Biểu tình Thái Lan: Cuộc chiến dân giàu và nghèo

Chính quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang phải nhượng bộ phe áo vàng trước các cuộc biểu tình quy mô lớn trong nhiều tháng qua song họ sẽ trỗi dậy giành lại quyền lực trong cuộc bầu cử tới.

Một số người cho rằng sự trỗi dậy của những người áo đỏ có khả năng đẩy Thái Lan rơi vào vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng chính trị lớn, khiến số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình trên đường phố gia tăng khi hai phe phái chiến đấu nhằm giành quyền định hình chính phủ tương lai. Thậm chí, một số người ủng hộ chính phủ lâm thời còn lo ngại tính mạng của họ và gia đình cũng bị ảnh hưởng trước sự tấn công của phe đối lập. 

"Chúng tôi lo rằng các cuộc biểu tình sẽ đẩy Thái Lan rơi vào tình cảnh giống Ai Cập và khơi mào một cuộc nội chiến", Sasiprapa Raisanguan – một nhà hoạt động tại tỉnh Khon Kaen nói.

Biểu tình Thái Lan: Cuộc chiến dân giàu và nghèo - ảnh 1

Phe đối lập biểu tình đòi Thủ tướngYingluck từ chức

Hiện nay, đa phần lực lượng phe áo vàng là những công dân thành thị giàu có, vốn nghi ngờ đường lối lãnh đạo của Thủ tướng Yingluck. Họ cho rằng chính quyền của Thủ tướng Yingluck chỉ là bù nhìn của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra vốn bị quân đội lật đổ cách đây 8 năm. 

Ngoài ra, phe áo vàng còn phản đối tiến trình dân chủ tại Thái Lan và cho rằng những người nông thôn thuộc phe áo đỏ có trình độ văn hóa thấp và không đủ tư cách đi bầu cử và thành lập một chính phủ hợp pháp. Điều đó đồng nghĩa với việc phe đối lập lo ngại ngày càng nhiều người dân nông thôn ủng hộ chính quyền của Thủ tướng Yingluck và chiến thắng bầu cử của phe áo đỏ sẽ lại tái diễn. Trong khi đó, phe áo đỏ chỉ trích phe đối lập dùng thủ đoạn tiếm quyền bất hợp pháp bởi họ không đủ khả năng giành đa số phiếu bầu trong các cuộc bầu cử. 

Trước tình trạng phe áo vàng biểu tình phong tỏa cả thủ đô Bangkok, nhiều người lo ngại cuộc bầu cử vào tháng Hai tới sẽ không thể diễn ra. Nếu kịch bản này xảy ra, đại đa số người dân ủng hộ phe áo đỏ tuyên bố họ sẵn sàng vùng dậy. Tại khu vực đông bắc Thái Lan, nguy cơ nổ ra xung đột bạo lực giữa hai đảng phái chính trị Thái Lan là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, cựu Thủ tướng Thaksin và các chính trị gia kế nhiệm cũng chưa từng thất bại trong các cuộc bầu cử kể từ năm 2011. Trong đó, ông Thaksin chỉ rời khỏi văn phòng thủ tướng khi quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính năm 2006.

Theo dự kiện, nếu cuộc bầu cử vào tháng Hai tới không thể diễn ra, phe áo đỏ tuyên bố họ sẵn sàng vùng dậy và chiến đấu tại nhiều nơi điển hình như ngôi làng Pak Nam – cách tỉnh Khon Kaen về phía đông bắc khoảng một giờ xe chạy. 

Giám đốc trạm phát thanh làng Pak Nam - Tanat Sirisankulyuad cho biết: "Máu sẽ đổ nếu cuộc bầu cử không được tổ chức. Một cảm xúc chưa từng có sẽ xuất hiện tại Thái Lan. Chúng tôi cảm thấy bị đè nén trong một thời gian dài". 

Cựu chiến binh Tanat phục vụ 20 năm trong quân đội nói thêm: "Chúng tôi đã sẵn sàng chiến đấu. Chúng tôi sẽ chiến đấu với vũ khí và không chiến đấu bằng tay không thêm nữa". 

Giám đốc Uỷ ban bầu cử tỉnh Khon Kaen - Thitipol Todsarod cho biết: "Thái Lan sẽ tổ chức bầu cử. Nhưng tôi nghĩ họ sẽ không thể tập hợp đủ số đại biểu để thành lập quốc hội". 

Trước đó, phe áo vàng đã thông báo kế hoạch "đóng cửa" thủ đô Bangkok vào ngày 13/1 tới. Hôm 3/1, lãnh đạo phe đối lập Suthep Thaugsuban đã công bố danh sách 20 điểm tập trung cho người biểu tình phe áo vàng với mục đích làm tê liệt mọi hoạt động tại thủ đô. "Chúng tôi sẽ chiếm đóng nhiều khu vực suốt cả ngày lẫn đêm và chúng tôi sẽ tổ chức ăn mừng trên các đường phố", ông Suthep nói. 

Biểu tình Thái Lan: Cuộc chiến dân giàu và nghèo - ảnh 2

Người biểu tình ném hơi cay vào lực lượng cảnh sát chống bạo loạn gần tòa nhà Chính phủ tại thủ đô Bangkok hôm 2/12/2013

Cựu Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Khon Kaen kiêm thủ lĩnh phe áo vàng trong vùng - Witoon Kamolnameth nhận định: "Nếu Thái Lan lâm vào nội chiến, tôi tin rằng một cuộc đảo chính sẽ là lựa chọn tốt hơn. Chính sách của chính phủ lâm thời đang ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp đất nước. Tôi có thể nói phần lớn người dân không muốn chính phủ hiện hành tồn tại". 

Song trên thực tế, những chính sách hiện hành của chính phủ Thái Lan đang nhận được sự ủng hộ của đa số người dân theo phe áo đỏ bởi chúng hướng trọng tâm tới những người nghèo và vùng nông thôn. Trong khi những người theo phe áo vàng tại tỉnh Khon Kaen thường xuyên lái ô tô Mercedes thì những người theo phe áo đỏ lại đi xe máy và điều khiển trâu cày cũng như bàn luận về mùa vụ mà họ thu được nhờ chính sách ưu đãi của chính phủ. 

Một số nhà hoạt động phe áo vàng cho biết họ đã thống kê bản danh sách gồm 3.000 người bị kết án tử hình nếu Thái Lan xảy ra đảo chính. 

Pongpit Onlamai – người điều hành một trong những website được nhiều người đọc nhất của phe áo đỏ cho biết tên ông cũng nằm trong danh sách trên. "Tôi không sợ bởi tôi không làm điều gì sai trái. Nhưng tôi đã dặn trước với cha mình rằng nếu sắp tới, tôi biến mất trong một vài ngày, điều đó có nghĩa là tôi đã chết", ông Pongpit nói. 
Minh Thu

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !