Bộ Thống nhất Hàn Quốc: Cột chống "giông bão" trên bán đảo Triều Tiên

Hãng tin CNN cho biết, vào ngày mai (9/1), tại tòa nhà sát biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên, các quan chức đàm phán của hai nước sẽ lần đầu tiên gặp mặt, thảo luận với nhau sau hai năm.

Cuộc gặp mặt này diễn ra sau khi phía Triều Tiên chủ động liên lạc với Hàn Quốc qua đường dây nóng vào tuần trước. Ở đầu dây của Hàn Quốc là hai nhân viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, những người đã gọi điện cho Triều Tiên vào lúc 9 giờ sáng và 4 giờ chiều mỗi ngày nhưng không nhận được hồi đáp.

Phái đoàn Triều Tiên xuất hiện tại Hàn Quốc.

Đây là tín hiệu đáng mừng khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên nóng lên khi Bình Nhưỡng liên tục thử nghiệm vũ khí cũng như những tuyên bố mạnh bạo từ Mỹ, và nó cũng khiến Bộ Thống nhất Hàn Quốc phần nào gây được sự chú ý trên thế giới. Dù vậy, các nhà phân tích cho biết tiến trình thống nhất giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn có những vấn đề không thể khắc phục và cũng không được thế hệ trẻ ở Hàn Quốc ủng hộ.

Có trụ sở là một tòa nhà hình hộp đơn giản ở trung tâm thủ đô Seoul, Bộ Thống nhất Hàn Quốc, theo trang web chính thức của họ, “có trách nhiệm đối với tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ và tiến trình thống nhất liên Triều”.

Thật vậy, bộ đã tiến hành các phân tích quân sự, cũng như các cuộc đàm phán, đối thoại với Triều Tiên và hỗ trợ người tị nạn. Các dự án kinh tế chung giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, cụ thể là việc thiết lập Khu Công nghiệp Kaesong, đều có một phần lớn nỗ lực của Bộ Thống nhất.

Được thành lập vào năm 1969, Bộ Thống nhất ra đời khi tình hình bán đảo Triều Tiên thời Chiến tranh Lạnh không hề tốt đẹp. Một năm trước đó, lính Triều Tiên đã đột nhập vào Seoul nhằm ám sát Tổng thống khi đó là Park Chung-hee nhưng thất bại sau một cuộc đấu súng căng thẳng với binh lính Hàn Quốc.

Lúc đó, Mỹ ước tính rằng đã có hàng trăm lính đặc nhiệm Triều Tiên vượt qua khu vực Phi quân sự giữa hai nước và nhiều quan chức Hàn Quốc thời đó lo ngại rằng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành đã thay đổi quan điểm của mình, “từ việc thống nhất trong hòa bình sang việc dùng vũ lực để đạt được mục đích”. Trong khi đó, ông Park Chung-hee, vốn là một nhân vật cứng rắn, cũng khiến Washington lo ngại hành động của ông có thể khiến Chiến tranh Triều Tiên bùng phát lần nữa.

Dù vậy vào năm 1972, Hàn Quốc và Triều Tiên sau các cuộc đàm phán căng thẳng đã đưa ra tuyên bố chung, cam kết theo đuổi tiến trình thống nhất giữa hai nước một cách hòa bình “mà không phụ thuộc vào các cường quốc trên thế giới cũng như sự can thiệp từ bên ngoài”. Hai nước cũng thiết lập một đường dây nóng, được hai bên liên tục sử dụng cho đến tháng 2/2016, khi Triều Tiên cắt đứt liên lạc.

Vào năm 2000, lãnh đạo hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên đã ký kết một thỏa thuận quan trọng khi quan hệ hai bên đang được cải thiện, trong đó hai nước sẽ “phát triển kinh tế quốc gia một cách cân bằng qua hợp tác kinh tế, đồng thời khuyến khích kết nối về xã hội, văn hóa, thể thao, y tế, môi trường và các lĩnh vực khác”. Văn bản này cũng ngầm bày tỏ quan điểm thành lập một nhà nước liên bang trong tương lai, dù vậy nó không nói đến cách thức để đạt được mục tiêu này.

Tuy nhiên, bà Anwita Basu, một nhà phân tích thuộc công ty Economist Intelligence Unit (EIU) cho biết vào thời điểm hiện tại, “Triều Tiên không coi Hàn Quốc là một chính thể hợp pháp”.  “Sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai nước khiến họ khó có thể thực hiện một chiến lược thống nhất hiệu quả”, bà nói thêm. “Bên này muốn bên kia chịu sự kiểm soát của họ, điều mà không bên nào có thể chấp nhận”.

Quan chức Triều Tiên bắt tay những người đồng cấp Hàn Quốc trước khi đàm phán.

"Nhất quốc, lưỡng chế" có xảy ra trên bán đảo Triều Tiên?

Trong quá khứ, rất nhiều tiến trình hợp nhất trong hòa bình đã diễn ra. Năm 1990, Tây Đức đã hợp nhất với Đông Đức và trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay. Mặc dù là một động thái được nhiều hoàn nghênh, song tại Đông Đức cũ đã xảy ra tình trang hỗn loạn sau đó.

Trong khi đó, chi phí phải trả cho tiến trình này ước tính vào khoảng 100 tỷ USD mỗi năm trong vòng hai thập kỷ kể từ năm 1990 và ngày nay GDP, tình trạng thất nghiệp và các chỉ số kinh tế khác cho thấy Đông Đức cũ đang thua thiệt hơn nhiều so với Tây Đức cũ.

Hồng Kông cũng là một ví dụ điển hình, khi thành phố này được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Mô hình “nhất quốc lưỡng chế” (một quốc gia, hai chế độ) cũng được áp dụng, theo đó Hồng Kông vẫn giữ nguyên mô hình chính trị và kinh tế của mình nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn nắm kiểm soát tối cao.

Từng được coi là hình mẫu hợp nhất lý tưởng, song hiệu quả của nó đã bị đặt dấu hỏi khi người dân biểu tình phản đối sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc cũng như quyền lợi chính trị của họ ngày càng giảm.

Cho dù thế nào đi chăng nữa, việc thống nhất ở bán đảo Triều Tiên sẽ chỉ có thể xảy ra khi Triều Tiên diễn ra một cuộc thay đổi chính trị lớn. “Hiện tại, việc thống nhất giữa hai nước là một khả năng xa vời”, bà Basu cho biết.

Chi phí cho quá trình hợp nhất giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hiện nay nằm trong khoảng từ 500 tỷ cho đến vài nghìn tỷ USD, có thể sánh được với con số mà Đức phải chi trả cho quá trình thống nhất của mình từ năm 1990 đến nay.

Hai học giả Sangmin Bae và Martyn de Bruyn đã viết rằng: “Sự khác biệt giữa hai nền kinh tế Triều Tiên và Hàn Quốc lớn hơn nhiều so với Đông Đức và Tây Đức”. Nguyên nhân mà họ đưa ra đó là Hàn Quốc có dân số đông hơn, cũng như GDP cao hơn, chất lượng sống tốt hơn Triều Tiên nhiều lần.

“Điều này có thể sẽ dẫn đến một cuộc di dân lớn về phía Hàn Quốc”, họ nói. “Chắc chắn rằng chi phí để hai nước thống nhất sẽ cao hơn những gì mà Đức đang chi trả”. Thêm vào đó, khác với Đức, “hai nước trên bán đảo Triều Tiên đã chiến đấu chống lại nhau” và hai bên đều mang trong mình những vết thương lòng có thể cản trở tiến trình hợp nhất giữa hai bên.

Một vấn đề đáng lo ngại hơn đó là việc hòa nhập của người Triều Tiên đối với hệ thống kinh tế phức tạp của Hàn Quốc. “Đất nước Triều Tiên thống nhất sẽ gặp khó khăn trong việc đi tìm bản sắc chung của mình…  Những người Triều Tiên chạy trốn đều gặp khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội Hàn Quốc. Họ thường bị đối xử tệ bạc bởi những người xung quanh”, bà Basu nói.

Những khó khăn này có thể là lý do vì sao người Hàn Quốc, cụ thể là thế hệ trẻ, không ủng hộ việc hai nước thống nhất.
Anh Tuấn (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !