Chân dung Tướng al-Sisi - người lật đổ Tổng thống Ai Cập

Tổng chỉ huy quân đội Ai Cập, Tướng Abdel Fattah al-Sisi đã trở thành người đàn ông quyền lực nhất của Ai Cập sau khi lật đổ cựu Tổng thống Morsi hồi tháng Bảy vừa qua.

Mặc dù ông vẫn chỉ là Bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ được thành lập sau khi Tổng thống Morsi bị lật đổ nhưng hiện Sisi đang có lợi thế nhất trong bối cảnh chính trị của Ai Cập hiện nay.

Chân dung Tướng al-Sisi - người lật đổ Tổng thống Ai Cập - ảnh 1
Người dân đeo mặt lạ hình Tướng al-Sisi.

Bằng việc miêu tả bản thân mình và quân đội là những người sẽ bảo vệ ý chí của người dân và dùng những ngôn từ giao tiếp hay những bài phát biểu ‘xúc động’ đối với tình hình ở Ai Cập, Sisi đã chiếm được cảm tình của nhiều người dân Ai Cập, bất chấp việc đã có rất nhiều người bị thiệt mạng trong các cuộc đàn áp của các lực lượng an ninh đối với những người biểu tình.

"Nghĩa vụ, không phải là một sự lựa chọn"

Trong lời bình luận đầu tiên trước công chúng kể từ khi Tổng thống Morsi bị lật đổ, Tướng Sisi cho biết rằng sự can thiệp của quân đội là một nghĩa vụ đối với đất nước chứ không phải là một sự lựa chọn, vì người dân không còn muốn chịu sự lãnh đạo của chính phủ do nhóm Huynh đệ Hồi giáo hậu thuẫn của ông Morsi nữa.

Morsi bị chỉ trích đã bỏ qua tiếng nói yêu cầu không liên kết với nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Sisi đã phát biểu sau khi lật đổ ông Morsi rằng: "Chúng tôi đã cảnh báo rằng nếu yêu cầu của hàng triệu người dân đang xuống đường không được lắng nghe, chúng tôi sẽ dùng đến bạo lực. Chúng tôi đã nói tất cả những điều đó, nhưng đều bị bỏ qua”.

Chân dung Tướng al-Sisi - người lật đổ Tổng thống Ai Cập - ảnh 2
Hình ông al-Sisi trên các vật dụng trang trí.

Việc Tổng thống Morsi đề cử al-Sisi làm Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh quân đội thay thế cho Tướng Mohamed Hussein Tantawi cách đây hơn một năm được chứng minh là một quyết định sai lầm nghiêm trọng nhất của cựu Tổng thống Morsi.

Thách thức với các sức ép từ thế giới

Được biết đến là một người rất tôn sùng tôn giáo, Sisi bị cáo buộc là có mối quan hệ quá gần gũi với nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Nhưng cũng giống như nhiều sĩ quan quân đội Ai Cập, Sisi cũng là một người rất hâm mộ Tổng thống theo chủ nghĩa dân tộc Gamal Abdel Nasser của Ai Cập. Những người ủng hộ đã so sánh việc Sisi dám thách thức với những sức ép thế giới đối với tình hình hiện nay của Ai Cập cũng giống như những hành động của ông Nasser trước kia.

Sinh ra tại Cairo vào tháng 11/1954, Sisi tốt nghiệp một học viện quân sự Ai Cập vào năm 1977 với chuyên ngành khoa học quân sự. Ông tiếp tục học Học viện quân sự Anh (Joint Services Command and Staff College) vào năm 1992 và nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Lục quân Mỹ ở Pennsylvania vào năm 2006.

Chân dung Tướng al-Sisi - người lật đổ Tổng thống Ai Cập - ảnh 3
Một 'fan cuồng' khác của ông al-Sisi.

Sau đó, Sisi làm một tùy viên quân sự ở Ả Rập Xê-út dưới thời Tổng thống Mubarak. Sau đó ông trở thành tổng tư lệnh quân khu miền Bắc. Khi hội đồng quân sự cầm quyền sau cuộc cách mạng, ông được bổ nhiệm làm giám đốc tình báo quân sự vào tháng 2/2011.

Sisi đã rất quan tâm đến việc "nâng cao hiệu quả của các lực lượng vũ trang" mà ông cho là đã lỗi thời của Ai Cập.

Các chính trị gia và nhà báo đã gặp Sisi nhận định rằng mối bận tâm chính của ông chính là xây dựng lại danh tiếng của quân đội, vốn bị lu mờ trong thời gian nằm dưới quyền kiểm soát của Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang.

Sẽ là Tổng thống của Ai Cập?

Một chiến dịch tranh cử không chính thức của Tướng quân đội Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi đang diễn ra trên khắp các đường phố.

Các nhà tổ chức đã đưa ra những cái tên, những con số. Họ cho biết đã có hơn 9 triệu người, chiếm hơn 10% dân số, đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi ông al-Sisi lên làm tổng thống được bầu cử tiếp theo của Ai Cập.

Chân dung Tướng al-Sisi - người lật đổ Tổng thống Ai Cập - ảnh 4

Đối với nhiều người dân Ai Cập, việc một nhà lãnh đạo quân sự lên làm Tổng thống được cho là một ý tưởng ‘yên tâm’ nhất sau khi đất nước này đã phải trải qua gần 3 năm bất ổn chính trị kể từ khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ. Nguyên nhân là vì bắt đầu từ thời Tổng thống Gamal Abdel Nasser năm 1952 đến Tổng thống Mubarak, Ai Cập đều dưới sự lãnh đạo của một người đàn ông có xuất thân từ lực lượng vũ trang. Nhiều người cho rằng việc Sisi lên nắm quyền sẽ chấm dứt quá trình ‘thử nghiệm’ lãnh đạo dân sự của Ai Cập được bắt đầu khi ông Mohamed Morsi, một người Hồi giáo lên làm tổng thống vào năm ngoái.

Hiện uy tín của ông Sisi tại Ai Cập ngày càng tăng. Hình ảnh của ông ngập tràn trên các đường phố, trong mọi góc ngách. Người dân thậm chí còn đeo mặt nạ, đóng giả sao cho giống người đàn ông này. Trên các vật dụng trang trí, lưu niệm cũng dán đầy hình ảnh của Sisi.

Các cửa hàng cũng có treo hình ảnh của Sisi. Các đôi uyên ương chụp ảnh cưới cùng hình ảnh của ông. Quần áo may theo kiểu quân phục cũng ngày càng được giới trẻ Ai Cập ưa chuộng. Thậm chí quần áo cũng có hình ảnh Tướng Sisi.

Đông đảo người dân Ai Cập coi Tướng Sisi là một nhà lãnh đạo lý tưởng vì họ cho rằng tình trạng ổn định của chế độ độc tài quân sự sẽ tốt hơn là tình trạng hỗn loạn của nền dân chủ Hồi giáo.

Phạm Khánh

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !