Căn cứ quân sự TQ ở Djibouti từng làm Mỹ “mất ăn mất ngủ” giờ ra sao?

Với vị thế địa chiến lược quan trọng ở khu vực sừng châu Phi, căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài của Trung Quốc tại Djibouti từng khiến Mỹ “mất ăn mất ngủ” và đang giúp Bắc Kinh hiện thực hóa tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, ông Tyler Headley, nhà nghiên cứu tại Đại học New York nhận định kể từ khi được xây dựng, căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc đặt tại quốc gia Sừng châu Phi Djibouti ngày càng khẳng định tầm quan trọng đối với Bắc Kinh. 

Cách đây hai năm, quá trình đàm phán giữa Trung Quốc với Djibouti về việc để hải quân Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại quốc gia sừng châu Phi đã kết thúc thành công.

BInh sĩ Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở căn cứ quân sự tạiDjibouti.

Tới ngày 11/7/2017, hải quân Trung Quốc chính thức cho điều động các tàu thuyền thuộc Hạm đội Nam Hải tới căn cứ ở Djibouti. Lễ khánh thành căn cứ quân sự ở Djibouti được tổ chức vào ngày 1/8/2017. Chỉ sau một tháng rưỡi khánh thành, quân đội Trung Quốc ở căn cứ Djibouti bắt đầu tiến hành các đợt tập trận bắn đạn thật.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã né tránh sử dụng thuật ngữ phổ biến là “căn cứ” mà thay vào đó gọi căn cứ ở Djibouti là “cơ sở hỗ trợ” hoặc “cơ sở hậu cần”.

Thậm chí, hồi năm ngoái, Tân Hoa Xã còn có bài viết nhấn mạnh, căn cứ ở Djibouti không phải được xây dựng với mục tiêu chính là phục vụ quân đội.

“Căn cứ ở Djibouti không liên quan tới bất cứ cuộc đua vũ trang nào hay mở rộng tầm ảnh hưởng quân sự. Trung Quốc không có ý định biến trung tâm hậu cần này thành một căn cứ quân sự”, Tân Hoa Xã viết.

Song bản phân tích của Stratfor lại chỉ ra rằng, căn cứ ở Djibouti đang trở thành cơ sở quân sự được trang bị vũ khí thuộc hàng khủng nhất với sự xuất hiện của một cơ sở dưới lòng đất rộng tới 23.000 m2.

Ngay cả Mỹ cũng đặt ra những câu hỏi mang tính nghi ngờ về việc Trung Quốc chọn Djibouti làm nơi đặt căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài. Thậm chí, Washington còn cáo buộc từ căn cứ ở Djibouti, Trung Quốc đã cho chiếu laser cực mạnh vào dàn máy bay quân sự của Mỹ khiến 2 phi công bị thương. Về phần mình, Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận.

Với vị trí địa chiến lược quan trọng ở sừng châu Phi, Djibouti giúp các nước giám sát và bảo vệ hoạt động thương mại quốc tế trên biển thông qua eo biển Bab el-Mandeb. Đây được xem là tuyến đường biển quan trọng thứ 4 trên thế giới đối với hoạt động xuất nhập khẩu dầu mỏ. Ngoài ra, do eo biển Bab el-Mandeb nằm sát gần Somalia và hoạt động của các nhóm hải tặc diễn ra nhan nhản khiến nhiều cường quốc quân sự đẩy mạnh công tác chống hải tặc tại đây.

Bên cạnh chiến dịch công hải tặc, từ Djibouti, nhiều quốc gia còn cho triển khai công tác chống khủng bố và nhiều nhóm cực đoan khác. Do đó, Mỹ, Pháp, Nhật và Ý đều cho duy trì căn cứ quân sự ở Djibouti. Cụ thể, Mỹ cho đặt căn cứ quân sự ở Djibouti là Trại Lemmonier. Đây là căn cứ thường trực duy nhất của Mỹ ở châu Phi với số quân nhân là hơn 4.000 người.

Trên thực tế, quân đội Trung Quốc đã có mặt ở sừng châu Phi cách đây 10 năm và chủ yếu tham gia hoạt động chống hải tặc. Còn hiện tại, nhiều chuyên gia nhận định ngoài nhiệm vụ chống hải tặc, căn cứ hải quân ở Djibouti còn hỗ trợ Trung Quốc trong 4 sứ mệnh chính là thu thập thông tin tình báo, hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình, chống khủng bố và sơ tán công dân.

Toàn cảnh Trại Lemmonier của Mỹ ởDjibouti.

Theo ông Headley, 4 sứ mệnh trên nằm trong chuỗi chính sách mở rộng tầm ảnh hưởng quân sự toàn cầu mà Trung Quốc đang triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Một trong những lực lượng chính giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu trên là xây dựng một hải quân hùng mạnh để triển khai sức mạnh trên toàn cầu. Và những căn cứ hải quân như ở Djibouti sẽ giúp Trung Quốc vươn tới thành công dễ dàng hơn.

Trong một bản báo cáo hồi năm ngoái, Lầu Năm Góc cũng đã nhấn mạnh rằng, căn cứ Djibouti “bên cạnh các chuyến thăm cảng hải quân thông thường, nó còn phản ánh tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng vũ trang Trung Quốc”.

Về phần mình, sau bản báo cáo của Lầu Năm Góc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng chỉ trích “Mỹ có những lời lẽ thiếu trách nhiệm và sai sự thật về chương trình phát triển quốc phòng của Trung Quốc”.

Căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Djibouti được xây dựng theo khuôn khổ mở rộng các mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc – Djibouti. Cụ thể, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cho Djibouti vay gần 1 tỷ USD. Một số nguồn tin cho biết thêm, Trung Quốc đã chi gần 40% số tiền triển khai các dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở quốc gia sừng châu Phi. Ba trong những dự án đáng chú ý nhất là cảng đa chức năng Doraleh, tuyến đường sắt Ethiopia – Djibouti và Đường ống dẫn nước Ethiopia – Djibouti.

Nhà nghiên cứu Headley kết luận, căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Djibouti không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là một tiền đồn quân sự mà sẽ là bài học kinh nghiệm cho các nước trong việc xây dựng những căn cứ quân sự  khác ở lục địa Đen.


Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !