Căng thẳng về chủ quyền, Thái Bình Dương "dậy sóng"

Hoạt động quân sự tại khu vực Đông Á đang gia tăng trong lúc các vụ "xích mích" do tranh chấp chủ quyền lại mới xảy ra tại khu vực này. Các cuộc xung đột này cùng cách diễn giải phức tạp về chủ quyền đang đe dọa gây bất ổn tại khu vực Đông Á, nơi ý thức chủ quyền dân tộc ngày càng dâng cao và quân đội các nước đang ngày càng mở rộng.

Căng thẳng về chủ quyền, Thái Bình Dương "dậy sóng"

Diễn biến mới nhất căng thẳng Philippines – Trung Quốc về Biển Đông

Philippines cảnh báo láng giềng về Trung Quốc

Cận cảnh Hải quân Mỹ - Việt Nam huấn luyện trên biển!

Vì sao tàu chiến Mỹ "rầm rập" đến Thái Bình Dương?

Căng thẳng về chủ quyền, Thái Bình Dương `dậy sóng`

Quân đội Mỹ và Philippines tập trận đổ bộ trên đảo tại Biển Đông – Nguồn: Reuters

Tại Đông Bắc Á, tàu của Trung Quốc và Nga đã rời cảng Thanh Đảo, Trung Quốc để tiến hành tập trận chung trên biển Hoàng Hải vùng biển mà tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã từng thu hút sự chú ý của dư luận.

Cuộc tập trận chung này diễn ra khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên căng thẳng do tranh chấp về các đảo mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc thì gọi là Điếu Ngư.

Hôm qua (25/4), lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do đối lập ở Nhật Bản đã đến thăm đền Yasukuni, một động thái có thể sẽ khơi dậy làn sóng bất bình và giận dữ tại Trung Quốc. Đền Yasukuni thờ các binh sĩ Nhật Bản đã tử trận - bao gồm các tội phạm chiến tranh là phát xít Nhật – được cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên coi là biểu tượng của sự hiếu chiến của quân đội Nhật Bản trong quá khứ.

Thêm vào đó, tuần trước, thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, một người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, đã đề xuất mua các hòn đảo mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, một động thái đón nhận phản ứng dữ dội và sự lên án mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Nhật Bản cũng đang tranh chấp với Nga về quần đảo Kurile nằm ở phía bắc đảo Hokkaido của Nhật và đảo Sakhalin của Nga. Quần đảo Kurile đã bị quân đội Liên Xô chiếm giữ vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới II. Ngoài ra, quan hệ giữa hai nước cũng căng thẳng hơn trong những năm qua sau khi Nga đưa máy bay ném bom hoạt động tại bờ biển Thái Bình Dương của nước này, một hoạt động đã dừng lại sau khi Liên Xô sụp đổ.

Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ đang tham gia và cuộc tập trận hải quân với các nước trong vùng trong bối cảnh các cuộc xung đột giữa nhiều quốc gia do tranh chấp trên Biển Đông lại vừa mới xảy ra.

Trong 3 tuần qua, Trung Quốc và Philippines đã đối đầu nhau về bãi cạn Scarborough nằm ở phía đông bắc Biển Đông, cách đất liền Philippines khoảng 220km. Hôm 23/4, Philippines đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia khác trong khu vực “góp chung tiếng nói” với Philippines chống lại Trung Quốc.

Ngày 20/4/2012, báo chí Trung Quốc loan tin, với sự chấp thuận của Quốc Vụ Viện (chính phủ), Tổng Cục Hải Dương của Trung Quốc sẽ hoàn thành cắm mốc cùng với việc cắm cờ xác định chủ quyền và đặt các hệ thống máy móc điện tử để kiểm soát trên 6,000 hải đảo mà họ nói thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Hôm thứ Ba (24/4), ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố với báo chí rằng: “Việc Cục Hải Dương Quốc Gia Trung Quốc công bố thực thi bản ‘Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc’ là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC). Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Ðông.

Quần đảo Trường Sa có hơn 750 mỏm đất, mỏm đá, mỏm san hô và đảo nhỏ với nhiều mỏm không được coi là đảo đúng nghĩa và không có nước ngọt. Nhưng quần đảo này hiện đang bị tranh chấp giữa các quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan. Biển Đông được cho là nơi dự trữ các nguồn tài nguyên còn chưa được khai thác như dầu mỏ và khí đốt. Khu vực này cũng là mỏ thủy sản lớn và là đường hàng hải quốc tế quan trọng.

Trong lúc các cuộc tranh chấp đang ngày càng căng thẳng, Hoa Kỳ tiến hành một cuộc trận đổ bộ với đồng minh Philippines với sự tham gia của 7.000 binh sĩ và thủy thủ của cả hai nước. Hôm nay, quân đội hai nước đã tiến hành tập trận chiếm đảo. Cả hai nước Hoa Kỳ và Philippines đều phủ nhận cuộc tập trận này nhắm đến một quốc gia cụ thể.

Ngày 23/4, tàu hải quân Mỹ cũng đến thăm Việt Nam. Tại cảng Đà Nẵng, 3 chiến hạm của Mỹ gồm USS Blue Ridge, USS Chafee và USNS Safeguard đã gặp gỡ các thủy thủ Việt Nam để tiến hành cuộc trao đổi hải quân, một cuộc hợp tác huấn luyện “phi chiến đấu” với nội dung bảo trì và tìm kiếm cứu nạn.

Căng thẳng về chủ quyền, Thái Bình Dương `dậy sóng`

Soái hạm USS Blue Ridge trên đường tiến vào cảng Đà Nẵng – Nguồn: Infonet- HC

Hai tàu USS Chafee và USNS Safeguard là loại tàu khu trục có gắn tên lửa dẫn đường đồng thời là tàu cứu nạn, cứu hộ khá hiện đại. Trong một động thái bày tỏ mối quan hệ bằng hữu giữa hai quốc gia, quốc kỳ của Việt Nam và Hoa Kỳ đều tung bay trên các con tàu.

Nhưng trong lúc đó, hải quân Trung Quốc cũng đến thăm Việt Nam. Mặc dù xuất hiện không ấn tượng bằng các con tàu của Hoa Kỳ, tàu của Trung Quốc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc khi đến thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Tư. Mang tên Trịnh Hòa, đô đốc hải quân và là nhà thám hiểm của thế kỷ 15 đã dẫn đầu một hạm đội tàu Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương và vươn đến bờ biển Đông Phi. Con tàu này của Trung Quốc hiện đang đi chu du vòng quanh thế giới. Hoạt động của con tàu này chỉ mang tính ngoại giao nhưng nhiều chuyên gia hải quân Trung Quốc cho ràng con tàu này hiện thân cho khát vọng chiếm lĩnh toàn cầu về lãnh hải.

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng việc Mỹ gắn bó chặt chẽ hơn với Philippines và Việt Nam về mặt quân sự không chỉ đơn thuần là sự trình diễn đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc nhận thấy người Mỹ có ý định tăng cường quan hệ với các đối tác châu Á (và Australia) và thay đổi sự tập trung địa chiến lược đến khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các chuyên gia ở Mỹ cho rằng các láng giềng của Trung Quốc lo ngại trước tham vọng bành trướng quân đội và lãnh thổ của nước này nên các nước này trở nên gắn bó hơn với Mỹ.

Khi được hỏi cảm tưởng của ông về căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines và động thái mới của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cho biết quân đội nước này sẽ đáp ứng “những yêu cầu về ngoại giao của Trung Quốc”.

Nhận xét về ý định của Mỹ quay lại khu vực Thái Bình Dương, ông Lương nói: “Đây không thể gọi là sự quay lại châu Á Thái Bình Dương vì từ xưa đến nay họ đã có mặt ở đây rồi”.

Lê Dung

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !