Châu Á làm gì để chống lại Omicron khi đã có ca nghi nhiễm?

Các nước châu Á đẩy mạnh biện pháp ngăn chặn Omicron xâm nhập, khi Hàn Quốc và Nhật Bản nghi ngờ có ca đầu tiên nhiễm biến chủng mới. 

Chính phủ nhiều nước châu Á nhanh chóng cho triển khai thắt chặt quản lý nhập cảnh và quy định cách ly, ngay sau khi biến chủng mới Omicron xuất hiện gây quan ngại trên toàn cầu.

Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc là nơi đầu tiên ở châu Á có hành động quyết liệt. Bắt đầu từ ngày 29/11, Hong Kong đưa ít nhất 16 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Canada và Australia vào danh sách Nhóm A, nhóm có nguy cơ cao dịch bệnh, thực hiện 21 ngày cách ly với công dân trở về đặc khu và hoàn toàn cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài.

{keywords}
Người dân Philippines tiêm vắc xin Covid-19. (Ảnh: DPA)

Singapore

Cho tới nay Singapore chưa phát hiện bất cứ trường hợp nào nhiễm biến chủng Omicron. Song từ ngày 3/12, toàn bộ du khách kể cả công dân Singapore trở về nước cho tới những người di chuyển qua Sân bay Changi sẽ phải thực hiện quy định xét nghiệm nghiêm ngặt bao gồm trước khi lên máy bay và hạ cánh xuống sân bay.

Ngoài ra, 27 làn đi lại cho người đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 (VTL) nhằm cho phép du khách tới từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ tới Singapore được miễn cách ly cũng sẽ bị hoãn, sau khi biến chủng Omicron xuất hiện.

Tất cả những người nhiễm biến chủng Omicron sẽ không được phép tự điều trị và phục hồi tại nhà, mà phải vào Trung tâm Các Bệnh truyền nhiễm quốc gia để cách ly và điều trị cho tới khi khỏi bệnh. Những người tiếp xúc gần với người nhiễm Omicron cũng phải cách ly tại các cơ sở chỉ định, thay vì cách ly tại nhà. Hiện quy định cho phép 5 người ngồi cùng bàn tại nhà hàng chưa bị chính phủ Singapore xóa bỏ.

Malaysia

Hôm 1/12, Bộ Y tế Malaysia cho biết tạm cấm nhập cảnh đối với công dân tới từ các nước có ca nhiễm biến chủng Omicron, hoặc những nước có nguy cơ cao xuất hiện biến chủng Omicron.

Do Hong Kong, Anh, Australia, Italy và một số quốc gia khác đã có ca nhiễm Omicron, khả năng Malaysia sẽ thực hiện lệnh cấm nhập cảnh với người di chuyển từ các khu vực này. Trước đó, Malaysia cũng đã cấm nhập cảnh đối với công dân từ 7 nước ở phía nam châu Phi. Những công dân Malaysia trở về nước từ 7 quốc gia phía nam châu Phi phải thực hiện cách ly 14 ngày bắt buộc tại cơ sở của chính phủ.

Indonesia

Người nước ngoài di chuyển từ Nam Phi, Namibia, Botswana, Lesotho, Mozambique, Eswatini, Malawi, Zimbabwe, Angola, Zambia và Hong Kong trong vòng 14 ngày qua sẽ không được nhập cảnh vào Indonesia, do lo ngại biến chủng Omicron xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia.

Công dân Indonesia và khách quốc tế ở những quốc gia khác ngoài danh sách cấm sẽ phải thực hiện cách ly 1 tuần, so với quy định trước đây là 3 ngày.

Trong khi đó, Bali và Jakarta sẽ nâng cấp giới hạn hoạt động cộng đồng lên Mức 2. Nói cách khác, các văn phòng và nhà hàng chỉ được hoạt động tối đa 50% công suất và các siêu thị chỉ là 75% công suất.

Phát ngôn viên Chương trình tiêm phòng vắc xin Covid-19 của Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi xác nhận, nước này chưa phát hiện có ca mắc biến chủng Omicron.

Myanmar 

Theo Our World in Data, 42,7% trong tống ố 53 triệu dân số Myanmar đã được tiêm phòng.

Hồi tháng 11, Bộ trưởng Bộ Thông tin Myanmar Maung Maung Ohn cho biết nước này có thể mở cửa trở lại hoạt động đi lại với Trung Quốc và Thái Lan vào tháng 1/2022 và xóa bỏ các quy định giới hạn đường hàng không vào quý I năm 2022.

Hồi tuần trước, 2 đường biên giới giữa Myanmar và Trung Quốc đã được tái mở cửa sau 7 tháng phong tỏa để chống dịch.

Cho tới nay, chính quyền quân sự Myanmar chưa đưa ra bình luận về việc có tái phong tỏa hay không, giữa lúc biến chủng Omicron đang lây lan sang nhiều quốc gia.

Ấn Độ

Du khách quốc tế tới Sân bay New Delhi và các sân bay lớn khác của Ấn Độ từ các nước “có nguy cơ” có thể phải hủy chuyến. Hoạt động rà soát tại các sân bay và cầu cảng được tăng cường.

Ấn Độ chưa ban hành lệnh cấm bay đối với người dân Nam Phi, Hong Kong và Botswana, nhưng những người này sẽ phải làm xét nghiệm RT-PCR khi tới Ấn Độ và chờ lấy kết quả mới được rời khỏi sân bay.

Các bang cũng được yêu cầu theo dõi những người tới địa phương từ nước ngoài trong tháng 11, và tăng cường làm xét nghiệm.

Cho tới nay, chỉ có 40% dân số Ấn Độ đã tiêm phòng đầy đủ. Chính quyền các cấp đang đẩy mạnh trang bị thêm giường bệnh, bình oxy và thuốc men đề phòng dịch tái bùng phát.

Lo sợ trước biến chủng Omicron được cho có khả năng lây lan gấp 500% so với biến chủng Delta, bang Kerala đưa ra yêu cầu nếu người dân không đi tiêm mũi 2, họ sẽ không được hỗ trợ miễn phí chi phí điều trị nếu không may mắc Covid-19.

Hàn Quốc

Các cơ quan y tế Hàn Quốc nhanh chóng cho triển khai thắt chắt kiểm soát hoạt động nhập cảnh, sau khi nước này nghi ngờ trường hợp nhiễm biến chủng Omicron là một cặp đôi di chuyển tới Hàn Quốc từ Nigeria.

Hôm 28/11, Hàn Quốc đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với 8 nước bao gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi. Những người đã tiêm phòng di chuyển từ 8 quốc gia này cần phải trình giấy kết quả xét nghiệm PCR khi xuống sân bay và tiếp tục làm xét nghiệm ở cơ sở y tế ở địa phương, đồng thời tự cách tại chỗ cho tới khi nhận được kết quả xét nghiệm. Những người có kết quả âm tính cần làm thêm 1 xét nghiệm nữa trong ngày thứ 6 hoặc 7 có mặt ở Hàn Quốc.

Còn hôm 1/12, Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận số ca mới mắc Covid-19 vượt mức 5.000, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Biến chủng Delta hoành hành khiến số trường hợp nhập viện đang gia tăng và tỷ lệ tử vong đạt kỷ lục. Trong những tuần gần đây, Hàn Quốc có từ 30 – 50 ca tử vong vì Covid-19 mỗi ngày.

{keywords}
Nhật Bản nghi ngờ có trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron. (Ảnh: AP)

Nhật Bản

Để ngăn chặn biến chủng Omicron xâm nhập, từ ngày 2/12, Nhật Bản từ chối nhập cảnh đối với công dân tới từ 10 nước ở phía nam châu Phi kể cả người đã định cư lâu năm ở Nhật Bản. Danh sách 10 nước nằm trong lệnh cấm gồm Angola, Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zambia và Zimbabwe.

Các biện pháp cách ly nghiêm ngặt được tái thi hành. Khi nhập cảnh, công dân Nhật Bản và người nước ngoài không nằm trong số 10 nước bị cấm sẽ phải thực hiện cách ly tại cơ sở của chính phủ trong 10 ngày, so với quy định hồi đầu tháng 11 là 3 ngày cách ly tại nhà.

Trong khi đó, một nhà ngoại giao đi từ Namibia tới Nhật Bản được xác định đã nhiễm biến chủng Omicron khi xuống Sân bay Narita ở Tokyo cùng với gia đình vào ngày 28/11. Nam bệnh nhân ngoài 30 tuổi và đã tiêm phòng vắc xin Covid-19 đầy đủ. Ngoài ra, 70 hành khách cùng phi hành đoàn ngồi cùng chuyến bay với nam bệnh nhân đều đang thực hiện tự cách ly và chưa có ai có kết quả xét nghiệm dương tính.

Philippines

Từ ngày 28/11, Philippines cấm toàn bộ du khách từ 14 quốc gia ở châu Phi và châu Âu gồm Áo, Cộng hòa Séc, Hungary, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Italy, Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Lesotho, Eswatini và Mozambique. Biện pháp này có hiệu lực ít nhất tới ngày 5/12.

Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque hôm 29/11 thừa nhận sự xâm nhập của biến chủng Omicron chỉ là vấn đề “khi nào", chứ không phải là “nếu”. Bởi theo truyền thống, hàng triệu lao động người Philippines ở nước ngoài sẽ bay về nước vào tháng 12 để đón Giáng sinh bên gia đình.

Philippines đặt mục tiêu tiêm vắc xin Covid-19 cho 54 triệu dân trong tổng số 110 triệu người vào cuối năm nay. Hiện Philippines mới có khoảng 34,2 triệu người đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19.

Thái Lan

Thái Lan chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm biến chủng Omicron, song kế hoạch cho phép công dân từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập cảnh với yêu cầu làm xét nghiệm RT-PCR khi tới nơi có thể sẽ bị tạm hoãn.

Từ ngày 1/12, Thái Lan cấm nhập cảnh đối với công dân từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe. Cũng từ ngày 1/12, công dân các nước châu Phi khác vẫn có thể nhập cảnh vào Thái Lan, nhưng phải cách ly 14 ngày và trong khoảng thời gian này thực hiện 3 lần xét nghiệm RT-PCR.

Australia 

Australia ban đầu có kế hoạch tái mở cửa các đường biên giới đối với lao động nhập cư có kỹ năng và sinh viên nước ngoài từ ngày 1/12. Song biến chủng Omicron xuất hiện đã khiến Australia phải lùi lại kế hoạch sau 2 tuần. Quy định cách ly bắt buộc 2 tuần đối với công dân Australia trở về nước từ các nước ở phía nam châu Phi cũng được áp dụng.  

New Zealand

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm 29/11 cho biết quốc gia này sẽ thực hiện hệ thống sống chung với Covid-19 vào cuối tuần này, bất chấp biến chủng Omicron mới xuất hiện.

Cuối tuần qua, New Zealand đã ban hành các quy định kiểm soát đi lại đối với công dân đến từ 9 nước ở phía nam châu Phi, và thông báo chỉ công dân New Zealand đi từ 9 nước này được nhập cảnh vào New Zealand nhưng sẽ thực hiện cách ly 14 ngày.

New Zealand vẫn đang là một trong những nước phong tỏa biên giới nghiêm khắc nhất trên thế giới. Quốc gia này hiện có kế hoạch đóng cửa biên giới với phần lớn khách quốc tế thêm 5 tháng nữa.

Thêm nhiều nước trên thế giới có ca nhiễm biến thể Omicron

Thêm nhiều nước trên thế giới có ca nhiễm biến thể Omicron

Omicron, biến chủng có tốc độ lây lan được cho nhanh hơn Delta 500%, lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi và đang lan ra nhiều nước trên thế giới. 

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !