Báo Mỹ: Trung Quốc nói dối trắng trợn

Trước những hành động đi ngược lại với các tuyên bố chính trị, tạp chí National Interest của Mỹ nhận định các nước trên thế giới hiện không còn tin vào giá trị trong lời nói của Trung Quốc.

Hôm 27/5, tờ China Daily đưa tin Tổng giám đốc Cục các vấn đề biên giới và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Ouyang Yujing cho rằng việc Bắc Kinh cho lắp đặt các thiết bị ngay trên những hòn đảo mà quốc gia này xây dựng trái phép trên Biển Đông là "chủ yếu phục vụ mục đích dân sự" bao gồm "đường băng, bến tàu, trạm viễn thông, trạm quan trắc, cơ sở giám sát an toàn hàng hải và môi trường".

Tuy nhiên, chỉ sau tuyên bố của Ouyang một ngày, tờ Wall Street Journal cho hay máy bay do thám của Mỹ đã phát hiện hai khẩu pháo được đặt trên các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng trái phép. Giới chức Mỹ nhận định hai khẩu pháo của Trung Quốc có tầm bắn vươn tới các hòn đảo lân cận thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam và Philippines.

Báo Mỹ: Trung Quốc nói dối trắng trợn - ảnh 1

Tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi tháng 5/2014.

Sự xuất hiện các các loại vũ khí quân sự tại khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép đã đi ngược lại với tuyên bố của chính quyền Bắc Kinh rằng những khu vực này chỉ phục vụ mục đích dân sự. Theo tạp chí National Interest, nhà nghiên cứu Van Jackson thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới đã gọi sự khác biệt giữa lời nói và hành động của Trung Quốc là "chiến lược nói nước đôi". 

Chính môi trường chiến lược ở Biển Đông đã khiến các quốc gia trong khu vực không khỏi nghi ngờ chính sách ngoại giao và an ninh mà Trung Quốc đang thực thi với các nước láng giềng. Nói cách khác, một câu hỏi đặt ra là: liệu lời nói và hành động của Trung Quốc bây giờ mới có sự khác biệt hay nó vẫn thường xuyên mâu thuẫn với nhau? Và một nghiên cứu ngắn về cách hành xử của Bắc Kinh với các nước láng giềng trong 20 năm qua đã hé lộ phần nào câu trả lời. 

Điển hình, hồi tháng 2/1995, khi đợt gió mùa tràn về, các lực lượng Philippines đã dừng tuần tra ở bãi Đá Vành Khăn (rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam), nhưng bị Manila xâm chiếm trái phép trước đó. Lợi dụng Philippines mất cảnh giác, Trung Quốc đã nhanh chóng xâm chiếm khu vực này. Ngay sau đó, Philippines đã phát hiện Trung Quốc cho xây dựng nhiều công trình như bốn bệ lắp thiết bị liên lạc vệ tinh với ít nhất ba hầm trú ẩn dưới mỗi bệ. Ngoài ra, hàng loạt tàu thuyền của Hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện quanh khu vực này. Thậm chí, một số tàu còn được trang bị vũ khí hạng nặng. 

Tổng thống Philippines lúc bấy giờ là ông Fidel Ramos đã nêu vấn đề này trong cuộc họp với các nước ASEAN và Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Ông Ramos còn ra lệnh phá các phao mà tàu Trung Quốc đã thả ở nhiều khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Sau tuyên bố của nhà lãnh đạo Philippines, ngay lập tức, các nước trong khu vực tỏ ra cảnh giác trước mọi động thái của Trung Quốc. 

Về phần mình, Bắc Kinh khăng khăng cho rằng các thiết bị được lắp đặt trên bãi Đá Vành Khăn chỉ phục vụ hoạt động cư trú tạm thời cho ngư dân Trung Quốc chứ không phải là một đồn trú quân sự vĩnh viễn. 

Thậm chí, Trung Quốc còn đồng thuận ký kết bộ quy tắc ứng xử song phương với Philippines để chứng minh Bắc Kinh không có ý định làm thay đổi hiện trạng khu vực. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng 3 – 5/1996, một số báo cáo cho biết hạ tầng cơ sở trên bãi Đá Vành Khăn đã được Trung Quốc nâng cấp bằng thiết bị điện tử hiện đại hơn rất nhiều. Tới năm 1998, từ một cấu trúc nhỏ bé, cơ sở trên bãi Đá Vành Khăn đã trở thành một tòa nhà cao tầng kiên cố và nơi trú ngụ của ít nhất là một tàu khu trục thuộc Hải quân Trung Quốc. 

Hai mươi năm sau vụ việc, Trung Quốc tiếp tục hoạt động mở rộng diện tích khai hoang trên bãi Đá Vành Khăn. Khu vực này đang dần trở thành một cơ sở quân sự lớn, bến đậu cho các tàu thuyền của Hải quân Trung Quốc kể cả máy bay. Không loại trừ khả năng, Trung Quốc còn có ý đồ thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông. 

Năm 2002, Bắc Kinh đã tham gia ký kết Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Song, tới đầu năm 2014, Bắc Kinh đã ồ ạt triển khai nạo vét, khai hoang và xây dựng trái phép tại bãi đá Vành Khăn, đá Gaven, đá Chữ thập, đá Gạc Ma, đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn Điều 5 của DOC. Nói cách khác, dù vẫn một mực tuyên bố tuân thủ các quy định trong DOC, hành động của Trung Quốc lại hoàn toàn mâu thuẫn với lời nói.  

Chưa dừng lại, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines năm 2012 đã lên tới đỉnh điểm khi hai nước tranh giành quyền kiểm soát ở bãi cạn Scarborough. Dù Mỹ đứng ra làm trung gian hòa giải và yêu cầu hai bên rút lực lượng tàu thuyền khỏi khu vực này nhưng chỉ có Manila tuân thủ. Thậm chí, các tàu của chính phủ Trung Quốc còn túc trực thường xuyên ở bãi cạn Scarborough, khu vực cách đảo Luzon 124 hải lý và cách đảo Hải Nam 550 hải lý. Nói cách khác, Bắc Kinh đã phớt lờ lời kêu gọi của Mỹ để tự thay đổi hiện trạng khu vực theo ý đồ của mình. 

Báo Mỹ: Trung Quốc nói dối trắng trợn - ảnh 2

"Chiến lược nói nước đôi" đã được giới lãnh đạo Trung Quốc áp dụng trong chính sách ngoại giao với các nước láng giềng.

"Chiến lược nói nước đôi" của Trung Quốc tiếp tục được áp dụng trong chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Ấn Độ hồi tháng 5/2013. Theo ông Lý, Trung - Ấn sẽ có những giải pháp hợp tình hợp lý để giải quyết xung đột biên giới. Nhưng ngay sau đó, một tiểu đoàn của Trung Quốc bị phát hiện cắm trại tại thung lũng Depsung dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC), phía tây biên giới Trung - Ấn và đang nằm dưới sự kiểm soát của New Delhi. Việc làm của Trung Quốc tiếp tục tái diễn sau chuyến thăm của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tới Ấn Độ năm 2014. 

Tương tự, tháng 10/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam và gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai nhà lãnh đạo cam kết "thắt chặt kiểm soát các tranh chấp hàng hải và không có bất cứ động thái nào làm phức tạp thêm tình hình hoặc mở rộng tranh chấp". 

Nhưng chỉ 7 tháng sau, vào tháng 5/2014, Trung Quốc đã cho lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thậm chí, Tân Hoa Xã còn dẫn lời Chủ tịch Wang Yilin thuộc Tập đoàn Dầu mỏ ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) với  tuyên bố ngang ngược cho rằng "các giàn khoan nước sâu cỡ lớn đại diện cho lãnh thổ di động của Trung Quốc và là vũ khí chiến lược".  

Tất cả những việc làm trên của Trung Quốc đã cho thấy luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của Bắc Kinh trước lời cam kết với các nước láng giềng. Nói tóm lại, việc liên tiếp có những hành động đi ngược lại những đề nghị ngoại giao mà Trung Quốc đưa ra, đã khiến thế giới không còn coi trọng giá trị lời nói của Bắc Kinh. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.


MINH THU (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !