Biến cố Ukraine đảo lộn “bàn cờ” thế giới ra sao ?

Việc Nga sát nhập bán đảo Crimea nói riêng và biến cố Ukraine nói chung không chỉ ảnh hưởng đối với riêng hai quốc gia này. Sau Ukraine, các cường quốc thế giới sẽ thay đổi những chiến lược địa chính trị quan trọng.

Sau khi Nga sát nhập với bán đảo Crimea, nếu Nga và phương Tây không tiến điểm thống nhất về Ukraine, hai bên sẽ tiến tới tình trạng đối đầu. Khi đó, chiến lược địa chính trị hiện nay của các cường quốc sẽ bị phá vỡ và bước vào một giải đoạn mới.

Cụ thể, sau biến cố Ukraine, Nga và Trung Quốc sẽ xích lại gần nhau; mối quan hệ giữa Nga và phương Tây sẽ thay đổi theo chiều hướng đối đầu và cuối cùng chiến lược “Trục châu Á” của Mỹ sẽ bị bỏ rơi tạm thời.

Biến cố Ukraine đảo lộn “bàn cờ” thế giới ra sao ? - ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các chính trị gia Crimea và Sevastopol kí hiệp ước sát nhập bán đảo Crimea và Sevastopol vào Liên bang Nga.

Nga - Trung xích lại gần nhau

Khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, Trung Quốc đưa ra những bình luận không thể hiện lập trường rõ ràng và “vô thưởng vô phạt” kiểu: Trung Quốc mong muốn hòa bình cho thế giới và các quốc gia hòa thuận với nhau.  

Bất kể Mátxcơva và Washington ép buộc phải lựa chọn một “phe”, Bắc Kinh vẫn nhất quyết khẳng định lập trường của nước này là "tất cả các bên phải bình tĩnh và kiềm chế” đồng thời “tìm ra giải pháp hòa bình” cho vấn đề Ukraine.

Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo thường niên đầu tiên của năm 2014 hôm 9/3, Ngoại trưởng  Trung Quốc khẳng định mối quan hệ Nga – Trung đang tốt đẹp hơn bao giờ hết. 

Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an không chống lại Nga về vấn đề Ukraine và điều đó được coi là sự ủng hộ Nga.

Đáp lại, Nga bóng gió sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc về mặt quân sự và kinh tế.

Cụ thể, về quân sự, Nga sẽ thúc đẩy các hợp đồng bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc gồm máy bay SU-35 và có thể tàu ngầm tiên tiến thế hệ 5 lớp Kalina đang được Nga chế tạo.

Về kinh tế, lãnh đạo tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga vừa công du tới châu Á để tăng cường các mối quan hệ với các đồng minh của Nga ở phương Đông.

Igor Sechin, CEO của Rosneft đã công du tới Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu dầu mỏ của Nga tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thông điệp ngầm của chuyến đi này có vẻ rất rõ ràng: Nếu châu Âu và Mỹ cô lập Nga, Mátxcơva sẽ hợp tác với các quốc gia phía đông về kinh tế, năng lượng, quân sự và chính trị.

“Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây càng xấu đi, Nga sẽ càng muốn làm thân với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ủng hộ anh thì không ai dám nói anh bị cô lập cả”, Vasily Kashin, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc nhóm tư vấn Phân tích chiến lược và Công nghệ Nga (CAST), bình luận.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện rằng ông đánh giá cao mối quan hệ với Mátxcơva và đặc biệt là Tổng thống Putin khi chọn Nga là điểm công du đầu tiên vào năm ngoái và tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sochi vào tháng trước.

Bằng cách tăng cường mối quan hệ đồng minh, Nga và Trung Quốc sẽ đứng về một “chiến tuyến” làm đối trọng của Mỹ.

Mối quan hệ Nga – phương Tây "băng giá"

Sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea, Mỹ - Nga rơi vào thế đối đầu nhau và nếu Nga cùng phương Tây không thể tiến tới một điểm chung về vấn đề Ukraine, có thể một “Chiến tranh lạnh” mới sẽ xảy ra.

Giới học giả Mỹ cho rằng chính sách “tái khởi động” của nước này với Nga coi như đã phá sản hoàn toàn. Các chuyên gia này kêu gọi Mỹ thực hiện một loạt biện pháp để tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu và tìm mọi cách kiềm chế nước Nga thực hiện tham vọng trỗi dậy trở thành một cường quốc tầm cỡ thế giới.

Cụ thể, các chuyên gia này đề xuất Mỹ tăng cường hợp tác với các quốc gia đồng minh NATO, hiện diện quân sự tại khu vực Baltic, xây dựng một hệ thống tên lửa đạn đạo tốc độ cao và tinh vi ở châu Âu. Ngoài ra, các chuyên gia này cũng cho rằng Mỹ nên hợp tác với các nước láng giềng của Nga như Ba Lan, Romania và Azerbaijan và hợp tác với châu Âu “cứng rắn” hơn với nước Nga.

Biến cố Ukraine đảo lộn “bàn cờ” thế giới ra sao ? - ảnh 2

Nhiều học giả Mỹ kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama (phải) cứng rắn hơn với nước Nga của Tổng thống Putin.

Hiện châu Âu đang “bị bó chân bó tay” trong việc trừng phạt Nga do lệ thuộc mạnh vào Nga về năng lượng. Tuy nhiên, khu vực này đang “cảnh báo” sẽ tìm cách giảm sự lệ thuộc này.

Vị thế của nước Đức, quốc gia dẫn đầu EU về kinh tế, đã được nâng lên đáng kể sau biến cố Ukraine. Việc nước Đức có sẵn lòng giảm sự lệ thuộc vào Nga về năng lượng sẽ thành kiểu mẫu cho các quốc gia EU khác noi theo.

Các quốc gia châu Âu cũng tìm cách đa dạng hóa nguồn năng lượng để giảm sự lệ thuộc vào Nga.

Chiến lược "Trục châu Á" tạm thời phá sản

Mặc dù các quan chức Mỹ nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của chiến lược “Trục châu Á”, một số chuyên gia cho rằng biến cố Ukraine có thể khiến chiến lược này của Mỹ đến hồi chấm dứt.

Khi chính quyền Obama thực hiện chính sách “tái khởi động” với nước Nga, Washington muốn bỏ “mặt trận” với Nga và thực hiện chiến lược “Trục châu Á” – chiến lược tái cân bằng các lực lượng Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược này được dư luận nhìn nhận là nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc – người khổng lồ châu Á.

Đã từng có cuộc tranh luận trong chính trường Mỹ về vấn đề quốc gia nào là đối thủ thực sự của nước này: Nga hay Trung Quốc. Cựu ứng cử viên chức tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Mitt Romney từng tuyên bố nước Nga “chắc chắn là kẻ thù số một của chúng ta (Mỹ) về mặt địa chính trị”.

Theo tác giả Gideon Rachman trên tờ Thời báo tài chính (Financial Times), lúc này, sau biến cố Ukraine, nước Mỹ sẽ phải huy động các nguồn lực để tìm cách đối phó với Nga và do đó sẽ tạm thời “bỏ rơi” châu Á.

Chuyên gia Jeremy Shapiro của Viện Brookings nhận định rằng: “Chúng ta nghĩ quá nhiều về cách đối phó với một cường quốc đang lên (Trung Quốc) mà chúng ta quên mất một cường quốc đang đi xuống, như nước Nga, quốc gia hiện vẫn gây ra vô số rắc rối trên con đường sa sút”.

Theo Shapiro, mặc dù về dài hạn, thách thức chính đối với nước Mỹ sẽ là Trung Quốc, nhưng trong những năm còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama sẽ tập trung toàn bộ chính sách ngoại giao để đối phó với nước Nga. 

Lê Dung

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !