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Tập Cận Bình đã làm được nhiều hơn những gì mà những người tiền nhiệm của ông từng làm trong những bước đi khởi đầu.

Trong nước, cùng với Thủ tướng Lý Khắc Cường, ông Tập đã giữ cho nền kinh tế Trung Quốc ở mức tăng trưởng tốt nhất trên toàn thế giới. Tuy vẫn trong đà suy thoái, nhưng mức tăng trưởng GDP giảm không đáng kể so với năm 2012, đạt mức 7,5%. Đây vẫn mức tăng trưởng đáng mơ ước với rất nhiều quốc gia khác và cũng là con số củng cố thêm vị trí cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Hiện Trung Quốc đang dùng sức mạnh tích lũy bấy lâu nay của mình để vươn ra thế giới, đặc biệt là tại các thị trường ở châu Phi và Trung Đông.

Ngoài ra, ông Tập Cận Bình cũng đã rất thành công trong việc củng cố sức mạnh của cá nhân ông thông qua nhiều hành động, chính sách cứng rắn. Trước hết là chính sách chống tham nhũng sâu rộng từ tầng lớp quan chức nhỏ ở địa phương cho đến những lãnh đạo cấp cao của đất nước, điển hình là vụ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang. Bạc Hy Lai nguyên là Bí thư Trùng Khánh, bị kết án chung thân với tội danh hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng chức quyền. Còn Chu Vĩnh Khang là chủ nhiệm ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương từ năm 2007 đến năm 2012, giám sát các lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc. Ông này hiện đang bị quản thúc tại gia để điều tra về các hành vi “vi phạm kỷ luật đảng” – một cụm từ ám chỉ đến các hành động tham nhũng của những quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trên trường quốc tế, năm 2013 là một năm thể hiện rõ tham vọng “giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Với một thái độ có phần coi thường các quốc gia khác, kèm theo những hành động thể hiện sự trỗi dậy của vị thế đứng đầu châu Á, ông Tập đã lái Trung Quốc trên con thuyền tiến ra biển khơi và thách thức với phần còn lại của thế giới. Tranh chấp căng thẳng với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, thể hiện thái độ ngang ngược ở Biển Đông thông qua “đường lưỡi bò” là những tiêu điểm ngoại giao của Trung Quốc trong năm qua.
Thêm vào đó, tận dụng sự yếu thế của Mỹ ở một số khu vực, Trung Quốc cũng đang dùng sức mạnh của “kẻ có tiền” để tiến sâu hơn vào châu Phi, Trung Đông và một số quốc gia ở Đông Nam Á. Cho đến nay, chính sách này vẫn đạt hiệu quả lớn đối với những gì mà Trung Quốc có thể mong đợi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chính trường thế giới 2013: Kẻ thắng người bại (1) - ảnh 2

Hình ảnh đầy cứng rắn và mạnh mẽ của Tổng thống Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức ở St Petersburg, Nga, tháng 11/2013.

Một khởi đầu khá hoàn hảo cho sự trở lại của ông Putin trong năm 2013. Hình ảnh cá nhân ông phủ trên hầu hết các trang báo của thế giới trong mọi thời điểm quan trọng của năm bởi những gì ông đã làm được trong năm qua là rất đáng chú ý.

Trước hết, ông Putin đã cho tiến hành thực hiện dự án thành lập liên minh Á – Âu. Bước đầu, Nga đã thu hút được sự tham gia của Belarus và Kazakhstan, Uzbekistan, Tadjikistan, Armenia, Moldova thông qua một số hiệp ước riêng lẻ. Hiện Ấn Độ, Iran, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Liên minh hải quan thông qua hình thức thành lập khu tự do thương mại.

Tiếp đó, với thái độ không e sợ Mỹ, Nga đã hoàn toàn chiến thắng trong vụ Snowden. Với việc cấp quy chế tị nạn cho nhân vật mà Mỹ gọi là “kẻ phản quốc”, ông Putin đã ghi điểm lớn trong lòng hàng triệu người muốn được bảo vệ tránh khỏi tai mắt gián điệp của Washington.

Điều lớn nhất mà ông Putin làm được trong năm nay là thông qua lập trường cứng rắn và nhất quán của mình, ông đã góp phần nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Nga trên thế giới. Matxcơva đã ngăn chặn thành công hành động đòi can thiệp vũ trang vào Syria, đạt được thỏa thuận lịch sử với Iran, dần khôi phục lại vị thế trung tâm của Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các xung đột, tạo nền tảng cho việc xây dựng trật tự thế giới mới công bằng và minh bạch hơn, dần loại bỏ sự áp đặt hành động đơn phương trong các công việc quốc tế.

Ông Putin cũng đã tạo được nhiều áp lực lên một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ nhằm kéo họ ra khỏi sự ảnh hưởng của Liên minh châu Âu. Armenia, Belarus và Azerbajzan tuyên bố không tham gia hội nhập châu Âu và Ukraine đột ngột tạm dừng chương trình liên kết ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Vilnius.

Cuối cùng, việc đăng cai tổ chức thế vận hội mùa đông tại Sochi cũng có ý nghĩa không nhỏ khi Nga cần sự kiện thể thao này nhằm đạt được sự thừa nhận của phương Tây đối với vấn đề Tresnia và hai vùng lãnh thổ Abkhadia và Bắc Osetia.

Tuy vậy, vẫn còn những vấn đề bất ổn nội bộ trong nước Nga như sự trỗi dậy của bọn khủng bố trước thềm Olympic Sochi 2014, mối quan hệ ngày càng lạnh nhạt với Mỹ và Trung Quốc, sự chống đối do lo ngại ảnh hưởng từ nước Nga của một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Ông Putin sẽ có một năm 2014 sẽ không dễ dàng và thuận lợi như năm 2013 vừa qua.

Tổng thống Mỹ Barack Obama

Chính trường thế giới 2013: Kẻ thắng người bại (1) - ảnh 3

Tổng thống Barack Obama đã thất bại trước Tổng thống Nga Putin khi đăng đàn về vấn đề vũ khí hóa học ở Syria tại Hội nghị thượng đỉnh G20, St Petersburg, Nga, tháng 9/2013.

Thất bại! Đó là những gì có thể nói về năm 2013 của vị tổng thống quyền lực nhất thế giới Barack Obama. Ông hầu như không dành được ưu thế ở bất kỳ chiến trường nào, trong nước hay ngoại giao.

Ở trong nước, ông Obama đã không thể giải quyết được sự chia rẽ vốn có lâu nay giữa hai phe Quốc hội Mỹ. Thậm chí, những gì ông đưa ra trong năm 2013 đã càng khiến sự chia rẽ đó ngày càng sâu sắc hơn. Hậu quả là vào ngày 1/10/2013, nước Mỹ đã lần đầu tiên phải đóng cửa sau 17 năm do những bất đồng trong việc giải quyết vấn đề ngân sách quốc gia.

Điều đáng ra sẽ trở thành niềm tự hào nhất của ông Obama là chính sách bảo hiểm y tế mới dành cho người dân (thường được gọi là Obamacare) cũng đã không thể tiến hành suôn sẻ. Những thiếu sót trong quản lý kỹ thuật đã không giúp chính quyền của ông Obama đảm bảo được lời hứa thu hút đủ số người đăng ký chương trình bảo hiểm y tế mới trước Quốc hội Mỹ trước đó. Cho đến nay, con số đăng ký chỉ mới hơn 1 triệu người, còn quá ít so với kỳ vọng mà chính quyền của ông đã đặt ra trước đó.

Trên chính trường quốc tế, do ảnh hưởng sâu rộng của việc cắt giảm ngân sách, ông Obama đã không thể làm gì nhiều cho việc củng cố vị trí số một thế giới của nước Mỹ.

Sự chùn chân của ông trong vấn đề Syria đã giúp cho Nga có cơ hội “vượt mặt” và trở thành người đăng đàn giải quyết sự việc. Khi nước Mỹ đóng cửa, việc ông hủy bỏ chuyến thăm châu Á – Thái Bình Dương trong tháng 10/2013 đã đẩy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào chiếc ghế của “kẻ trên” và thu hút sự chú ý của hầu hết các quốc gia có mặt trong hội nghị cấp cao APEC. Thái độ không rõ ràng của nước Mỹ trong các vấn đề ở Trung Đông cũng đã khiến nước này mất đi vị thế quốc gia “có tiếng nói quyết định” và không thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong các cuộc nội chiến ở khu vực.

Chính quyền của ông Obama cũng vướng vào bê bối gián điệp khủng khiếp nhất từ trước tới nay, liên quan đến nhà thầu NSA Edward Snowden. Vụ bê bối này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới, nhiều hợp đồng quân sự quốc phòng, những dự án đầu tư công nghệ đã bị hủy bỏ do lo ngại bị theo dõi. Điển hình là vụ hãng hàng không Boeing đã mất trắng hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu trị giá 4,5 tỷ USD cho Brazil sau khi có cáo buộc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) do thám người dân nước này.

Điểm sáng duy nhất mà ông Obama nhận được trong năm 2013 chính là thị trường việc làm vẫn tăng trưởng đều đặn mỗi tháng của năm. Và vào cuối năm, GDP quý III của Mỹ đạt mức 4,1%, cao hơn so với mức kỳ vọng 3,6% trước đó, cũng là mức cao nhất trong vòng 2 năm qua của cường quốc số một thế giới. 

Phan Sương

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !