Chính trị gia Đan Mạch muốn tái bản tranh biếm họa Tiên tri Mohammed

Các đảng đối lập ở Đan Mạch cho rằng nên dạy về vụ xả súng Charlie Hebdo và tranh biếm họa Tiên tri Mohammed vì các cuộc khủng bố gần đây là một phần quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.

“Khủng hoảng biếm họa, vụ sát hại ở tòa soạn Charlie Hebdo và các vụ tấn công khủng bố mới nhất tại Copenhagen ngày 14/2 đều là những phần quan trọng trong lịch sử. Những sự kiện đó nên có vị trí nhất định trong chương trình giảng dạy ở trường học”, phát ngôn viên Đảng Dân tộc bảo thủ Mai Mercado đã viết trên báo Jyllands-Posten.

Tờ Jyllands-Posten đã làm dấy lên tranh cãi và tức giận trong giới Hồi giáo từ tháng 9/2005, sau khi xuất bản 12 bức biếm họa nhà Tiên tri Mohammed, trong đó có bức miêu tả ông ấy đội một chiếc mũ có gắn quả bom ở trên. Kể từ đó, tờ báo này đã nhận được rất nhiều lời đe dọa tiêu diệt.

Chính trị gia Đan Mạch muốn tái bản tranh biếm họa Tiên tri Mohammed - ảnh 1

Bà Mercado nói thêm rằng các giáo viên sẽ được tự do lựa chọn việc tái bản các bức biếm họa gây tranh cãi trong sách giáo khoa của học sinh: “Về mặt chính trị, chúng tôi không quy định những gì dạy cho học sinh, đó là truyền thống lâu đời để đảm bảo các trường ở Đan Mạch không bị chính trị can thiệp”.

Bà cũng cho rằng, dù giáo viên không cho học sinh xem các tranh biếm họa nhà Tiên tri Mohammed thì chúng cũng có thể “về nhà và tìm trên Google”, bởi vì bản chất của trẻ con là tò mò.

Theo một cuộc khảo sát gần đây, Đảng Dân tộc Đan Mạch có 19,6% người ủng hộ ý tưởng “lớp học bức biếm họa nhà Tiên tri Mohammed”. Các thành viên thuộc đảng này cho rằng việc dạy về Charlie Hebdo còn liên quan đến khủng hoảng cũng như các hậu quả để lại, và đây nên là một môn học bắt buộc ở tất cả các trường trong nước.

Phát ngôn viên Đảng Dân tộc Đan Mạch Alex Ahrendtsen nói với tờ Berlingske: “Nếu bạn sống ở Đan Mạch, bạn cũng nên học cách chịu đựng khi nhìn những bức tranh đó”

Đảng này cho rằng nên đưa sự kiện này vào bộ môn tôn giáo. Phát ngôn viên dân nhập cư của Đảng Dân tộc Đan Mạch Martin Henriksen đã nói: “Một trong những thách thức lớn nhất ở thời đại chúng ta là mối đe dọa từ Hồi giáo và áp lực về quyền tự do mà chúng ta đã xây dựng từ nhiều năm nay”.

Theo người đứng đầu hiệp hội nhà giáo Đan Mạch Anders Bondo Christensen, điều đó còn phụ thuộc vào giáo viên - người quyết định đưa đề tài này vào các tiết học. Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Ritzau, ông cũng cho rằng “có lẽ nên mời một số cha mẹ của học sinh Hồi giáo đến để giải thích về lý do họ bị kích động”.

Chủ tịch Hiệp hội Đan Mạch John Rydahl cho rằng các tranh biếm họa cần được tái bản trong sách giáo khoa: “Cuộc khủng hoảng Mohammed chắc chắn là một đề tài cho việc dạy về tôn giáo, và tôi lấy làm ngạc nhiên khi không có cuốn sách giáo khoa nào tái bản các bức biếm họa đó. Đây là một việc nên làm, càng sớm càng tốt”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Sử học và Xã hội học Đan Mạch Dennis Hornhave Jacobsen lại cho rằng dạy về tranh biếm họa nhà Tiên tri Mohammed là một đề xuất tồi vì “nó có thể kết thúc bất cứ cuộc tranh luận thực sự nào về bản chất của tự do ngôn luận. Có những học sinh trong trường tin rằng tranh biếm họa nhà Tiên tri Mohammed là điều đáng chê trách và cuộc tranh luận này sẽ dừng lại ở đó”.

Được biết, nhiều trường học Đan Mạch có giảng dạy về khủng hoảng Mohammed ở lớp 9, nhưng đây không phải một môn bắt buộc.

Chính trị gia Đan Mạch muốn tái bản tranh biếm họa Tiên tri Mohammed - ảnh 2

Người dân Paris tập trung tuần hành sau vụ thảm sát tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo hôm 7/1.

Ngày 7/1, những tay súng đã tấn công vào tòa soạn của Tạp chí biếm họa Charlie Hebdo và một tiệm tạp hóa ở Paris làm 17 người thiệt mạng.

Các vụ nổ súng đã kích động người dân ở Pháp cũng như khắp châu Âu. Ngày 10-11/1 đã có 2 triệu người tham gia tuần hành, và có đến 3,7 triệu người tập trung khắp nước Pháp để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố.

Các báo và tạp chí đã tái bản một vài bức biếm họa của Charlie Hebdo. Kết quả là một tờ báo lá cải của Đức tại Hamburg đã bị tấn công bằng thiết bị gây cháy ngày 11/1.

Ngày 14/2, một công dân thiệt mạng và 3 cảnh sát bị thương trong một vụ xả súng vào tiệm café ở Copenhagen khi đang diễn ra cuộc thảo luận về tự do biểu đạt với sự tham gia của nghệ sĩ gây tranh cãi Lars Vilks và đại sứ Pháp tại Đan Mạch.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.

Huỳnh Linh

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !