Bộ Tứ Kim Cương tìm thêm đối tác đối phó Trung Quốc

Không chỉ lần đầu tiên tổ chức tập trận chung, Bộ Tứ Kim Cương còn có động thái tìm kiếm thêm đối tác để mở rộng năng lực đối phó với Trung Quốc. 

Dàn tàu chiến của hải quân Mỹ - Nhật - Australia - Ấn Độ sẽ bắt đầu tiến hành cuộc tập trận 3 ngày tại vịnh Bengal từ ngày 5/4. Đây là cuộc diễn tập quân sự đầu tiên của nhóm Quad hay còn gọi là Bộ Tứ Kim Cương, sau khi nhà lãnh đạo 4 nước tiến hành hội nghị thượng đỉnh trực tuyến hồi tháng Ba.

Theo các nhà phân tích, vào tháng 11/2020, ngoài Mỹ - Nhật - Australia - Ấn Độ tham gia cuộc tập trận Malabar do Ấn Độ tổ chức còn có Pháp. Sự kiện này được gọi là cuộc diễn tập “Quad mở rộng” và dường như để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước khác của 4 thành viên trong Bộ Tứ Kim Cương. Còn vào năm 2019 trong cuộc tập trận La Perouse do Pháp tổ chức, Mỹ - Nhật – Australia cũng tham gia nhưng không có Ấn Độ. 

{keywords}
Cuộc tập trận chung của hải quân Ấn Độ - Nhật Bản. (Ảnh: Twitter)

Cuộc tập trận đầu tiên của 4 thành viên Bộ Tứ Kim Cương được tiến hành chỉ sau 2 ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, những nỗ lực của các thành viên trong Bộ Tứ Kim Cương đóng vai trò quan trọng “trong việc đối phó với tầm ảnh hưởng hiểm ác của Trung Quốc trong khu vực”.

Về phần mình, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng cáo buộc sự xuất hiện của Bộ Tứ Kim Cương là nhằm kiềm chế Trung Quốc. Thậm chí, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị xem Bộ Tứ Kim Cương là “mối đe dọa an ninh” và “hoạt động theo mô hình NATO ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”.  

Ông Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu tại Trường S. Rajaratnam ở Singapore, nhận định cuộc tập trận của Bộ Tứ Kim Cương “chắc chắn quan trọng”, nếu như các nước thành viên quyết định tổ chức sự kiện này một cách thường xuyên.

“Nếu cuộc tập trận được tổ chức thường xuyên, đây sẽ là dấu hiệu khuyến khích những nước không phải là thành viên của Bộ Tứ Kim Cương cân nhắc có hoạt động hợp tác với các nước trong nhóm”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Koh.

Trong tuyên bố được đưa ra hôm 31/3, đại sứ quán Pháp tại Ấn Độ đã gọi cuộc tập trận 3 ngày diễn ra từ ngày 5/4 là “cuộc diễn tập quy mô lớn của 5 nước” và hoạt động này “sẽ tạo cơ hội để 5 lực lượng hải quân hùng mạnh cùng chung chí hướng tiến tới phát triển mối liên kết chặt chẽ hơn, thúc đẩy năng lực và mở rộng mối quan hệ hợp tác hàng hải vì khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa”.

Nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, ông Yogesh Joshi cho rằng cuộc tập trận của Bộ Tứ Kim Cương sẽ gửi tín hiệu tới Bắc Kinh rằng, “nếu như tất cả các quốc gia hùng mạnh khác cùng lên tiếng chỉ trích thái độ của Trung Quốc hoặc liên minh để ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ gặp rắc rối”.

Bộ Tứ Kim Cương tìm thêm đối tác

Cuộc tập trận kéo dài 3 ngày được cho nhằm mở rộng sự hiện của Bộ Tứ Kim Cương trong khu vực, sau khi mỗi thành viên trong nhóm đồng thuận tổ chức ít nhất là 1 cuộc tập trận song phương với ít nhất 1 thành viên trong nhóm.

Cụ thể, vào ngày 28 – 29/3, không quân và hải quân Ấn Độ đã tổ chức tập trận với các tàu chiến của hải quân Mỹ tại vịnh Bengal. Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đã tham gia 2 cuộc tập trận song phương. Một trong 2 cuộc tập trận của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được tiến hành với dàn tàu chiến hải quân Australia ở Biển Đông từ ngày 29 – 31/3 và cuộc tập trận 1 ngày còn lại với 1 tàu chiến của hải quân Mỹ ở biển Hoa Đông vào ngày 29/3.

Trong khi đó, thời gian tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên kéo dài 3 ngày của Bộ Tứ Kim Cương cũng rất đặc biệt. Bởi nó diễn ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có hành động đầu tiên tiếp cận khu vực bằng chuyến công tác của Ngoại trưởng Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong chuyến thăm tới New Delhi, Bộ trưởng Austin còn gọi Ấn Độ là “đối tác ngày càng quan trọng” và nhấn mạnh hai nước đã đồng thuận theo đuổi “tăng cường quan hệ hợp tác” ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ông R.S. Vasan, cựu tướng hải quân Ấn Độ nay là Giám đốc Trung tâm Chennai chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, nhận định việc Ấn Độ quyết định sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận La Perouse cho thấy New Delhi hiện sẵn sàng tham gia nhiều hoạt động đa phương dù động thái này có thể khiến Bắc Kinh tỏ ý nghi ngờ. Cũng theo ông Vasan, kể từ sau vụ đụng độ đẫm máu ở khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung - Ấn vào năm ngoái, cách tiếp cận của New Delhi với Bắc Kinh đã thay đổi.

Theo ông Koh, cuộc tập trận La Perouse còn được xem là nhằm thuyết phục các nước không nằm trong Bộ Tứ Kim Cương tham gia những thỏa thuận tương tự như thành viên trong nhóm. Cũng theo ông Koh, những nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông có thể nằm trong danh sách các đối tác “Quad mở rộng” tiềm năng.

Bên cạnh đó, cuộc tập trận La Perouse cũng cho thấy các nước phương Tây đang chú trọng xây dựng chiến lược để duy trì sự chủ động ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi họ có lợi ích về kinh tế. Cụ thể, Đức và Anh đã ra thông báo về việc điều động các tàu chiến tới Ấn Độ - Thái Bình Dương trong năm nay. Đáng nói, Pháp, Đức và Hà Lan đang đảm nhận vai trò tiên phong xây dựng chiến lược ở Ấn Độ - Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu (EU).

‘Bộ Tứ Kim Cương’ lần đầu nhóm họp dưới thời ông Biden

‘Bộ Tứ Kim Cương’ lần đầu nhóm họp dưới thời ông Biden

Các nhà lãnh đạo của Bộ Tứ Kim Cương sẽ họp trực tuyến trong tháng Ba với sự tham gia lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden. 

Minh Thu (lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !