Bản chất của việc Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam

Chưa đầy 1 năm nữa, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ rời nhiệm sở. Năm cuối cùng đã tạo một quyết tâm lớn để ông và nội các của mình thực hiện các tham vọng đối ngoại có ý nghĩa, trong đó có việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Chuyến thăm Việt Nam vào ngày 23/5 tới đây của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang tạo ra nhiều luồng dư luận khác nhau về mục đích cũng như ý nghĩa của chuyến đi. Một điều được giới chuyên gia quân sự đặc biệt quan tâm là liệu sau chuyến thăm này, chính quyền của ông Obama có động lực để gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí đối với Việt Nam hay không?

Theo đà phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, điều này được dự đoán là sẽ xảy ra trong tương lai, mặc dù còn nhiều bất đồng trong chính giới lãnh đạo của Hoa Kỳ và những vướng mắc trong quan hệ hai nước chưa được tháo gỡ.

Lệnh cấm vũ khí sát thương được Hoa Kỳ áp đặt lên Việt Nam kể từ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Vào giai đoạn hai nước đối thoại và tiến tới bình thường hóa quan hệ 20 năm sau, Washington vẫn chưa xem xét gỡ bỏ lệnh cấm này do những bất đồng trong quan điểm giữa hai bên về vấn đề nhân quyền. Đến tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã đi đến một quyết định có tính lịch sử là gỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam. 

Mục đích của việc gỡ bỏ một phần lệnh cấm được nước này giải thích là nhằm hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng đảm bảo an ninh hàng hải trong bối cảnh các tranh chấp biển được đẩy cao trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, xét trên phương diện rộng hơn, trong bối cảnh tất cả các quốc gia đang đầu tư nhiều cho quốc phòng và quân sự, việc Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm sẽ mở ra một mối quan hệ hợp tác thương mại quân sự mới cho các công ty sản xuất quốc phòng giữa hai nước.

Bản chất của việc Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam - ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter ký tuyên bố Tầm nhìn chung trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Carter đến Việt Nam hồi tháng 5/2015. Ảnh: DMA

Xét trên góc độ của Việt Nam, việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn là quan hệ thương mại đơn thuần. Thực chất, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn chỉ xem Mỹ là một nguồn cung cấp vũ khí mới mẻ. Mặc dù đã bình thường hóa quan hệ đã khá lâu, nhưng bản chất của việc bình thường hóa này chưa được trọn vẹn do vẫn còn lệnh cấm vũ khí sát thương. Việc gỡ bỏ lệnh cấm sẽ là một động thái tích cực và chủ động từ phía Mỹ nhằm mở rộng hơn mối quan hệ đã được bình thường hóa giữa hai nước.

Trong một bài phỏng vấn với tờ Sputnik, ông Grigory Lokshin, một chuyên viên khoa học chính trị Nga từng bình luận: "Tất cả các chuyến thăm gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Kỳ đều kèm theo đòi hỏi loại bỏ tất cả các hạn chế. Đối với Việt Nam đó là vấn đề nguyên tắc. Chừng nào còn hạn chế, chừng đó chưa thể nói chuyện bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước, — quan điểm của người Việt Nam là như vậy".

Cũng bình luận về vấn đề này, PGS – TS Vũ Quang Hiển, Giảng viên lịch sử trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Sputnik nhận định: “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã được bình thường hóa và cải thiện khá lâu, từ 1995 đến nay, từ thù địch sang bạn bè, từ đối đầu sang đối thoại, từ đối tượng sang đối tác... Việc Mỹ bán hàng mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của mối quan hệ bình thường hóa”.

Việt Nam có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài đối với vũ khí của Nga nhiều hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh hàng hải và chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, tăng cường thêm một lựa chọn cung cấp vũ khí sẽ giúp Việt Nam tăng khả năng biến hóa và chủ động hơn nếu có tranh chấp xảy ra. 

Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu và Quốc tế Mỹ (CSIS) thì cho rằng,"Việt Nam muốn hiện đại hóa quân đội từng bước và coi công nghệ quân sự Mỹ là yếu tố chiến lược để thực hiện kế hoạch. Ngoài xây dựng lực lượng phòng thủ hiệu quả để đối phó Trung Quốc, Hà Nội cũng muốn giảm dần sự phụ thuộc vào vũ khí Nga và hợp tác với các đối tác khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines".

Đối với chính quyền của ông Obama, ngoài động lực tăng cường quan hệ quốc phòng hai nước, việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam còn có ý nghĩa chính trị lớn lao. Trong năm cuối cùng trên ghế Tổng thống Hoa Kỳ, ông đặt khá nhiều tham vọng đối ngoại, phá vỡ dần những bức tường ngăn cản quan hệ của Washington với các nước vốn có khoảng cách trong lịch sử.

Với vai trò ngày càng lớn của mình trong khu vực, Việt Nam đang trở thành một tâm điểm trong chính sách xoay trục của chính quyền ông Obama. Theo đó, ông Obama đang tích cực thúc đẩy các biện pháp ngoại giao để thắt chặt và phát triển quan hệ với Việt Nam. Hai trong số các vấn đề lớn sẽ trở thành trọng tâm của chuyến thăm lần này chính là việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương và khắc phục hậu quả chiến tranh. Hai vấn đề mang tính giải quyết các tồn dư của quá khứ cho thấy Hoa Kỳ  muốn xoa dịu người dân Việt Nam cũng như tìm biện pháp thắt chặt lòng tin, cùng Việt Nam tranh thủ vai trò của nhau để cùng hợp tác và phát triển.

Mặc dù đã có nhiều bước tiến trong mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong nhiều năm lại đây, quân đội hai nước về cơ bản mới chỉ bắt đầu tìm hiểu lẫn nhau. Vẫn còn nhiều hoài nghi về mục đích của Hoa Kỳ khi hợp tác quân sự với Việt Nam. Vốn dĩ sự hoài nghi này đã tồn tại từ sau chiến tranh và vẫn chưa thể xóa nhòa dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ được hơn 20 năm. Sẽ còn mất nhiều thời gian để thực sự loại bỏ điều này, tuy nhiên, tiềm năng hợp tác quân sự đem lại lợi ích cho cả hai bên là điều hiện hình và rất rõ rệt. Nó chính là động lực thúc đẩy lãnh đạo hai nước quan tâm nhiều hơn đến việc từng bước gỡ bỏ sự nghi ngại và tiến lại gần nhau hơn.

Như vậy, gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trước khi rời nhiệm sở sẽ là một dấu ấn chính trị cực kỳ lớn của Tổng thống Obama, tạo một bước đà lớn để người kế nhiệm có thể kế thừa và phát triển sau này. Khi mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam được thắt chặt ở cả hai lĩnh vực quân sự quốc phòng và kinh tế xã hội, Hoa Kỳ sẽ có thêm một cánh cửa rộng để tiếp cận với một cộng đồng ASEAN đầy tiềm năng.

Thêm vào đó, theo CSIS nhận định, về lâu dài, mối quan hệ đối tác phòng thủ thành công với Cảnh sát biển Việt Nam sẽ không chỉ khẳng định vai trò an ninh của Mỹ trên sườn phía đông của Biển Đông mà còn sẽ đi theo một chặng đường dài hướng tới việc cung cấp các điều kiện để Mỹ duy trì tư cách là đối tác an ninh của các quốc gia không phải là đồng minh theo Hiệp ước phòng thủ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việc duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ kéo dài quá lâu sẽ hạn chế chiều sâu của  hợp tác an ninh song phương Mỹ - Việt. Nó sẽ “để ngỏ” Việt Nam cho các đối tác khác và đưa đến thế bất lợi cho Mỹ so với các nước khác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự và chuyển giao công nghệ với một quốc gia ngày càng quan trọng trong khu vực.

Tuy có nhiều lợi ích như vậy nhưng cũng không dễ dàng cho chính quyền Tổng thống Obama thực hiện quyết tâm chính trị của mình. Vẫn còn nhiều người trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng đây chưa phải là thời điểm gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam do những bất đồng trong quan điểm về nhân quyền và hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Dù vậy, giới chuyên gia đều đánh giá chính quyền Obama sẽ tìm mọi cách để thông qua việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm trước khi ông rời nhiệm sở. Đây là quyết tâm chính trị lớn đối với cả cá nhân Tổng thống Obama nói riêng cũng như lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ tại ASEAN và châu Á – Thái Bình Dương nói chung.


Xét về phía Việt Nam, việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương có ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn 
Phan Sương

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !