Ai Cập bất ổn vì cái gì?

Bạo lực hiện nay ở Ai Cập đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, khiến hàng nghìn người bị thương. Khủng hoảng chính trị ngày càng trở lên nghiêm trọng. Tờ Washington Post đã có một bài phân tích về nguyên nhân sâu xa của tình trạng này.

Ai Cập là một quốc gia ở đông bắc châu Phi, nhưng được coi là một phần của Trung Đông với dân số 85 triệu người, chủ yếu là người Ả Rập và người Hồi giáo, và khoảng 10% là người Kitô hữu. Ai Cập là một trong những nền văn minh lớn đầu tiên trên thế giới.

Ai Cập bất ổn vì cái gì? - ảnh 1

Trong thế kỷ 20, họ đã đi đầu trong việc thành lập hai phong trào tư tưởng, hiện vẫn đang có ảnh hưởng và định hình lại toàn bộ Trung Đông: chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và Hồi giáo.

Tại sao người dân ở Ai Cập giết hại lẫn nhau?

Ai Cập có rất nhiều bất ổn chính trị kể từ đầu năm 2011, khi hơn một triệu người đã biểu tình tại Cairo để yêu cầu ông Hosni Mubarak, người đã làm Tổng thống được 30 năm phải từ chức. Việc ông Mubarak bị lật đổ lại mở ra một cuộc đấu tranh quyền lực lớn hơn. Cuộc tranh giành không chỉ ở những người đúng đầu chính phủ mà nó còn ở cả những người dân thường có những quan điểm khác nhau về tương lai của đất nước.

Ai Cập bất ổn vì cái gì? - ảnh 2

Thực tại được cho là trận chiến cuối cùng trong cuộc chiến kéo dài 2 năm rưỡi về tương lai của Ai Cập. Thường dân thường có xu hướng thể hiện quan điểm chính trị của mình bằng việc xuống đường biểu tình, còn các lực lượng an ninh thường được cho là có nhiệm vụ trấn áp các cuộc biểu tình. Do vậy, dường như ‘cuộc chiến cho tương lai Ai Cập’ chỉ còn là một ‘cái cớ’. Nó thực chất là một cuộc đối đầu trên đường phố giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.

Hôm 14/8, lực lượng an ninh Ai Cập tấn công đã trấn áp hai trại của người biểu tình ở trung tâm thủ đô Cairo và những người biểu tình chống lại.

Họ có sự hỗ trợ của cựu Tổng thống Mohamed Morsi, người bị lật đổ hôm 3/7. Ông Morsi thuộc Huynh đệ Hồi giáo, ông cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên được bầu dân chủ của Ai Cập.

Nhiều người dân Ai Cập hài lòng khi cựu Tổng thống Morsi bị lật đổ?

Một câu hỏi đặt ra là liệu những người Ai Cập đã biểu tình đòi dân chủ năm 2011 có tức giận không khi nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ đầu tiên bị lật đổ?

Không, trên thực tế, rất nhiều người Ai Cập, đặc biệt là các nhóm dân chủ đã lãnh đạo cuộc cách mạng năm 2011 lại cảm thấy hài lòng về việc đó. Một số thậm chí còn kêu gọi chính phủ có sự hậu thuẫn của quân đội trấn áp các trại biểu tình ủng hộ ông Morsi.

Ai Cập bất ổn vì cái gì? - ảnh 3

Tại sao lại như vậy? Đầu tiên là ông Morsi đã không làm tốt công việc của mình. Ông đã vụng về trong việc lãnh đạo và khiến nền kinh tế của nước này ‘rơi tự do’. Ông cũng đã không quan tâm nhiều đối với những người không thuộc Hồi giáo. Ông đã đưa ra một số biện pháp khác xa với tinh thần dân chủ, bao gồm việc bắt giữ các nhà báo, bất ngờ ban hành Tuyên bố Hiến pháp sửa đổi nhằm thâu tóm quyền lực.

Nguyên nhân thứ hai chính là hai hệ tư tưởng quá khác nhau ở trên. Nhiều người Ai Cập không chỉ không thích sự lạm dụng quyền lực của ông Morsi, mà họ còn không thích toàn bộ phong trào Hồi giáo do ông đại diện.

Mâu thuẫn của hai hệ tư tưởng quá khác nhau

Washington Post lập luận rằng, quay trở lại những năm sau Thế chiến II, Ai Cập được cai trị bởi một vị vua được cho là ‘tay sai’ của nước Anh. Ai Cập không thích điều đó. Họ cũng không thích bị thua trong cuộc chiến giữa người Ả Rập-Israel năm 1948, và họ tìm cách đưa đất nước mình thoát ra khỏi sự ‘sỉ nhục’ vì vậy rất nhiều người trong số họ đã chuyển sang phong trào có tên gọi Huynh đệ Hồi giáo nhằm đấu tranh xây dựng một chính phủ Hồi giáo.

Một nhóm sĩ quan quân đội Ai Cập lại có suy nghĩ khác. Họ đã dẫn đầu một cuộc đảo chính lật đổ vua Farouk đệ nhất (1952) và tổng thống Mohammed Naguib (1954). Trung tá Gamal Abdel Nasser lên cầm quyền và trở thành vị tổng thống thứ hai của Ai Cập (1956). Gamal Abdel Nasser đã thúc đẩy một ý thức hệ có tên gọi là chủ nghĩa dân tộc Ả Rập nhằm thống nhất Ả Rập và kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc phương Tây.

Cả hai phong trào này đều quét qua là làm biến đổi Trung Đông. Chủ nghĩa Dân tộc Ả Rập lên nắm quyền ở một số nước, chế độ Syria hiện nay là một trong số đó. Phong trào Hồi giáo cũng được mở rộng ở nhiều nước, và phát sinh một số hướng bạo lực. Hai phong trào này có con đường rất khác nhau và không xem nhau là ‘bạn’.

Đó là lý do tại sao nhiều người Ai Cập lại thấy hài lòng khi quân đội lật đổ chính phủ dân chủ mà họ đã đấu tranh để thiết lập lên. Những người này có mối quan hệ gần gũi với chủ nghĩa dân tộc Ả Rập, họ tôn kính quân đội và có thành kiến với Huynh đệ Hồi giáo.

Tương lai Ai Cập sẽ đi về đâu?

Mỹ là đồng minh quân sự và chính trị thân cận của Ai Cập, nhưng tại sao Mỹ lại chưa có hành động gì? Chính quyền Obama không gọi việc ông Morsi bị lật đổ hôm 3/7 là cuộc đảo chính. Nếu làm như vậy thì Mỹ sẽ không được viện trợ quân sự cho Ai Cập nữa vì theo luật, Mỹ sẽ không viện trợ quân sự cho quốc gia có đảo chính. Đó cũng là lý do tại sao Mỹ vẫn đang do dự về việc phản ứng với tình trạng bạo lực hiện nay ở Ai Cập.

Không ai biết tương lai của Ai Cập sẽ đi về đâu, khi những những vụ bạo động vẫn tiếp tục nổ ra và chưa có điểm dừng kể từ cuối tháng Sáu vừa qua.

Phạm Khánh

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !