Các nước đang phát triển sẽ "lao đao" vì TPP?

Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua với hy vọng tạo ra một sân chơi công bằng cho các nền kinh tế thành viên. Tuy nhiên, TPP cũng mang lại một số hạn chế đối với các nước đang phát triển.

Trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng hôm 5/10 vừa qua, các vòng đàm phán của TPP suốt 5 năm qua đã nhận khá nhiều luồng ý kiến trái chiều, có cả những hy vọng nhưng cũng có không ít mâu thuẫn. 

Những lý do gây ra các cuộc tranh luận bao gồm việc các cuộc đàm phán được tiến hành trong bí mật, các hệ quả mà hiệp định tác động lên việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế Mỹ và các ẩn ý địa chính trị. 

Song còn một vấn đề nữa không nhận được nhiều sự chú ý, đó là việc TPP sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia đang phát triển, thành viên mới gia nhập tổ chức.

Liên Hiệp Quốc xếp 6 trong số 12 nước thành viên TPP (gồm Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam) là các nước đang phát triển. Nếu chính thức được ban hành, TPP có thể ngăn cản các nước này thành công trong quá trình công nghiệp hóa và gia nhập thế giới phát triển. 

Điều này có ý nghĩa như thế nào trong thực tế? Ngăn cản quá trình công nghiệp hóa có nghĩa là giữ chân các nước này với nền nông nghiệp hiệu quả thấp và các ngành công nghiệp khai khoáng, ngăn cản hàng chục triệu người tìm kiếm các công việc trả lương cao ở lĩnh vực dịch vụ hay sản xuất. 

Nền tảng thuế nội địa cũng ở mức quá thấp để có thể cung cấp cho các chi tiêu bảo trợ xã hội, đầu tư vào y tế và giáo dục. Tỷ lệ nghèo đói có thể không thuyên giảm và chi phí nguồn nhân lực sẽ không ổn định.

Các nước đang phát triển sẽ

Nhiều cuộc tuần hành phản đối TPP ở Malaysia. Nguồn: Foreign Policy

Dưới đây là 9 cách TPP có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia của các nước thành viên đang phát triển:

TPP tạo ra các quy định công bằng cho các đối tác không đồng đều

Trên thực tế sẽ không có một trận đá bóng nào diễn ra giữa một đội chuyên nghiệp với những em bé mới biết đi, tuy nhiên đó lại là cách ví von thích hợp trong trường hợp của các nền kinh tế thành viên TPP. 

Các nước thành viên TPP được coi là những cường quốc giàu có và công nghiệp hóa (Canada, Mỹ, Nhật Bản, Australia và New Zealand) đang tìm kiếm một mức thuế chung và các chính sách tài chính cũng như các quy định an toàn trên khắp thế giới nhằm giảm các chi phí cho các hoạt động hợp tác đa quốc gia của mình. 

Họ cho rằng nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, các hiệp định thương mại cần phải dựa trên “sự công bằng” và cần có “một sân chơi công bằng”, là tiền đề của ý tưởng thuế và các chính sách thương mại của chính phủ cần phải ưu tiên hỗ trợ cho các công ty trong nước.

Tuy nhiên, 6 quốc gia đang phát triển của TPP đang ở các giai đoạn phát triển kinh tế rất khác nhau, chỉ có một điều chung, đó là các công ty nội địa của những nước này còn kém xa các nước phát triển ở mức độ hiện đại và cạnh tranh. 

Vì thế, các nước này cần hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa của mình bằng bằng các cách khác nhau như nguồn tín dụng lợi nhuận thấp và lâu dài, chính sách công nghệ hỗ trợ và các biện pháp phát triển cũng như nghiên cứu khác. TPP có thể sẽ cấm các chính sách trên dưới danh nghĩa “công bằng”, quên đi một sự thật rằng các thành viên đã phát triển và đang phát triển của tổ chức ở những giai đoạn kinh tế rất khác nhau, vì vậy cũng cần có những nhu cầu khác nhau.

TPP cấm sử dụng chính sách tài chính để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước

Cụ thể hơn các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, TPP sẽ có một sự cắt giảm lớn về hạn ngạch, thuế xuất và các chính sách thương mại bảo hộ khác để đảm bảo các ngành công nghiệp sản xuất ở những nước đang phát triển sẽ phải đối mặt được với sự cạnh tranh lớn từ những công ty nước ngoài. TPP cũng có thể cấm áp đặt thuế lên việc xuất khẩu các nguyên vật liệu thô, một chính sách để khuyến khích các nhà sản xuất nội địa tận dụng nguồn tài nguyên trong nước. Song quy định này đòi hỏi tất cả người chơi phải tuân theo các quy định chung và hạ thấp mức bảo hộ thương mại của mình. 

Trên thực tế, các nước giàu đã phát triển các ngành sản xuất của mình với những cấp độ bảo hộ thương mại rất cao cùng các hỗ trợ khác, thường kéo dài hàng thập kỷ cho đến khi các công ty này có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thông qua thử nghiệm và các sai lầm, họ nhận ra rằng, khu vực công nghiệp này chỉ có thể tự do hóa sau khi các doanh nghiệp trong nước trở nên cạnh tranh hơn trên thương trường quốc tế.

TPP cấm sử dụng hình thức quốc hữu hóa để hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa

Các nước giàu có trong TPP yêu cầu các tập đoàn nước ngoài được phép cạnh tranh với các công ty trong nước đối với những hợp đồng của chính phủ. Nhưng theo truyền thống, các nước sử dụng hình thức thu mua của chính phủ để giải cứu cho các doanh nghiệp nội địa.

TPP hạn chế quy định dành cho những nhà đầu tư nước ngoài

TPP hứa hẹn sẽ không có những quy định đặc biệt áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài, có nghĩa là họ sẽ được đối xử không khách gì với những doanh nghiệp nội địa. Nhưng điều này lại cho thấy một khía cạnh không thực tế khác bởi hầu hết các nước công nghiệp hóa từ lâu đã sử dụng các quy định “địa phương” và những luật lệ khác để đảm bảo rằng đầu tư nước ngoài dùng để chuyển giao công nghệ và thu mua các hàng hóa, dịch vụ địa phương nhằm thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế trong nước. Tuy nhiên, theo một chương đầu tư trong bản thảo bị rò rỉ của TPP, bất kỳ chính sách nào ưu tiên cho các doanh nghiệp địa phương đều bị xem là phân biệt và sẽ bị cấm.

TPP hạn chế quyền của tòa án quốc gia và khiến các nước cẩn trọng trong việc đưa ra các quy định mới

Để thúc đẩy tiêu chuẩn mới, TPP đã mở rộng định nghĩa về “sự sung công không công bằng hay việc quốc hữu hóa” đầu tư nước ngoài. Theo đó, nó cho phép một tập đoàn kinh tế kiện một quốc gia vì ban hành các luật lệ hay quy định mà công ty này cho rằng có thể ảnh hưởng tới “lợi nhuận kỳ vọng” của mình. Theo cơ chế thiết lập mâu thuẫn giữa nhà đầu tư và quốc gia (ISDS), nếu các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng họ bị mất số lợi nhuận đã lên kế hoạch do chính phủ ban hành luật mới thì công ty này có thể đưa vụ việc ra một tòa án quốc tế độc lập, có quyền thay đổi phán quyết của tòa án quốc gia.

Các nước đang phát triển sẽ

TPP cũng có những mặt sáng và mặt tối. Nguồn: Japan Times

Việc theo đuổi những vụ kiện kéo dài và tốn kém hàng triệu USD này sẽ khiến cho các quốc gia kém phát triển hơn trong TPP “e dè” và lưỡng lự khi ban hành một quy định hay luật lệ mới nào có thể ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài. Mặc dù nhiều quốc gia đang  phát triển trên thế giới như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi từ chối áp dụng quy định ISDS trong các hiệp định tương lai nhưng TPP vẫn đưa điều kiện này vào các điều khoản của mình.

TPP khiến các nước dễ chịu tác động của khủng hoảng kinh tế

TPP có thể ngăn cản các quốc gia đang phát triển sử dụng các biện pháp kiểm soát dòng vốn. Như tiêu chí đặt ra, TPP kêu gọi áp dụng các quy định tự do hóa tài chính trên diện rộng, điều này có thể ngăn cản các nước điều chỉnh các hoạt động đầu cơ tài chính cũng như phải gỡ bỏ một số lĩnh vực dịch vụ tài chính. Nhà kinh tế học Anton Korinek, đến từ ĐH Johns Hopkins giải thích việc loại bỏ các quy định tài chính đó tương tự như việc nới lỏng các quy định an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân: nó có thể giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngành công nghiệp hạt nhân và có thể giảm tỷ suất điện năng nhưng lại gia tăng nguy cơ tan chảy hạt nhân. Tương tự, việc gỡ bỏ quy định tài chính làm gia tăng lợi nhuận cho lĩnh vực thương mại nhưng lại đe dọa sự ổn định tài chính của các thành viên phát triển và đang phát triển của TPP.

TPP không có lợi cho y tế công

Nhiều tổ chức y tế từ thiện như Bác sĩ không biên giới đã tổ chức diễu hành chống lại TPP bởi quy định của hiệp định này về quyền sở hữu trí tuệ (IRP) có thể khiến các loại thuốc giá rẻ sẽ không còn trong tầm với của những người nghèo ở các nước đang phát triển. Theo một chương trong quy định về IRP, TPP có thể sẽ nhắm vào những thành phần của các loại thuốc ngay cả khi chúng chưa thành phẩm. Nếu được ban hành, các quy định này sẽ hạn chế khả năng phát triển dịch vụ y tế công của các nước đang phát triển.

TPP ngăn cản các công ty thu mua những công nghệ cần thiết

Nếu theo luật IRP, các công ty từ những thành viên đang phát triển sẽ khó có đủ điều kiện để trang trải cho chi phí gia tăng của những máy móc công nghệ mà họ muốn thu mua để sản xuất.

TPP hạn chế sự phát triển của các công ty nhà nước

TPP cam kết sẽ loại bỏ những doanh nghiệp nhà nước (SOE), vốn được xem là nền tảng cho một chiến lược công nghiệp hóa thành công ở khu vực Đông Á trong nhiều thập kỷ qua. Một lần nữa, quy định này sẽ ngăn cản các quốc gia đang phát triển sử dụng những chiến lược mà các nước giàu có đã dùng trước đó. Từ rất lâu trước, các nước phát triển đã học được một bài học rằng, khi các nhà đầu tư cá nhân không thể hay không sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược thì chính phủ cần bước vào và đóng vai trò như một người thầu khoán cuối cùng.

Một số nhà lập pháp ở các thành viên đang phát triển của TPP có thể đồng tình với những quy định trên vì tin tưởng rằng điều này sẽ giúp họ thu hút đầu tư nước ngoài và đảm bảo được sự tham gia của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Số khác, cho rằng việc tham gia TPP giúp họ có thêm sự bảo hộ trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nếu xét theo mục đích đó, thì những trở ngại nói trên có thể coi là một sự đánh đổi “giá cao” cho sự phát triển kinh tế quốc gia trong thời gian dài.

Foreign Policy (Tạp chí Chính sách đối ngoại) là một tạp chí của Mỹ xuất bản 2 số/tháng. Tạp chí này được thành lập vào năm 1970, hiện nay do ông David Rothkopf làm chủ biên. Tạp chí chủ yếu tập trung phân tích các chính sách đối ngoại của nước Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong chính trường Mỹ đã tham gia viết bài cho tạp chí này như Thượng nghị sỹ John McCain, nhà báo từng giành giải Pulitzer Tom Ricks…

Tuệ Minh (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !