Các 'ông lớn' sẽ làm gì nếu Syria sụp đổ?

Trong lúc tình hình xung đột Syria diễn biến phức tạp thể hiện qua sự giằng co giữa hai phía, tờ Strafor của Mỹ vừa có bài bình luận về tương lai của Syria và tác động chính trị của sự sụp đổ của chính quyền Assad đối với Trung Đông nói riêng và các cường quốc trên thế giới nói chung.

Các 'ông lớn' sẽ làm gì nếu Syria sụp đổ?

Thế giới vẫn "mù tịt" về phiến quân ở Syria

Liên đoàn Ả rập yêu cầu Tổng thống Al-Assad từ chức

Syria: Tháng 7 đẫm máu

Các 'ông lớn' sẽ làm gì nếu Syria sụp đổ?

Sự sụp đổ của chính quyền Assad có ý nghĩa ra sao đối với các cường quốc trên thế giới?

Trò chơi ở Syria đã bước vào giai đoạn cuối. Điều đó không có nghĩa là trò chơi này đã thực sự tiến tới đoạn kết mà nó có nghĩa là các tiền đề cho sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al Assad đã xuất hiện.

Mọi người vẫn lập luận rằng chừng nào quân đội và bộ máy an ninh của chính quyền Assad vẫn còn nguyên vẹn và hoạt động hiệu quả thì chính quyền còn tồn tại. Mặc dù các bộ máy quân sự và an ninh Syria vẫn thực hiện đúng chức năng của mình nhưng cả hai bộ máy có vẻ như không còn nguyên vẹn nữa.

Sự kiểm soát của hai bộ máy này đối với các khu vực then chốt là thủ đô Damascus và thành phố Aleppo đang lung lay và với các vụ đào ngũ liên tiếp diễn ra, độ trung thành của các lực lượng này với chính quyền cũng không còn mạnh mẽ như trước nữa.

Nhiều người đã từng nghĩ rằng chính quyền Assad hoàn toàn có thể tiếp tục tồn tại. Nhưng tình hình không còn như vậy. Sau vụ phi công lái chiếc MiG-21 đào ngũ sang Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó là vụ đào tẩu của đại sứ Syria tại Iraq, các nhân vật chủ chốt của chính quyền bắt đầu tính toán về cơ hội tồn tại và các lợi ích của mình.

Chính quyền Syria chưa bị sụp đổ nhưng đang ở giai đoạn chuẩn bị sụp đổ.

Việc dư luận phỏng đoán về nơi ở của ông Assad và vụ đánh bom vào thủ đô Damascus khiến 4 quan chức quân đội trong đó có Bộ trưởng quốc phòng Syria thiệt mạng chính là một trong các vấn đề của chính quyền Syria. Các tin đồn, dù cho chúng có đúng thực tế hay không, tạo ra tình hình thiếu vững chắc mà chính quyền chưa thể giải quyết được.

Hậu quả của tình trạng mong manh đó cho đến nay vẫn chưa rõ.

Một mặt, có thể một chính quyền mới sẽ ra đời và nắm quyền kiểm soát. Mặt khác, Syria có thể sụp đổ và rơi vào tình trạng giống Li Băng, tan rã thành các vùng rời rạc do các phe phái khác nhau chiếm giữ và chính phủ trung ương không hoạt động hiệu quả.

Chiến lược của Nga và Trung Quốc

Có vẻ như bức tranh chính trị ở các khu vực bên ngoài lại rõ ràng hơn bức tranh chính trị của nội bộ Syria. Dù điều gì sẽ xảy ra đi chăng nữa, Tổng thống Assad chắc sẽ không thể nào quay trở về thời kỳ nắm quyền tuyệt đối như trước đây.

Hoa Kỳ, Pháp và các quốc gia châu Âu khác đã phản đối chính quyền của ông. Còn Nga, Trung Quốc và Iran thì ủng hộ mặc dù mỗi quốc gia có lí do ủng hộ khác nhau. Người Nga phản đối lời kêu gọi can thiệp của phương Tây, chủ yếu với lí do là vấn đề quyền con người, do lo sợ can thiệp vào Syria sẽ giúp mở rộng phạm vi quyền lực của phương Tây và điều đó sẽ được dùng để chống lại họ.

Người Trung Quốc cũng ủng hộ người Syria, một phần vì những lí do giống của Nga. Cả Mátxcơva và Bắc Kinh đều hi vọng tránh hợp thức hóa sức ép của phương Tây vin vào vấn đề nhân quyền. Ngoài ra, Nga và Trung Quốc đều muốn Hoa Kỳ chỉ tập trung vào Trung Đông mà không nhắm đến họ.

Nhưng trò chơi thực tế lại tinh vi hơn thế. Tâm điểm của nó là Iran. Theo chúng tôi, nếu chính quyền Assad tồn tại và bị phương Tây cô lập thì nước này sẽ chủ yếu dựa vào Iran, người bảo trợ chính của nước này. Iran đã cung cấp người huấn luyện, lực lượng đặc nhiệm, quân nhu và tiền bạc để duy trì chính quyền Syria.

Về phía Iran, các sự kiện diễn ra ở Syria là cơ hội lớn. Iran đã có vị thế quyền lực lớn đối với Iraq, không phải là chi phối nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn. Nếu chính quyền Assad tồn tại nhờ vào sự hậu thuẫn của Iran thì Syria sẽ lệ thuộc vào Iran hơn nữa và hơn cả Iraq. Điều đó sẽ giảm bớt vị thế của Iran đối với Iraq nhưng quan trọng hơn nó giúp tầm ảnh hưởng của Iran được mở rộng, kéo dài từ Tây Afghanistan cho đến Li Băng nơi lực lượng Hezbollah, đồng minh của Iran, đóng chốt.

Người Nga và người Trung Quốc hiểu rất rõ rằng, nếu điều đó xảy ra – tức Iran có thể bảo vệ chính quyền Syria – thì Hoa Kỳ sẽ có lợi ích rất lớn trong việc làm giảm bớt tầm ảnh hưởng của Iran và chắc chắn đã huy động nguồn lực khổng lồ để làm điều đó.

Nga và Trung Quốc đều có lợi sau vụ khủng bố 11/9/2001 do sau vụ khủng bố Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi thế giới Hồi giáo và không quan tâm cũng như không dùng nguồn lực để chống lại Trung Quốc và Nga.

Nhưng khi cuộc chiến Afghanistan sắp đến hồi kết thúc thì Mỹ sẽ không còn sao nhãng về vấn đề Nga và Trung Quốc nữa. Đối với Mỹ, làm suy giảm vị thế bá chủ của Iran ở một khu vực có vai trò quan trọng đối với Mỹ là một chiến lược “vốn ít, lời nhiều”.

Về vấn đề Syria, Trung Quốc chủ yếu ủng hộ về mặt chính trị, giúp người Nga không phải hành động một mình về mặt ngoại giao. Nước này không đóng góp nguồn lực gì trong cuộc xung đột Syria nhưng tiếp tục phản đối các nghị quyết quốc tế chống lại Syria. Còn Nga thì dấn sâu hơn khi ủng hộ chính quyền Assad cả về chính trị và nguồn lực.

Có vẻ như người Nga cũng bắt đầu tính toán đến sự sụp đổ của chính quyền Syria. Nga tiếp tục gửi đạn dược và quân nhu cho Syria nhưng đã ngừng gửi trực thăng. Trong những ngày vừa qua, người Nga thậm chí còn đi xa tới mức đại sứ quán Nga tại Pháp cho rằng thời gian cho chính quyền Assad đang điểm và tất nhiên sau đó ông này phủ nhận mình đưa ra phát biểu đó.

Cú đánh chiến lược đối với Iran

Do người Nga đã rút lui trong việc ủng hộ Syria, Iran hiện giờ hoàn toàn đơn độc. Dư luận đã từng nghĩ rằng chắc chắn tầm ảnh hưởng của Iran trong khu vực sẽ gia tăng, đặc biệt là tại bán đảo Ả rập. Nhưng sự sụp đổ của chính quyền Assad sẽ là một đòn chiến lược giáng vào người Iran.

Thứ nhất, sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Iran rõ ràng sẽ không thể thực hiện được. Thứ hai là Iran sẽ nhanh chóng từ cường quốc đang lên trở thành một cường quốc ở vào thế phòng thủ.

Các tác động khác

Về phía Mỹ, sự sụp đổ của chính quyền Assad mở ra 2 cơ hội. Thứ nhất là chính sách không can thiệp quân sự trực tiếp mà gây sức ép liên tục về chính trị và kinh tế có vẻ như đã có tác dụng tốt với trường hợp của Syria. Chính xác hơn, ngay cả khi nó không có tác dụng thực sự mà chỉ cần có vẻ có tác dụng là Hoa Kỳ có thể áp dụng chính sách đó cho các quốc gia khác mà không cần can thiệp trực tiếp.

Thứ hai, tình hình hiện nay mở ra cánh cửa cân bằng quyền lực cho khu vực Trung Đông mà Mỹ không cần phải liên tục can thiệp.

Một trong những tác động của các sự kiện ở Syria là Thổ Nhĩ Kỳ đã phải xem xét lại chính sách của mình đối với các quốc gia xung quanh. Trong trường hợp Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích trong việc đàn áp các chiến binh ngời Kurd hiện đang tị nạn ở Iraq và bảo vệ các lợi ích về dầu mỏ và các lợi ích kinh tế khác của mình. Kết quả là, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu tiến tới vị thế đối trọng với Iran để bảo vệ lợi ích của mình ở Iraq. Điều đó sẽ giúp Mỹ giảm bớt gánh nặng kiềm chế Iran.

Người thua cuộc chính trong trò chơi Syria là Israel. Mặc dù chính phủ của Tổng thống Assad biến Syria thành nơi trung chuyển vũ khí từ Iran tới lực lượng Hezbollah, kẻ thù của Israel, Israel vẫn ưa thích chính quyền của ông Assad hơn là một chính quyền Hồi giáo. Chắc chắn Israel sẽ lo ngại về tương lai những người Hồi giáo Sunni sẽ lên nắm quyền tại Syria.

Nhưng có lẽ những nước thua cuộc nhiều hơn lại là Nga và Trung Quốc.

Nga và Trung Quốc đều muốn Mỹ coi đối đầu với hai nước này là mục tiêu thứ yếu và tập trung vào Trung Đông. Nhưng nếu chính quyền Syria sụp đổ thì có khả năng Mỹ sẽ bớt quan tâm đến khu vực này. Đó không phải là điều Nga và Trung Quốc muốn nhưng hai quốc gia trên không có đủ năng lực để tạo ra một kết cục ở Syria theo hướng có lợi cho mình.

Chiến lược kẻ thống trị có thể cân bằng quyền lực mà không cần can thiệp trực tiếp là của người Anh nhưng người Mỹ vẫn chưa thực hiện chiến lược này tốt cho lắm. Sau các cuộc chiến tranh với các lực lượng Hồi giáo cực đoan, có vẻ như Mỹ đã chín chắn hơn với chiến lược này. Chiến lược đó đòi hỏi phải để chính bộ máy nội bộ của vùng tự hành động và can thiệp chỉ là bước cuối cùng.

Các sự kiện diễn ra ở Syria bề ngoài có vẻ như chỉ là vấn đề tồn tại hay suy vong của chính quyền Assad. Nhưng nó có tầm ảnh hưởng lớn hơn xét về mặt hạn chế quyền lực của Iran, giúp Mỹ thảnh thơi giải quyết các vấn đề toàn cầu, trong đó có vấn đề (đối đầu) Nga và Trung Quốc.

Lê Dung

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !