Asia Times: Nga -Thổ làm lành khiến phương Tây “đứng ngồi không yên”

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng trở nên nồng ấm hơn trong khi quan hệ giữa Ankara và Washington đang ngày trở nên nguội lạnh. Nếu tình hình không thay đổi, phương Tây sẽ phải đối đầu với rất nhiều vấn đề nảy sinh.
Asia Times: Nga -Thổ làm lành khiến phương Tây “đứng ngồi không yên” - ảnh 1

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng trở nên nồng ấm hơn trong khi quan hệ giữa Ankara và Washington đang ngày trở nên nguội lạnh. Nếu tình hình không thay đổi, phương Tây sẽ phải đối đầu với rất nhiều vấn đề nảy sinh.

Nhận định trên do tạp chí Asia Times đưa ra.

Trước sự kiện đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống nước này là Recep Tayyip Erdogan đã lên tiếng xin lỗi Nga về sự vụ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga.

Sự kiện này cho thấy chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu có sự thay đổi theo hướng ngả về Nga. Những hành động của ông Erdogan sau đảo chính quân sự càng cho thấy xu hướng này.

Sau đảo chính, những phát ngôn qua lại giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ khiến căng thẳng trong quan hệ hai bên ngày càng gia tăng. Căng thẳng bùng phát xung quanh việc Mỹ từ chối giao nộp giáo sỹ Fethullah Gulen, người bị Tổng thống Erdogan cáo buộc đứng ra tổ chức đảo chính, theo đề nghị của phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện nay, trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện một số xu hướng mới. Trung tâm trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ không còn là các vấn đề cấp khu vực mà là các vấn đề liên quan đến thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

Việc cải thiện quan hệ với Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhằm thực hiện mục đích này. Erdogan tính toán rằng Nga sẽ giúp được Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề ngăn chặn việc thành lập một quốc gia độc lập của cộng đồng người Kurd nếu như Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý giúp Nga tăng cường xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.

Bằng việc sẵn sàng trở thành điểm trung chuyển phía Nam cho khí đốt của Nga sang châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể đảm bảo được các nhu cầu về năng lượng của mình. Điều này cũng nằm trong tính toán lợi ích của Moscow. Động thái này cũng sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc gia nhập vào “liên minh khu vực sâu rộng mà ở đó Nga nổi trội về mặt chính trị, còn Trung Quốc đứng đầu về kinh tế”- Asia Times nhận định.

“Đối với phương Tây, việc mất đi Thổ Nhĩ Kỳ vào vòng ảnh hưởng của Nga cũng đồng nghĩa với những tổn thất lớn về địa chính trị”- Asia Times đánh giá.

Ngoài ra, đối với Mỹ, việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đưa quan hệ hai bên xích lại gần nhau hơn cũng đồng nghĩa với việc đó là tổn thất lớn về mặt địa chính trị của Mỹ ở Trung Đông.

Nếu như Nga có thể làm giảm quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về việc sẽ xuất hiện một quốc gia Kurdistan độc lập thì Ankara sẽ không cần thiết phải tiếp tục hỗ trợ cho lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) hoặc bất cứ tổ chức khủng bố nào khác ở Syria và Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây còn tích cực cải thiện quan hệ với Iran.

Ngoài ra, thời gian gần đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày càng bộc lộ quan điểm có vẻ mềm mỏng hơn trong quan hệ với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo nhà phân tích chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Idris Baluken, quan điểm mới này sẽ biến “Assad-kẻ thù” sang thành “Assad-người bạn”.

“Sự thay đổi đáng kinh ngạc trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ sự thay đổi ưu tiên trong con mắt của Tổng thống Erdogan. Dù muộn mằn nhưng Erdogan vẫn hiểu rằng chính sách đối ngoại của mình phải thực sự thực dụng. Trước đó Erdogan không thể nào từ bỏ giấc mơ khôi phục đế chế Ottoman nhưng hiện tất cả đang thay đổi đáng kể”- Asia Times kết luận.

Asia Times: Nga -Thổ làm lành khiến phương Tây “đứng ngồi không yên” - ảnh 2

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin.

Trong một diễn biến khác, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich hôm 26/7 cho hay, các quan chức Nga - Thổ sẽ thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm mà Nga đã áp đặt lên Ankara sau khi một trong những máy bay ném bom của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria hồi tháng 11 năm 2015. Đây là tín hiệu mới nhất cho thấy sự cải thiện trong quan hệ song phương.

Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich khẳng định với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek rằng, hai nước sẽ dần cải thiện quan hệ song phương trong lĩnh vực thương mại và kinh tế, vốn đã bị xấu đi sau vụ bắn hạ máy bay ném bom Su-24.

Ông Arkady Dvorkovich cũng cho biết, hai nước sẽ xem xét việc nối lại dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".

Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich cho biết thêm, việc nối lại các chuyến bay thuê giữa hai nước "sẽ mất một khoảng thời gian nhất định".

Về phần mình, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek tiết lộ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ thăm Nga vào ngày 9/8 tới để gặp trực tiếp Tổng thống Vladimir Putin kể từ sau vụ việc trên.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ Asia Times.

Đức Dũng (Lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !